Top 10 Sự kiện Giáo dục nổi bật nhất năm 2021

Hoàng Thế Dân 170 0 Báo lỗi

Năm 2021 là một năm đầy biến động đối với tất cả các lĩnh vực trong đó có giáo dục. Trước những tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19, ngành giáo dục Việt Nam năm ... xem thêm...

  1. Chiều 28/7, Quốc hội biểu quyết thông qua các Nghị quyết về phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên của Chính phủ. Cùng với các thành viên khác của Chính phủ, đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII được Quốc hội bầu làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.


    Khi nhận nhiệm vụ mới, ông Sơn chia sẻ "Tôi xem đây là cơ hội để có thêm điều kiện làm một số việc ở lĩnh vực mà mình tâm huyết và đã có thời gian gắn bó lâu dài. Đối với tôi, nhiệm vụ mới tại thời điểm này là một thách thức lớn, có thuận lợi nhưng cũng có rất nhiều khó khăn. Hơn một triệu người làm công tác giáo dục và quản lý giáo dục, trong đó có tôi, không có lựa chọn nào khác là chủ động đối mặt để vượt qua các khó khăn đó".

    Tân bộ trưởng bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn
    Tân bộ trưởng bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn
    Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại buổi làm việc của Bộ GG&ĐT
    Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại buổi làm việc của Bộ GG&ĐT

  2. Từ đầu năm 2021 đến nay, trước sự tác động của Covid-19, trong số 22 triệu học sinh - sinh viên chỉ đến trường khoảng 2-3 tháng, thời gian còn lại là nghỉ hè và học Online. Ngành Giáo dục đã trải qua nhiều đợt dạy và học trực tuyến ở các năm học trước, nhưng đây có lẽ là đợt triển khai dạy và học trực tuyến khá quy mô, đồng bộ ở các cấp học.


    Đầu tháng 10, khi mới chính thức vào năm học mới được hơn một tháng, không ít phụ huynh đã bùng nổ bởi những bức xúc với tình trạng con em mình học trực tuyến như thời gian sử dụng máy tính quá nhiều, ngoài học bài, làm bài tập còn xem phim, chơi game... Học sinh căng thẳng, mệt mỏi, thầy cô cực nhọc và áp lực, phụ huynh bức xúc, xã hội lo lắng.


    Cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ quản lý trực tiếp ở cơ sở và các giáo viên trực tiếp đứng lớp cho rằng không thể mãi coi học trên internet là giải pháp tạm thời mùa dịch, mà phải chuyển nó thành xu thế để tìm mọi cách thích nghi, làm cho tốt hơn mỗi ngày.

    Học sinh học trực tuyến
    Học sinh học trực tuyến
    Giáo viên dạy trực tiếp kết hợp trực tuyến
    Giáo viên dạy trực tiếp kết hợp trực tuyến
  3. Tối 12/9, Lễ phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) chủ trì, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp, đã được tổ chức trực tuyến tại điểm cầu Chính phủ kết nối với điểm cầu các tỉnh thành trên khắp cả nước.


    Chương trình “Sóng và máy tính cho em” được xây dựng và triển khai với mục đích hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh đang ở vùng có dịch Covid-19 có điều kiện để học tập trực tuyến hiệu quả. Tính đến ngày 30/10, các tập đoàn viễn thông đã xây dựng thêm 283 điểm phát sóng tại các địa phương bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các tổ chức, đơn vị đã cam kết ủng hộ 1.000.840 máy tính. Ngoài ra, tính đến ngày 25/10, ngành Giáo dục đã huy động được 142,43 tỷ đồng, 28.477 máy tính bảng, 28.545 điện thoại thông minh và 79.425 thiết bị hỗ trợ học trực tuyến khác.

    Lễ phát động chương trình “Sóng Và Máy Tính” cho em
    Lễ phát động chương trình “Sóng Và Máy Tính” cho em
    Hình minh họa (Nguồn: Báo Nhân dân)
    Hình minh họa (Nguồn: Báo Nhân dân)
  4. Năm 2021, Bộ GD-ĐT cử 7 đoàn học sinh giỏi Việt Nam với 37 lượt học sinh tham gia Olympic gồm 1 đoàn tham dự Olympic Tin học khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 1 đoàn tham dự Vật lí Olympic khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và 5 đoàn tham dự Olympic quốc tế các môn Toán học, Hóa học, Sinh học, Vật lí và Tin học. Kết quả, tất cả các thí sinh dự thi đều đoạt giải, gồm 12 Huy chương Vàng, 13 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 2 Bằng khen (giải Khuyến khích). Kết quả này giúp Việt Nam lần đầu tiên lọt Top 10 Quốc gia có thành tích Olimpic quốc tế cao nhất thế giới.


    Đặc biệt, em Nguyễn Mạnh Quân, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội) đạt điểm cao nhất của kỳ thi và được Chủ tịch APhO năm 2021 tặng Bằng khen. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam đạt được thành tích này từ khi tham gia kỳ thi này.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Ngoài Đại học Duy Tân ở Thành phố Đà Nẵng và Đại học Tôn Đức Thắng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam còn có ba trường khác góp mặt trên Bảng xếp hạng đại học thế giới của THE gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Bách khoa Hà Nội.

    Trong số này, Đại học Quốc gia Hà Nội là ngôi trường từng 2 năm liên tiếp được xếp trong nhóm 801 - 1.000 đã bị tụt xuống nhóm 1.001-1.200. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội cũng tụt hạng, từ nhóm 1.001+ trong năm ngoái xuống nhóm 1.201+.

    Ngoài ra, Bảng xếp hạng cũng ghi nhận báo cáo của Đại học Đà Nẵng nhưng cơ sở này chưa được xếp hạng.

    Lần xếp hạng này của THE có hơn 1.600 cơ sở giáo dục đại học trên 99 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Đại học Oxford (Anh) tiếp tục năm thứ 6 đứng đầu bảng xếp hạng, tiếp theo là Viện Công nghệ California, Đại học Harvard (Mỹ) cùng xếp thứ 2; Đại học Stanford (Mỹ) xếp thứ 3 và sau đó là Đại học Cambridge (Anh).

    Trường Đại học Duy Tân
    Trường Đại học Duy Tân
    Trường đại học Tôn Đức Thắng
    Trường đại học Tôn Đức Thắng
  6. Ngày 13/5/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn số 1943 BGDĐT-GDĐH hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ bằng nguồn ngân sách nhà nước theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ năm 2021 và 2022 (Đề án 89).


    Đề án 89 là đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030, trong đó có nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ và thạc sĩ cho đội ngũ giảng viên các cơ sở giáo dục đại học ở trong và ngoài nước bằng nguồn ngân sách nhà nước. Với một số thay đổi trong quy trình tuyển chọn, cơ chế quản lý, Đề án 89 được kỳ vọng sẽ khắc phục được những hạn chế của Đề án 322 và Đề án 911.

    Nội dung đề án 89
    Nội dung đề án 89
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  7. Năm 2021, Thông tư 18 về đào tạo tiến sĩ của Bộ GD-ĐT cũng gây ra nhiều tranh cãi, chủ yếu liên quan đến việc công bố quốc tế. Nếu trước đây nghiên cứu sinh phải có công bố quốc tế thì nay chỉ cần có 3 công bố trên các tạp chí trong nước là được bảo vệ. Người hướng dẫn cũng không cần có công bố quốc tế, chỉ cần có 2 công bố trong nước 'loại trung bình' trong 5 năm cuối.


    Tuy nhiên, theo lý giải của Bộ GD-ĐT, việc quy chế mới công nhận bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước “sẽ là động lực để các tạp chí khoa học phấn đấu nâng cao chất lượng, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế bằng nội lực, từ đó, đẩy mạnh việc quan tâm xây dựng các tạp chí trong nước vươn lên đẳng cấp quốc tế”.

    Hình minh họa (Nguồn: Vietnamnet.vn)
    Hình minh họa (Nguồn: Vietnamnet.vn)
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  8. Theo Nghị định mới có hiệu lực từ 15-11-2020, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.


    Nghị định cũng quy định rõ việc bồi hoàn kinh phí hỗ trợ đối với các trường hợp cụ thể như các sinh viên đã hưởng chính sách nhưng không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày tốt nghiệp; đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành khác, tự thôi học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học...

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  9. Do có nhiều phương thức xét tuyển cùng với sự thay đổi về tính chất của kỳ thi tốt nghiệp, điểm chuẩn đại học xét từ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tăng cao chưa từng có. Có những ngành mà điểm chuẩn tăng 9 - 11 điểm, mức tăng từ 2- 4 điểm cũng không hiếm.


    Cá biệt, 3 ngành của Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa), Học viện Chính trị Công an nhân dân, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) lấy điểm chuẩn 30 - 30,5. Vậy dù đạt tới 10 điểm tuyệt đối ở cả ba môn của tổ hợp xét tuyển đại học với mức tối đa 30 điểm, thí sinh vẫn có thể trượt nguyện vọng một vào ngành học yêu thích nhất nếu không có điểm cộng ưu tiên.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
    Hình minh họa
  10. Năm học 2020 – 2021 là năm đầu tiên cả nước triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 (gọi là chương trình giáo dục phổ thông mới) đối với lớp 1. Không chỉ tranh luận về khối lượng kiến thức nặng nề của chương trình lớp 1 mới, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, giáo viên, cha mẹ học sinh đã chỉ ra hàng loạt những "hạt sạn" trong một vài bộ sách giáo khoa lớp 1 mới, đặc biệt là bộ sách Cánh diều.


    Nhiều ý kiến cho rằng bộ sách Cánh Diều, có nhiều chỗ sử dụng ngôn ngữ địa phương, không mang tính phổ thông, gây khó hiểu cho học sinh, bên cạnh đó nhiều phụ huynh phản ánh rằng trong bộ sách có rất nhiều ví dụ nhảm nhí, vô nghĩa. Sự lên tiếng mạnh mẽ từ phụ huynh, các chuyên gia về những “hạt sạn” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều sau hơn 1 tháng bắt đầu năm học mới cho thấy, nhiều vấn đề cần có sự rà soát, điều chỉnh từ ngành giáo dục.

    SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ
    SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ "Cánh diều"
    Một số
    Một số "sạn" được phát hiện



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy