Top 10 Phong tục trong ngày Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam
Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch còn gọi là Tết Đoan dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn "dương" là mặt trời, là khí dương, Đoan ... xem thêm...dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Hay còn gọi là tết diệt sâu bọ là một ngày tết truyền thống của người Việt. Vào ngày Tết này, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau thực hiện những phong tục đã có từ lâu đời. Hãy cùng Toplist tìm hiểu phong tục đó là gì nhé.
-
Ăn trái cây
Người xưa quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hóa thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5 tháng 5 âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này. Tuy nhiên, có một số tục lệ mang yếu tố tâm linh đang mất dần trong đời sống hiện đại.
Vào ngày này, người Việt Nam thường ăn các loại cây có vị chua như mận, xoài, cam, bưởi... với mong muốn là loại trừ mầm bệnh. Những loại trái cây đó cũng thường xuất hiện trên mâm cúng hầu hết gia đình vào ngày này. Bên cạnh đó, việc ăn trái cây đầu mùa cũng thể hiện được mong muốn một cuộc sống đầy đủ, cây cối đơm hoa, kết trái.
-
Ăn cơm rượu nếp cẩm
Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5 tháng 5. Cơm rượu nếp cẩm là cơm từ gạo nếp cẩm được nấu lên men cùng với rượu. Đây là món ăn có vị ngọt và chữa được nhiều bệnh như suy nhược cơ thể, làm giảm cơn khát, trị chứng ra mồ hôi trộm.
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người trong cùng một gia đình thường vệ sinh cá nhân sạch sẽ và cùng nhau ăn cơm rượu nếp cẩm. Đây là một phong tục đã có từ lâu đời nhằm thể hiện mong muốn đẩy lùi được mầm bệnh trong cơ thể và mang lại nguồn sức khỏe dồi dào và tươi trẻ.
-
Hái lá thuốc
Ở nhiều địa phương, đặc biệt là những vùng thôn quê, người dân thường rủ nhau đi hái lá thuốc vào 12 giờ trưa. Việc đi hái lá vào thời gian này vì theo tục truyền, đây là thời khắc dương khí tốt nhất vì mặt trời sẽ tỏa ra ánh nắng tốt nhất trong năm.
Mọi người thường đi theo nhóm và hái các loại cây cỏ có tác dụng chữa bệnh như các bệnh ngoài da hay các bệnh đường ruột. Sau khi hái xong, mọi người sẽ đun nước tắm hoặc xông hơi để phòng hoặc trị bệnh.
-
Ăn bánh ú tro
Bánh ú tro cũng là một món ăn đặc trưng và không thể bỏ qua trong ngày Tết Đoan Ngọ. Để có một chiếc bánh ú tro thơm ngon, người làm bánh phải rất tỉ mỉ trong khâu chọn nguyên liệu, gạo nếp phải thơm dẻo và phải được ngâm trong nước tro tàu, lá gói bánh phải là lá dong chứ không dùng lá chuối…
Bánh được gói lại thành từng chùm, một chùm thường từ 7-10 cái và cho vào nồi luộc. Cứ tới ngày này, cha mẹ hay ông bà thường làm rất nhiều để khi con cháu, họ hàng về thăm, gia đình sẽ cùng nhau quây quần bên nhau, ăn bánh ú, uống lá mát và cùng nhau trò chuyện.
-
Tục chúc Tết – sêu Tết.
Tết Đoan Ngọ được diễn ra ở thời điểm vướng khí nhất, lúc này Mặt Trời có khoảng cách ngắn và ở gần đất trời. Vì lẽ đó, để cầu mong sự bình an và hạnh phúc, mọi việc đều hanh thông, thuận buồm xuôi gió, ta cũng cần thực hiện một số việc trong ngày lễ 5/5 để tích trữ phúc khí, tài lộc.
Tết Đoan Ngọ là dịp thăm hỏi người thân cho tới những người mà mình mang ơn như thầy giáo, thầy thuốc. Thầy dậy đạo và thầy đồng, dậy nghề. Đặc biệt, Tết Đoan Ngọ xưa có tục lệ những chàng trai đã hỏi vợ nhưng chưa cưới thì phải đi sêu nhà bố mẹ vợ tương lai. Vật phẩm mang đi Tết là vài chục con chim ngồi, đôi ngỗng, gạo nếp, đậu xanh, đậu đen, đường đen và hoa quả...
-
Thắp hương tạ ơn trời đất, tổ tiên
Ngày mùng 5 tháng 5 (âm lịch) hàng năm chính là Tết Đoan Ngọ, một ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam. “Đoan” có nghĩa là bắt đầu, “Ngọ” ý chỉ giờ ngọ, tức khoảng thời gian nóng nhất ngày. Cho nên “Đoan Ngọ” có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nắng nóng nhất năm”. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm những người nông dân kết thúc vụ mùa và thắp hương để tạ ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ cho một mùa màng thắng lợi.
Cho nên, nhiều gia đình đặc biệt chuẩn bị những mâm cơm cúng vô cùng kỹ lưỡng, thận trọng chọn những loại hoa đẹp nhất, loại quả ngon nhất để bày lên bàn thờ giúp mang lại nhiều may mắn, bình an cho gia đình.
-
Tắm nước lá từ thiên nhiên
Tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được “Việt hóa” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh, trong đó có tắm nước lá thiên nhiên.
Thông thường, vào ngày mùng 5 tháng 5, sau khi đã ăn cơm rượu để giết sâu bọ, mọi người sẽ tắm bằng nước đun lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre… Cách tắm này lại trị được cảm mạo bởi lá mùi là vị thuốc nam.
Người xưa cho rằng, việc tắm lá thuốc giúp cơ thể thơm tho, khoan khoái dễ chịu, trị được cảm mạo và xua mầm bệnh. Nhiều người cũng dùng nước lá thơm để gội đầu, xông.
-
Tục hái lá mùng 5
Từ xa xưa, ở các vùng quê đã hình thành phong tục độc đáo hái lá mùng 5. Người xưa cho rằng lá cây hái vào giờ ngọ (11 - 13 giờ) ngày 5/5 âm lịch là lúc dương khí mạnh nhất, có được tinh túy của đất trời nên có công dụng chữa được nhiều thứ bệnh.
Lá mùng 5 có rất nhiều loại và mỗi vùng lại khác nhau, nhưng người dân thường hay cắt các loại lá ngải cứu, đinh lăng, ích mẫu, tía tô, bồ công anh, sen, vòng, vối…về phơi để uống dần. Ngày nay, tục đi hái lá mồng 5 ít thấy dần, nhưng thay vào đó, người dân lại giữ lệ tìm mua những lá cây về để dành uống hay nấu nước tắm. Do đó, cứ đến này mồng 5/5, từ khắp chợ quê đến chợ phố lại rộn ràng vào mùa mua bán lá mùng năm.
-
Tục khảo cây
Đây là tục khá ấn tượng trong ngày tết Đoan Ngọ xưa. Ở mỗi vùng miền lại có một cách khảo cây khác nhau, nhưng tất cả đều diễn ra vào đúng 12 giờ trưa. Những cây bị khảo thường là những cây ăn quả trong vườn nhưng ra ít quả, hoặc không ra quả, hay bị sâu bệnh.
Để khảo cây, cần có hai người. Một người đảm nhận nhiệm vụ trèo lên các cây ăn quả trong vườn để “đóng vai” là cây và một người cầm dao đứng dưới gốc cây. Người đứng dưới gốc hỏi tại sao cây chậm ra quả và dọa sẽ chặt bỏ. Người trên cây giả giọng cây van xin được tha, hứa ra thật nhiều quả.
-
Phóng sinh
Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ Tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. Vào dịp này, mọi người thường thực hiện một số nghi thức. Thực hiện nghi thức giết sâu bọ, phóng sinh, tắm nước lá,... là những điều nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ để mang lại may mắn cho cả năm.
Tết Đoan Ngọ được xem là ngày lành trong trong năm nên sẽ vô cùng thích hợp để phóng sinh. Phóng sinh là việc thiện và sẽ mang lại phước lành, may mắn cho người thực hiện.