Top 10 Sự kiện nổi bật trong tháng 7 dương lịch của Việt Nam

Thu Hoai 3799 0 Báo lỗi

Trong tiến trình phát triển không ngừng của đất nước Việt Nam, tháng 7 luôn được xem là một thời điểm đáng chú ý với nhiều sự kiện quan trọng và nổi bật. Tháng ... xem thêm...

  1. Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội nhân văn, nhân đạo và rất cần sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật về BHYT của Nhà nước. Ngày 16/6/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg về việc lấy ngày 01 tháng 7 hàng năm là “Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam”.


    Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội nhân văn, nhân đạo và rất cần sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội để thực hiện tốt chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật về BHYT của Nhà nước. Trải qua hơn 10 năm tổ chức, Ngày BHYT Việt Nam là dịp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay, góp sức thực hiện tốt Luật BHYT với lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội, vì an sinh đất nước. Đây cũng là dịp để quán triệt sâu sắc và nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của BHYT - một bộ phận quan trọng trong chính sách tài chính y tế quốc gia, một trong những phương thức xã hội hóa công tác y tế thông qua.


    Quyền lợi BHYT của người dân ngày càng được bảo đảm, giúp người dân thấy được vai trò thiết thực của BHYT với an sinh của bản thân, gia đình và xã hội. Điều này được thể hiện qua số lượt khám, chữa bệnh BHYT liên tục tăng qua các năm, tương ứng với đó là số chi phí khám, chữa bệnh được chi từ Quỹ BHYT.

    Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội nhân văn, nhân đạo
    Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách an sinh xã hội nhân văn, nhân đạo
    Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam: 01/07
    Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam: 01/07

  2. Tại Hoa Kỳ, Ngày Độc Lập, còn gọi là 4 tháng 7 (the 4th of July), là một ngày lễ liên bang để kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập được ký năm 1776. Ngày lễ này thường được đi kèm với những cuộc diễu hành, liên hoan ngoài trời, và nhiều buổi lễ công cộng. Từ năm 1777, pháo hoa đã được đốt để đón mừng ngày lễ.


    Tuy ngày 4 tháng 7 đã được kỷ niệm từ lâu, nhiều người cho rằng ngày này không chính xác. Trong cuộc Cách mạng, những người thuộc địa ở vùng Tân Anh (New England) đã chiến đấu với quân Anh từ tháng 4 năm 1775. Kiến nghị đầu tiên trong Quốc hội để giành độc lập được đưa ra trong ngày 8 tháng 6. Sau khi có nhiều bàn cãi, Hội nghị đã bí mật đồng thuận bầu (13-0) đòi độc lập từ Đế quốc Anh trong ngày 2 tháng 7. Hội nghị sau đó sửa đổi văn bản tuyên ngôn cho đến sau 11 giờ ngày 4 tháng 7, khi 13 thuộc địa bầu chấp nhận và đưa ra một phiên bản chưa ký cho các nhà in. (New York không bầu trong cả hai cuộc). Philadelphia đón mừng Tuyên ngôn bằng cách đọc nó với công chúng và đốt lửa mừng trong ngày 8 tháng 7. Mãi đến ngày 2 tháng 8 thì một phiên bản chính thức mới được các thành viên trong hội nghị ký, nhưng vẫn giữ bí mật để khỏi bị quân Anh trả đũa.

    John Adams, viết thư cho vợ Abigail trong ngày 3 tháng 7 rằng ông tin rằng ngày 2 tháng 7 sẽ được kỷ niệm làm ngày độc lập trong các thế hệ tới. Ông đã sai hai ngày. Tuy biểu quyết trong ngày 2 tháng 7 là việc quyết định, ngày 4 tháng 7 là ngày được viết trong bản tuyên ngôn. Văn bản của Jefferson, sau khi được Hội nghị hiệu đính, được chấp nhận trong ngày 4. Đó cũng là ngày đầu tiên dân chúng Philadelphia nghe được tin về việc đòi độc lập chính thức này.

    Ngày lễ độc lập của Hoa Kỳ: 04/07
    Ngày lễ độc lập của Hoa Kỳ: 04/07
    Tại Hoa Kỳ, Ngày Độc Lập, còn gọi là 4 tháng 7 (the 4th of July), là một ngày lễ liên bang để kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập được ký năm 1776
    Tại Hoa Kỳ, Ngày Độc Lập, còn gọi là 4 tháng 7 (the 4th of July), là một ngày lễ liên bang để kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập được ký năm 1776
  3. Ngày Dân số Thế giới là một sự kiện thường niên diễn ra vào ngày 11 tháng 7 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức của toàn thế giới về các vấn đề dân số toàn cầu. Sự kiện được Governing Council của UNDP đưa ra năm 1989 trong (quyết nghị) Decision 89/46 15. Nó được lấy cảm hứng từ Ngày thế giới 5 tỉ người vào 11 tháng 7 năm 1987. Cậu bé người Nam Tư Matej Gašpar sinh ra tại thành phố Zagreb là công dân thứ 5 tỷ của Thế giới. Sau đó ngày này được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ quốc tế.


    Chủ đề Ngày thế giới năm 2013 là "Focus is on Adolescent Pregnancy" - "Mang thai ở tuổi vị thành niên". Dân số thế giới đến ngày 10 tháng 7 năm 2013 là 7.097.100.000. Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), toàn thế giới có khoảng 16 triệu bé gái dưới 18 tuổi sinh con mỗi năm. Ngoài ra, có khoảng 3,2 triệu nạo phá thai không an toàn. Kỷ niệm “Ngày Dân số thế giới” hàng năm nhằm mục đích làm cho mọi ng­ười nhận thức đúng tình hình dân số thế giới để có suy nghĩ, hành động đúng, tìm tòi, sáng tạo nhiều phương thức và biện pháp nhằm giảm nhanh tỷ lệ tăng dân số và nâng cao chất l­ượng cuộc sống. Vấn đề dân số thế giới đang là mối quan tâm của mọi người, mọi gia đình, mọi quốc gia và cộng đồng nhân loại.

    Chính vì thế mà hàng năm cứ đến những ngày đầu tháng bảy là ngành dân số trên toàn cầu tổ chức nhiều hoạt động hướng về kỷ niệm Ngày Dân số thế giới (11/7) với chủ đề thiết thực cho nhân loại, đặt ra những mục tiêu cần giải quyết, bằng những thông điệp kêu gọi mọi người cùng hưởng ứng.

    Ngày Dân số Thế giới là một sự kiện thường niên diễn ra vào ngày 11 tháng 7 hàng năm
    Ngày Dân số Thế giới là một sự kiện thường niên diễn ra vào ngày 11 tháng 7 hàng năm
    Ngày Dân số Thế giới (World Population Day): 11/07
    Ngày Dân số Thế giới (World Population Day): 11/07
  4. Ngày Bastille hay Ngày Quốc khánh Pháp, Ngày lễ quốc gia Pháp (Fête nationale), Ngày 14 tháng 7 là ngày kỷ niệm sự kiện chiếm ngục Bastille diễn ra vào 14 tháng 07 năm 1789 trong thời kỳ Cách mạng Pháp.


    Ngày 11 tháng 7 năm 1789, vua Louis XVI trục xuất vị Thượng thư duy tân Jacques Necker và tái cơ cấu lại tất cả các bộ. Quyết định này khiến những người dân Paris nổi loạn. Mặc dù vào thời điểm đó chỉ có 7 tù nhân bị giam giữ ở Bastille, nhưng nhà tù này là biểu tượng cho sự cầm quyền đầy áp bức dưới nền quân chủ chuyên chế của hoàng gia Bourbon. Khoảng gần 1000 người dân đã tới chiếm ngục Bastille, chống lại 114 binh lính của nhà vua. Sau 4 giờ xung đột, quân nổi dậy chiếm được ngục Bastille. Các cựu binh Pháp và lính Thụy Sĩ trấn giữ ngục Bastille không thể chống nổi, phải đầu hàng.


    Sự kiện các nhà cách mạng cùng người dân và binh lính xông vào phá ngục Bastille đánh dấu sự khởi đầu cuộc cách mạng Pháp, sau đó dẫn đến việc vua Louis XVI bị phế truất.

    Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Pháp: 14/07
    Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Pháp: 14/07
    Sự kiện các nhà cách mạng cùng người dân và binh lính xông vào phá ngục Bastille đánh dấu sự khởi đầu cuộc cách mạng Pháp, sau đó dẫn đến việc vua Louis XVI bị phế truất
    Sự kiện các nhà cách mạng cùng người dân và binh lính xông vào phá ngục Bastille đánh dấu sự khởi đầu cuộc cách mạng Pháp, sau đó dẫn đến việc vua Louis XVI bị phế truất
  5. Ngày truyền thống Thanh niên xung phong là một ngày đặc biệt được tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 7 tại Việt Nam. Ngày này được tôn vinh và kỷ niệm vai trò quan trọng của thanh niên xung phong trong cuộc sống và chiến đấu của đất nước. Thanh niên xung phong là thuật ngữ để chỉ những người trẻ tuổi đã tham gia vào các hoạt động xung phong, chiến đấu và đóng góp cho sự phát triển và bảo vệ đất nước. Trong lịch sử của Việt Nam, thanh niên xung phong đã chơi một vai trò quan trọng trong các cuộc chiến tranh và cuộc cách mạng, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam.


    Ngày 15/7/1950, thực hiện chỉ đạo của Trung Ương Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Đoàn thanh vận Trung Ương quyết định thành lập đội thanh niên xung phong công tác Trung Ương đầu tiên phục vụ chiến dịch Biên Giới. Ban chỉ huy lâm thời của đội gồm 5 đồng chí, do đồng chí Vương Bích Vượng, uỷ viên ban chấp hành Đoàn thanh niên cứu quốc là đội trưởng và bí thư chi bộ. Đội có 225 đội viên đầu tiên,được tổ chức thành 3 liên đội.


    Qua từng thời kỳ, để đáp ứng nhu cầu thực tế của tình hình đất nước, lực lượng thanh niên xung phong đã nhiều lần đổi tên:

    • Đội thanh niên xung phong công tác Trung Ương (15/7/1950)
    • Đội thanh niên xung phong (26/3/1953)
    • Đoàn thanh niên xung phong Trung Ương (12/1963)
    • Đội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước (21/6/1965)
    • Lực lượng thanh niên xung phong giải phóng miền Nam (20/4/1964)
    • Ban thanh niên xung phong – Lao động trẻ (3/1986)


    Ngày truyền thống Thanh niên xung phong không chỉ là dịp để tưởng nhớ quá khứ, mà còn là cơ hội để khích lệ thanh niên hiện tại và tương lai tiếp tục theo đuổi tinh thần xung phong, hướng tới những ước mơ và mục tiêu cao cả. Đây là một ngày quan trọng để khuyến khích thanh niên thể hiện sự trách nhiệm công dân, tích cực tham gia vào xã hội và góp phần xây dựng đất nước.

    Ngày truyền thống Thanh niên xung phong: 15/07
    Ngày truyền thống Thanh niên xung phong: 15/07
    Thanh niên xung phong là một biểu tượng sáng ngời của thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng mở đầu cuộc cách mạng tháng tám vĩ đại năm 1945
    Thanh niên xung phong là một biểu tượng sáng ngời của thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng mở đầu cuộc cách mạng tháng tám vĩ đại năm 1945
  6. Nelson Mandela là Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi từ năm 1994 đến năm 1999 và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Ông được coi là biểu tượng của dân chủ và công bằng xã hội.


    Cuộc đời đấu tranh chống phân biệt chủng tộc mà Nelson Mandela theo đuổi gắn với những năm tháng bị chính quyền Apartheid truy đuổi và cầm tù. Năm 1964, ông bị chính quyền kết án tù chung thân và bị giam giữ suốt 27 năm qua nhiều nhà tù. Suốt thời gian ấy, kiên định với mục tiêu vì quyền con người, nhiều lần từ chối các điều kiện trả tự do của nhà cầm quyền, Nelson Mandela đã trở thành biểu tượng, thành nguồn cảm hứng cho cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

    Suốt cuộc đời mình, Nelson Mandela đã đấu tranh để biến mong ước cao cả ấy thành hiện thực, với câu nói bất hủ: "Đấu tranh là cuộc sống của tôi." Thế giới tôn vinh ông, bởi chính con đường đấu tranh mà nhà lãnh đạo Nelson Mandela trải qua để thực hiện giấc mơ vĩ đại ấy của mình cũng đầy tính nhân văn như khát vọng của ông. Đặc biệt, tháng 11/2009, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 64 đã thống nhất lấy ngày 18/7 là “Ngày Quốc tế Nelson Mandela” nhằm tập hợp tình đoàn kết của cộng đồng trong việc xây dựng và gìn giữ hòa bình, ổn định và công bằng xã hội trên toàn thế giới.

    Ngày Quốc tế Nelson Mandela (18/7) ra đời để tôn vinh nhà hoạt động chính trị Nelson Mandela
    Ngày Quốc tế Nelson Mandela (18/7) ra đời để tôn vinh nhà hoạt động chính trị Nelson Mandela
    Nhà chính trị Nelson Mandela
    Nhà chính trị Nelson Mandela
  7. Ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam là một ngày kỷ niệm quan trọng trong lịch sử Việt Nam, được tổ chức hàng năm vào ngày 27 tháng 7. Ngày này nhằm tôn vinh và tri ân đến những người thương binh và liệt sĩ, những người đã hy sinh và góp phần không nhỏ cho sự độc lập, tự do và thống nhất của đất nước.


    Thương binh là những người đã bị thương trong các cuộc chiến tranh và các hoạt động chiến đấu, trong khi liệt sĩ là những người đã hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Cả hai nhóm này đều đã đánh đổi những sự hi sinh và đau khổ để xây dựng và bảo vệ quê hương. Ngày thương binh liệt sĩ được tổ chức nhằm ghi nhận và tôn vinh công lao của thương binh và liệt sĩ, đồng thời truyền tải thông điệp về lòng biết ơn và tôn trọng đối với những người đã hy sinh vì đất nước. Trong ngày này, các hoạt động tưởng nhớ, kỷ niệm và tri ân được tổ chức khắp cả nước, từ các lễ kỷ niệm trang trọng tại các đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ, đến các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao và cộng đồng.


    Ngày thương binh liệt sĩ cũng là dịp để nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò và tình cảm đối với thương binh và liệt sĩ. Nó nhắc nhở mọi người về những nỗ lực và sự hy sinh không tiếc nuối của những người đã chiến đấu và hy sinh cho đất nước. Đồng thời, ngày này cũng tạo điều kiện cho việc hỗ trợ và chăm sóc tốt hơn cho các thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có hoàn cảnh khó khăn sau chiến tranh.

    Ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam là một ngày kỷ niệm quan trọng trong lịch sử Việt Nam, được tổ chức hàng năm vào ngày 27 tháng 7
    Ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam là một ngày kỷ niệm quan trọng trong lịch sử Việt Nam, được tổ chức hàng năm vào ngày 27 tháng 7
    Ngày thương binh liệt sĩ cũng là dịp để nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò và tình cảm đối với thương binh và liệt sĩ
    Ngày thương binh liệt sĩ cũng là dịp để nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò và tình cảm đối với thương binh và liệt sĩ
  8. Ngược dòng lịch sử cách đây 92 năm, ngày 28/7/1929, tổ chức Công đoàn Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với quá trình đấu tranh, phát triển của phong trào công nhân Việt Nam; là hạt nhân vận động, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ cách mạng vinh quang của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong 92 năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp; trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.


    Sự ra đời của Công đoàn cách mạnh Việt Nam có ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào công nhân và sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam. Khẳng định luận điểm nổi tiếng của Lênin đó là “Giai cấp công nhân ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng chỉ phát triển và chỉ có thể phát triển bằng con đường Công đoàn, bằng sự tác động qua lại giữa Công đoàn và Đảng của giai cấp công nhân, chứ không thể bằng con đường nào khác’’.


    Trong 92 năm qua, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh; đã vận động, tập hợp đông đảo công nhân, viên chức, lao động dưới ngọn cờ cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, để có những đóng góp to lớn trong thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; tổ chức và vận động công nhân, viên chức, lao động hưởng ứng thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

    Sự ra đời của Công đoàn cách mạnh Việt Nam có ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào công nhân và sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam
    Sự ra đời của Công đoàn cách mạnh Việt Nam có ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào công nhân và sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam
    Ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam: 28/07
    Ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam: 28/07
  9. Ngày 28 tháng 7 năm 1995 là một cột mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam khi nước ta chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việc gia nhập ASEAN đánh dấu một sự phát triển quan trọng trong quan hệ đối ngoại và định hình lại vai trò của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.


    Việc gia nhập ASEAN mang đến cho Việt Nam nhiều lợi ích và cơ hội. Đầu tiên, nó tạo ra một môi trường hợp tác và giao lưu tốt hơn với các quốc gia trong khu vực, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Việc tham gia vào khu vực thị trường lớn này đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thứ hai, gia nhập ASEAN cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam tham gia vào các cơ chế hợp tác khu vực và đa phương. Việc tham gia vào các diễn đàn và cơ quan của ASEAN đã cho phép Việt Nam đóng góp ý kiến và hợp tác với các quốc gia thành viên khác trong việc giải quyết các vấn đề khu vực như an ninh, kinh tế, văn hóa và giáo dục. Thứ ba, gia nhập ASEAN đã tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận với các cơ chế hợp tác khu vực và đa phương như Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương) và nhiều hiệp định thương mại quan trọng khác. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể tiếp cận với một mạng lưới đối tác lớn hơn và mở rộng cơ hội hợp tác kinh tếvà đầu tư.


    Ngày Việt Nam gia nhập ASEAN, 28 tháng 7 năm 1995, không chỉ là một cột mốc lịch sử quan trọng, mà còn là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế của Việt Nam. Việc gia nhập ASEAN đã mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường và định vị quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

    Ngày Việt Nam gia nhập Asean (28/07/1995)
    Ngày Việt Nam gia nhập Asean (28/07/1995)
    Việc gia nhập ASEAN đánh dấu một sự phát triển quan trọng trong quan hệ đối ngoại và định hình lại vai trò của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
    Việc gia nhập ASEAN đánh dấu một sự phát triển quan trọng trong quan hệ đối ngoại và định hình lại vai trò của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
  10. Ngày Thế giới Phòng, chống Mua bán Người là một ngày được quốc tế chú trọng để nâng cao nhận thức về vấn đề nghiêm trọng của mua bán người và thúc đẩy hành động để ngăn chặn và đối phó với hình phạt này. Ngày này được tổ chức hàng năm vào ngày 30 tháng 7.


    Ngày Thế giới Phòng, chống Mua bán Người là cơ hội để tăng cường nhận thức và hiểu biết về vấn đề này. Trên toàn thế giới, các tổ chức phi chính phủ, chính phủ, tổ chức xã hội và các cá nhân tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý nhằm ngăn chặn và đối phó với mua bán người. Ngày này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc giải quyết vấn đề mua bán người. Các quốc gia được kêu gọi cùng nhau làm việc để đẩy mạnh hợp tác đa phương, chia sẻ thông tin, tăng cường quyền lực pháp lý và tạo ra các chương trình giáo dục và bảo vệ cho nạn nhân.

    Mục tiêu chính của Ngày Thế giới Phòng, chống Mua bán Người là tạo ra sự nhận thức và sự tập trung của cộng đồng quốc tế để ngăn chặn và tiêu diệt mua bán người. Nó cũng nhấn mạnh việc đảm bảo quyền con người và tôn trọng nhân phẩm của mọi người.

    Ngày thế giới phòng, chống mua bán người (30/07)
    Ngày thế giới phòng, chống mua bán người (30/07)
    Mua bán trẻ em là hành động vô nhân đạo đáng bị lên án
    Mua bán trẻ em là hành động vô nhân đạo đáng bị lên án



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy