Top 9 Sự kiện công nghệ nổi bật nhất tháng 3 năm 2022

Hoàng Thế Dân 37 0 Báo lỗi

Trước những diễn biến căng thẳng chiến sự giữa Nga – Ukraine, Mỹ và các nước phương Tây đang nhanh chóng đặt lệnh trừng phạt lên Nga và hạn chế công nghệ vào ... xem thêm...

  1. Apple đã ngừng bán iPhone và các sản phẩm khác ở Nga sau khi nước này triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine. Quyền truy cập đến các dịch vụ kỹ thuật số của hãng tại Nga cũng đã bị giới hạn.


    Thông tin chính thức này được gã khổng lồ công nghệ thông báo hôm 1-3. Việc ngừng bán các sản phẩm của Apple đi kèm việc chặn truy cập các tin tức, phần mềm và nhiều dịch vụ kỹ thuật số thông qua App Store. Một đại diện của Apple cho biết hãng vô cùng lo ngại về chiến sự tại Ukraine và đứng về phía tất cả những người đang chịu hậu quả của bạo lực.


    "Chúng tôi đang hỗ trợ các nỗ lực nhân đạo, cung cấp viện trợ cho cuộc khủng hoảng người tị nạn đang diễn ra và làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ các nhóm của chúng tôi trong khu vực nhằm chống lại cuộc chiến". Đây là một quyết định khó khăn đối với Apple khi đang phải đối mặt với áp lực lớn hơn trong việc cắt giảm các dịch vụ và nội dung tại Nga. Bởi lẽ Nga cũng là một trong những thị trường lớn của hãng. Trong quý 3 năm ngoái, Apple nắm giữ 15% thị trường điện thoại thông minh ở Nga, đứng sau Samsung và Xiaomi.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Ngày 3-3, hãng dịch vụ vận tải không gian SpaceX (Mỹ) đã phóng thành công thêm 47 vệ tinh Internet Starlink lên quỹ đạo. Vụ phóng được thực hiện bằng tên lửa Falcon 9 vào lúc 9:25 (giờ địa phương) từ Tổ hợp phóng vũ trụ 39A tại căn cứ Cape Canaveral ở bang Florida (Mỹ).


    Sau vụ phóng, SpaceX xác nhận các vệ tinh Starlink đã được triển khai và tầng đầu tiên của tên lửa Falcon 9 đã trở về Trái đất, hạ cánh trên sà lan không người lái Just Read the Guide ở Đại Tây Dương. Theo SpaceX, đây là chuyến bay thứ 11 của tên lửa Falcon 9 nhằm hỗ trợ việc đưa vệ tinh Starlink lên quỹ đạo và là lần phóng thứ 9 của tên lửa này trong 9 tuần đầu năm 2022.


    Các vệ tinh Starlink trên vũ trụ sẽ cung cấp Internet băng thông rộng tốc độ cao đến các địa điểm mà việc truy cập không được ổn định, chi phí cao hoặc hoàn toàn chưa có trước đó. Kể từ tháng 5-2019, SpaceX đã phóng hơn 2.000 vệ tinh, trong đó có 1.500 vệ tinh đang hoạt động tốt, giúp tăng phạm vi phủ sóng Internet trên Trái đất. Tập đoàn này cũng đã phê duyệt theo đúng quy định cho 12.000 vệ tinh trong khuôn khổ kế hoạch mở rộng hơn nữa phạm vi phủ sóng Internet.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Nga đã chặn truy cập Facebook từ nước này sau khi cáo buộc mạng xã hội của Mỹ hạn chế tiếp cận các trang của truyền thông Nga sau khi xung đột bùng nổ ở Ukraine. Mạng xã hội Twitter cũng chịu cảnh tương tự. Trong thông báo ngày 4-3, cơ quan quản lý truyền thông Ngadd Roskomnadzor cáo buộc Facebook đã "phân biệt đối xử" truyền thông Nga.


    Theo thống kê của Roskomnadzor, Facebook đã 26 lần phân biệt đối xử với truyền thông Nga kể từ tháng 10-2020, bao gồm các hạn chế trong những ngày gần đây đối với các kênh được nhà nước hậu thuẫn như Đài Russia Today (RT) và Hãng thông tấn RIA Novosti.


    Hãng thông tấn Interfax của Nga cùng ngày cũng cho biết Twitter đã bị chặn truy cập từ Nga. Tuy nhiên theo Hãng thông tấn Tass cũng của Nga, Twitter chỉ bị hạn chế truy cập. Hiện mạng xã hội này chưa đưa ra bình luận. Động thái diễn ra cùng ngày Tổng thống Vladimir Putin ký thông qua đạo luật trừng phạt những người tung tin giả về hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine. Hình phạt tối đa có thể lên tới 15 năm.


    Meta, công ty mẹ của Facebook, tuyên bố sẽ làm mọi cách để khôi phục các dịch vụ tại Nga. Ông Nick Clegg, người đứng đầu các vấn đề toàn cầu của Meta, gọi việc chặn truy cập là hành động cắt đứt nguồn thông tin đáng tin cậy của hàng triệu người Nga.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Ngày 6-3, ứng dụng chia sẻ video TikTok thông báo ngừng đăng tải tất cả các nội dung video từ Nga nhằm đảm bảo an toàn cho các nhân viên của hãng, cũng như tuân thủ quy định mới của Matxcơva về chống tin giả.


    Thông báo của TikTok đăng tải trên Twitter nêu rõ liên quan đến luật chống tin giả mới của Nga, nền tảng này sẽ ngừng dịch vụ phát trực tiếp cũng như đăng tải những nội dung video mới trong khi đánh giá tác động an toàn của luật này. TikTok cho biết thêm rằng dịch vụ nhắn tin trong ứng dụng của hãng này sẽ không bị ảnh hưởng. TikTok nhấn mạnh sẽ tiếp tục đánh giá tình hình tại Nga để quyết định thời điểm nối lại hoàn toàn các dịch vụ.


    Hôm 4-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành luật áp dụng các án phạt tù lên đến 15 năm đối với những cá nhân bị buộc tội đăng tải tin tức sai lệch về quân đội Nga trong bối cảnh Matxcơva đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.


    Theo luật mới vừa được tổng thống Nga phê chuẩn, hành vi tung tin giả về quân đội sẽ bị phạt từ 700.000 đến 1,5 triệu rúp hoặc bị phạt tù 3 năm. Nếu sử dụng chức vụ quyền hạn để tung tin giả hoặc tung tin giả để kiếm lợi sẽ bị phạt 5 triệu rúp hoặc bị phạt tù từ 5-10 năm. Nếu hành vi phát tán tin giả về quân đội Nga gây hậu quả nghiêm trọng, đối tượng thực hiện hành vi này sẽ bị phạt tù giam từ 10-15 năm.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét việc tạo ra đồng USD kỹ thuật số, cân nhắc các rủi ro lẫn lợi ích của động thái có thể làm thay đổi đáng kể hệ thống tài chính toàn cầu. "CBDC (tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành) của Mỹ sẽ có tiềm năng hỗ trợ các giao dịch hiệu quả và chi phí thấp, đặc biệt là đối với các khoản thanh toán và chuyển tiền xuyên biên giới, đồng thời thúc đẩy khả năng tiếp cận nhiều hơn vào hệ thống tài chính", Hãng tin AFP dẫn sắc lệnh hành pháp được ông Biden ký ngày 9-3.


    Động thái của nền kinh tế lớn nhất thế giới đưa ra trong bối cảnh các đồng tiền ảo như bitcoin đang bùng nổ thời gian qua. Hiện đã có 100 quốc gia triển khai kế hoạch thăm dò hoặc đưa ra các chương trình thử nghiệm với CBDC, trong đó có đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc.


    Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết các cơ quan của nước này sẽ đánh giá các rủi ro đối với sự ổn định tài chính của đồng tiền kỹ thuật số. Một trong các nội dung của sắc lệnh này là giao nhiệm vụ cho các cơ quan Chính phủ Mỹ đánh giá hạ tầng cơ sở kỹ thuật cần thiết phục vụ cho việc phát triển CBDC. Mỹ sẽ giám sát diễn biến trên thị trường tiền kỹ thuật số nhằm đảm bảo vị trí trung tâm của đồng USD trong nền kinh tế toàn cầu.


    Bên cạnh đó, các cơ quan, bao gồm Ủy ban Chứng khoán và giao dịch, Cục Bảo vệ tài chính người tiêu dùng, sẽ xem xét các vấn đề khác liên quan đến tiền kỹ thuật số như rủi ro hệ thống và bảo vệ người dùng. Theo bà Yellen, do tác động toàn cầu của tiền kỹ thuật số, Washington sẽ làm việc với các chính phủ khác trong việc "giải quyết các rủi ro liên quan đến tài chính bất hợp pháp, bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư, đồng thời ngăn chặn các mối đe dọa đối với hệ thống tài chính và lớn hơn là nền kinh tế".

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  6. Theo trang tin The Verge, trong số những công bố nổi bật, Apple đã ra mắt phiên bản mới của điện thoại iPhone SE với mẫu chip di động thế hệ mới nhất của họ và sử dụng công nghệ 5G; một mẫu desktop Mac mới dành cho các lĩnh vực nghề nghiệp sáng tạo; và một màn hình có giá khởi điểm thấp hơn 5.000 USD. Dưới đây là những sản phẩm mới vừa được Apple chính thức ra mắt:


    • Chip M1 Ultra

    M1 Ultra là một dòng vi xử lý mới được Apple bổ sung vào bộ sưu tập chip của họ, về cơ bản nó giống như hai chip M1 Max gắn với nhau, hỗ trợ tới 128 GB RAM. Apple nói tốc độ xử lý của M1 Ultra nhanh gấp 8 lần so với chip M1 tiêu chuẩn. M1 Ultra sẽ có trong desktop Mac Studio và hẳn cũng sẽ có trong Mac Pro.

    • Máy tính Mac Studio

    Đây là mẫu desktop mới nhất trong số các máy tính Mac của Apple. Về cơ bản, nó giống như một chiếc Mac Mini nhắm tới nhóm người dùng làm việc trong các lĩnh vực ngành nghề sáng tạo như đồ họa, thiết kế… Mẫu máy này có nhiều cổng kết nối, có ít nhất 4 cổng Thunderbolt và một khe cắm thẻ SD ở mặt trước. Phiên bản M1 Max có giá khởi điểm 1.999 USD, trong khi phiên bản M1 Ultra khởi điểm là 3.999 USD.

    • Màn hình 27 inch có chip iPhone

    Mẫu màn hình Studio Display 27-inch, độ phân giải 5K vừa ra mắt của Apple có giá bán thấp hơn đáng kể so với màn hình Pro Display XDR với giá khởi điểm là 1.599 USD, vỏ nhôm. Màn hình có độ sáng lên tới 600 nit, hỗ trợ chuẩn màu P3 wide color và tương thích với tính năng tự động điều chỉnh màu sắc, ánh sáng TrueTone của hệ điều hành macOS.

    • iPhone SE có 5G và chip A15 CPU mới nhất

    Mẫu iPhone SE này có những tính năng tiên tiến nhất của chip A15 thế hệ mới nhất với giá khởi điểm 429 USD. Với sản phẩm này, người dùng có thể có được trải nghiệm tương tự với các mẫu iPhone 13 đắt hơn nhưng trong một sản phẩm nhỏ gọn chỉ 4,7-inch và có Touch ID. Sản phẩm này lên kệ từ 18-3.

    • iPad Air giờ có bộ xử lý của Mac

    Sau một năm rưỡi kể từ lần nâng cấp gần nhất, máy tính bảng iPad Air giờ có thêm phiên bản mới, và lần này sự nâng cấp tập trung hầu hết bên trong. iPad Air giờ có chip M1 tám nhân như iPad Pro, chuẩn 5G dành cho các mẫu có thể gọi điện và camera 12MP mặt trước.

    • iOS 15.4 ra mắt tuần tới

    Cùng với các thiết bị phần cứng, tuần tới Apple sẽ phát hành phiên bản hệ điều hành mới nhất của họ: iOS 15.4. Với phiên bản này, người dùng có thể dùng tính năng nhận diện bảo mật Face ID ngay cả khi vẫn đang đeo khẩu trang.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  7. Bộ trưởng Năng lượng Úc Angus Taylor ngày 8-3 công bố quỹ đầu tư trị giá 50 triệu AUD (35 triệu USD) dành cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất khí hydro.


    Khoản đầu tư này thuộc thỏa thuận hợp tác trị giá 125 triệu AUD (87,5 triệu USD) giữa Úc và Đức được ký kết năm ngoái. Mối quan tâm toàn cầu về nguồn năng lượng hydro đã tăng đáng kể trong bối cảnh các nước đang nỗ lực giảm thiểu sử dụng nguyên liệu hóa thạch nhằm đạt được cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 hoặc sớm hơn. Với những nỗ lực hiện có, Úc và Đức đang trở thành hai nước dẫn đầu thế giới về quá trình chuyển đổi năng lượng dựa trên công nghệ mới.


    Khí hydro là một phần quan trọng trong kế hoạch của Úc hướng tới mục tiêu giảm khí phát thải, đồng thời giúp nước này nhanh chóng đi đầu trong cuộc đua toàn cầu, giành lợi thế thương mại từ nhu cầu ngày càng tăng đối với nguồn năng lượng mới này. Tháng 6-2021, bên lề Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7), Thủ tướng Scott Morrison và người đồng cấp Đức Angela Merkel đã ký kết thỏa thuận hợp tác để phát triển ngành công nghiệp khí hydro. Dựa trên thỏa thuận này, Canberra đóng góp 50 triệu AUD và Đức góp 50 triệu euro, cùng hỗ trợ các công ty khởi nghiệp mới đầu tư mở rộng quy mô của ngành công nghiệp.


    Hiện nay chi phí sản xuất khí hydro tương đối cao nên khó được sử dụng để thay thế cho các loại nhiên liệu hóa thạch. Theo các chuyên gia, việc thương mại hóa hydro chỉ có thể đạt hiệu quả khi nguồn năng lượng này được sản xuất với giá dưới 2 USD/kg. Nhiều người kỳ vọng cột mốc này sẽ đạt được trong vòng một thập kỷ tới, nhờ tỉ lệ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và mở rộng quy mô sản xuất tăng vọt.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  8. Đài truyền hình NHK của Nhật Bản ngày 13-3 đưa tin, một nhóm tội phạm mạng tuyên bố đã đánh cắp được thông tin mật của Denso, nhà cung cấp chính của tập đoàn sản xuất ôtô Toyota.


    NHK dẫn nguồn công ty an ninh thông tin Mitsui Bussan Secure Directions cho biết, nhóm tin tặc Pandora tuyên bố đã có được thông tin hơn 157.000 đơn đặt hàng, thư điện tử và tài liệu - tổng cộng 1,4 terabytes dữ liệu. Nhóm tin tặc đe dọa phát tán thông tin mật của Denso lên trang web đen (trang web không thể truy cập từ công cụ tìm kiếm mà phải sử dụng các phần mềm chuyên biệt).


    Theo hãng tin Reuters, một người phát ngôn của Denso cho biết hãng đã phát hiện tin tặc sử dụng mã độc tống tiền truy cập trái phép hệ thống mạng của công ty Denso Automotive Deutschland GmbH - một chi nhánh của Denso phụ trách bán hàng và kỹ thuật của hãng này tại Đức - trong ngày 10-3 theo giờ địa phương. Người phát ngôn này khẳng định hiện tại các hoạt động sản xuất và kinh doanh của hãng chưa bị ảnh hưởng.


    Denso là hãng sản xuất phụ tùng ôtô của Nhật Bản lớn thứ 2 toàn cầu (sau hãng Bosch của Đức). Denso đặt trụ sở chính tại Nhật Bản, chuyên cung cấp phụ tùng, linh kiện cho hầu hết các nhà sản xuất ôtô trên thế giới. Riêng hãng Toyota chiếm khoảng 50% tổng doanh thu của Denso.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  9. Giáo sư Andrew Pask cùng các cộng sự ở Đại học Melbourne vừa thành lập phòng thí nghiệm Nghiên cứu phục hồi di truyền tích hợp hổ Tasmania (TIGRR) nhằm phát triển các công nghệ cho phép hồi sinh loài hổ Tasmania đã tuyệt chủng. Theo giáo sư Pask, cho đến nay, bước đột phá lớn nhất của nhóm là giải mã thành công trình tự bộ gene hổ Tasmania, tạo nên một bản thiết kế ADN hoàn chỉnh về loài động vật này. Từ bộ gene trên, các nhà khoa học đã phát triển các tế bào gốc của một loài thú có túi vốn có quan hệ họ hàng gần với hổ Tasmania là chuột túi nhỏ Dunnart.


    Giáo sư Pask nêu rõ bước tiếp theo là so sánh bộ gene của hai loài để xem chúng khác nhau ở điểm nào, sau đó sẽ chỉnh sửa các tế bào ADN của chuột Dunnart để tạo thành ADN của hổ Tasmania. Các nhà khoa học lạc quan rằng họ sẽ tạo ra một tế bào giống hổ Tasmania, từ đó có thể hồi sinh một con hổ sống. Giáo sư Pask nhấn mạnh ngoài mục tiêu hồi sinh loài hổ Tasmania, nhóm cũng sẽ áp dụng những tiến bộ khoa học trong công tác bảo tồn để hỗ trợ các chương trình nhân giống nhằm ngăn chặn các loài thú có túi khác chịu chung số phận như hổ Tasmania.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy