Top 8 Sự kiện lịch sử nổi bật nhất của đất nước gắn liền với năm Tuất

Thanh Nguyen 5679 1 Báo lỗi

Đất nước Việt Nam với ngàn năm văn hiến. Trải qua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Có biết bao những trang lịch sử oai hùng. Và khi tiết trời dần vào ... xem thêm...

  1. Sự kiện đầu tiên trong lịch sử gắn liền với năm Tuất chính là sự kiện Lý Bí lên ngôi. Lý Nam Đế - Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (17-10-503), ông là người văn võ song toàn. Từ nhỏ, đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, tư chất khác người. Từng làm quan cho nhà Lương, nhưng bất bình với bọn quan lại đô hộ tàn ác bóc lột và đàn áp dân chúng, ông bỏ quan về quê chiêu binh, liên kết với nhiều hào kiệt, tù trưởng giỏi khác khởi nghĩa tại Giao Châu.


    Cuối năm 541, Lý Bí chính thức khởi binh chống nhà Lương. Được nhiều người hưởng ứng, trong đó có sự giúp sức của các tướng tài như Triệu Quang Phục, Phạm Tu, Trịnh Đô, Lý Công Tuấn nên lực lượng của Lý Bí ngày càng lớn mạnh. Tháng 4 năm 542, Lương Vũ Đế sai các tướng gồm Trần Hầu, Ninh Cự, Úy Trí, Nguyễn Hán cũng hợp binh đánh Lý Bí. Bằng sự chủ động, mưu trí Quân Lý Bí đã phá tan lực lượng quân Lương, làm chủ toàn bộ Giao Châu. Cuối năm 542, Lương Vũ Đế lần nữa sai các tướng gồm Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng sang đàn áp. Được tin báo, Lý Bí chủ động mang quân ra bán đảo Hợp Phố đón đánh. Quân của Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng bị đánh bại, 10 phần chết đến 6, 7 phần. Đây là chiến thắng quan trọng, tạo mốc son cho quá trình xưng đế của Lý Bí sau này.


    Tháng Giêng năm Nhăm Tuất 544, ông tự xưng là Lý Nam Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời), lập trăm quan, đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện mong muốn rằng xã tắc truyền đến muôn đời. Đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Lấy Triệu Túc làm thái phó, Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.


    Đền thờ Lý Nam Đế - Lý Bí hiện nay ở xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

    Đình thờ vua Lý Nam Đế ở xã Đạo Đức huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
    Đình thờ vua Lý Nam Đế ở xã Đạo Đức huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
    Vua Lý Nam Đế - Lý Bí
    Vua Lý Nam Đế - Lý Bí

  2. Dấu ấn lịch sử thứ hai gắn liền với năm Tuất là Trận Bạch Đằng năm Mậu Tuất 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoàng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết.


    Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc, thời kỳ phát triển của quốc gia phong kiến độc lập và lớn lên nhanh chóng của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng đó đã đánh bại mưu đồ xâm lược của nhà Nam Hán, khẳng định sự tồn tại vững chắc của đất nước và nâng cao thêm ý thức làm chủ của dân tộc. Trên cơ sở thắng lợi quân sự oanh liệt đó, Ngô Quyền - người anh hùng của cuộc kháng chiến chống xâm lược đã tiến một bước lớn trên con đường củng cố nền độc lập dân tộc.

    Trận đánh lịch sử trên sông Bạch Đằng
    Trận đánh lịch sử trên sông Bạch Đằng
    Trận đánh lịch sử trên sông Bạch Đằng
    Trận đánh lịch sử trên sông Bạch Đằng
  3. Sự kiện lịch sử nổi bật tiếp đến là chiếu dời đô của Lý Thái Tổ- Lý Công Uẩn năm canh Tuất 1010. Lý Công Uẩn sinh ngày 8 tháng 3 năm 974 mất ngày 31 tháng 3 năm 1028, là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều nhà Tiền Lê, năm 1009, khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn lên làm Hoàng Đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để củng cố đất nước, thu phục lòng tin của nhân dân, dẹp yên các nơi phản loạn.


    Nét nổi bật nhất trong giai đoạn lịch sử này chính là chiếu dời kinh đô Từ Hoa Lư (Ninh Bình ngày nay) về Thành Đại La (Hà Nội Ngày nay) vào tháng 7 năm 1010. Vì nơi đây là trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi", bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế "nhìn sông dựa núi" vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng". Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu: "Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước". Nơi định đô mới này đã đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước, mở đầu cho phát triển, thịnh vượng lâu dài giúp nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.

    Tượng vua Lý Công Uẩn và chiếu dời Đô về thành Đại La.
    Tượng vua Lý Công Uẩn và chiếu dời Đô về thành Đại La.
    Khu di tích cố Đô Hoa Lư ở Ninh Bình
    Khu di tích cố Đô Hoa Lư ở Ninh Bình
  4. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Theo chính sử, Văn Miếu lần đầu tiên được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng vào năm 1070 và Quốc Tử Giám lần đầu tiên được xây dựng vào năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông.


    Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám, vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: Cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.


    Hiện nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội nhà thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.

    Văn Miếu Quốc Tự Giám
    Văn Miếu Quốc Tự Giám
    Khu trưng bày các Bia Tiến sĩ văn Miếu Quốc Tử Giám
    Khu trưng bày các Bia Tiến sĩ văn Miếu Quốc Tử Giám
  5. Sự kiện chiếu nhường ngôi bắt nguồn từ vị vua cuối cùng của Triều Lý Lý Chiêu Hoàng. Bà tên thật là Lý Phật Kim là con gái thứ hai của vua Lý Huệ Tông. Sinh ra trong giai đoạn nhà Lý suy yếu, bà có những bước rẽ không thể đoán định còn gọi là Lý Phế hậu hay Chiêu thánh hoàng hậu, vị Hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của triều đại nhà Lý từ năm 1224 đến năm 1225. Trong lịch sử Việt Nam, bà là vị Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất đặc biệt hơn là được chính vua Lý Huệ Tông ra chỉ truyền ngôi dù bên trong còn nhiều ẩn tình, khuất tất.

    Cuối năm 1225 đến đầu năm 1226, Chiêu Hoàng được Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Thái Tông- Trần Cảnh, sự chuyển nhượng quyền lực giữa hai triều đại chỉ bằng Chiếu chỉ nhường ngôi, chính thức khép lại sự cai trị của triều đại nhà Lý hơn 200 năm. Trần Cảnh lên ngôi vua lấy hiệu là Thái Tông. Triều đại nhà Trần kéo dài 175 năm, có nhiều danh nhân nổi tiếng như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khát Chân; danh nhân văn hóa Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Nguyễn Biểu... mở ra giai đoạn hưng thịnh nhất lúc bấy giờ của đất nước.


    Ngày nay, đền thờ vị vua nhà lý cuối cùng, Lý Chiêu Hoàng hay còn gọi Đền Rồng. Đền thờ Lý triều Thánh hậu, nằm trong cụm Di tích lịch sử Đền Đô - thờ 8 vị vua nhà Lý. Đền Rồng được xây dựng từ thế kỷ thứ XIII cuối đời Trần Nhân Tông (1281).

    Đền thờ vị vua nhà Lý cuối cùng - Lý Chiêu Hoàng
    Đền thờ vị vua nhà Lý cuối cùng - Lý Chiêu Hoàng
    Đền thờ vị vua nhà Lý cuối cùng - Lý Chiêu Hoàng
    Đền thờ vị vua nhà Lý cuối cùng - Lý Chiêu Hoàng
  6. Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh bị dẹp tan một cách tàn khốc. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt lúc bây giờ.


    Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt những người cùng chí hướng như Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Nguyễn Lý... tất cả 50 tướng văn và tướng võ chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn (trong đó 19 người đã từng tham gia hội thề Lũng Nhai, năm 1416), Lê Lợi lúc này xưng là Bình Định Vương, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân xâm lược nhà Minh cứu nước. Địa danh Lam Sơn nay thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa là nơi Lê Lợi phất ngọn cờ phát động khởi nghĩa Lam Sơn đến khi thắng lợi kéo dài trong 10 năm, từ 1418 - 1428.


    Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, tức là vua Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên nhà Hậu Lê. Do chiến công của ông đánh bại quân Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông trở thành một vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

    Tượng Đài Vua Lê Lợi ở Thanh Hóa
    Tượng Đài Vua Lê Lợi ở Thanh Hóa
    Hình ảnh Hội thề Lũng Nhai Lê Lợi cùng các tướng lĩnh
    Hình ảnh Hội thề Lũng Nhai Lê Lợi cùng các tướng lĩnh
  7. Nguyễn Phúc Ánh (thường gọi là Nguyễn Ánh) tức vua Gia Long, là người đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.


    Trong 18 năm trị vì đất nước (1802 – 1820), dù có nhiều công việc phải làm để củng cố vương triều nhưng Vua Gia Long cũng không quên việc phái quân ra biển, đảo để khẳng định chủ quyền trên biển mà nổi bật là những việc làm của ông tại quần đảo Hoàng Sa. Triều Nguyễn nói chung và Vua Gia Long nói riêng đã thấy được sự cần thiết việc hành trình ra Hoàng Sa bởi đây là nơi ở xa đất liền. Vì vậy nhà vua đã cho quân ra thăm dò, khảo sát lộ trình ra quần đảo này. Đây là việc làm thể hiện tầm nhìn xa, vì Hoàng Sa là một quần đảo tiền tiêu nằm ở phía đông có liên quan đến chủ quyền của đất nước. Gia Long xem Hoàng Sa như một tấm bình phong che chắn những cuộc tấn công của các thế lực từ phía biển. Trong thời gian giữ ngôi, Vua Gia Long đã 3 lần phái quân ra Hoàng Sa thực hiện việc đo đạc thủy trình. Những việc làm của ông khẳng định tính thống nhất toàn vẹn của vương triều và phần biển đảo không thể tách rời với đất liền.


    Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc. Dưới triều đại của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp.

    Di tích khu Lăng Tẳm Cung Đình Huế
    Di tích khu Lăng Tẳm Cung Đình Huế
    Khu di tích Lăng Tẳm Cung Đình Huế
    Khu di tích Lăng Tẳm Cung Đình Huế
  8. Nếu như sự kiện ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng Trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cũng được xem là mốc son quan trọng trong lịch sử của đất nước, vì đây là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Tất cả các tờ báo lúc đó đồng loạt đưa tin với những dòng chữ đậm nét "Tất cả hãy đến thùng phiếu" hay lời khuyên của Bác Hồ "Khuyên đồng bào nam nữ 18 tuổi trở lên, hôm nay tất cả đều đi bỏ phiếu để bầu những đại biểu xứng đáng vào hội đầu tiên của nước ta".


    Như vậy chỉ hơn 4 tháng sau ngày Độc Lập, toàn thể nhân dân ta đón chào ngày hội lớn - ngày Tổng tuyển cử. Dưới ách thống trị tàn bạo của đế quốc và phong kiến, người dân Việt Nam bị tước đoạt mọi quyền dân chủ. Cách mạng tháng Tám đã thổi một luồng gió mới vào mọi mặt của đời sống xã hội, đem lại quyền làm chủ cho mỗi công dân. Lần đầu tiên, mọi người được tự do thảo luận, bàn bạc và chọn lựa những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy diễn ra trong một hoàn cảnh chính trị rất phức tạp, ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp đã mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược và dựng lên chế độ "Nam Kỳ tự trị" với một chính phủ bù nhìn tay sai. Ở phía Bắc, 18 vạn quân Tưởng lấy danh nghĩa đồng minh tràn vào tước vũ khí quân Nhật. Nhưng nhân dân các nơi vẫn bày tỏ niềm tin tưởng vào những đại biểu Việt Minh và những người yêu nước chân chính nên từ sáng sớm ngày 6 tháng 1, nhân dân Hà Nội đã nô nức đi bỏ phiếu với nét mặt hân hoan, cuộc tổng tuyển cử đã thành công ngoài mong đợi.


    Quốc hội khóa I (nhiệm kỳ 1946 - 1960) với tên gọi lúc đó là: Nghị viện nhân dân, là khóa Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Là nhiệm kỳ đầu tiên của cơ quan lập pháp tối cao, Quốc hội khóa I đã xem xét và thông qua hai bản Hiến Pháp 1946 và Hiến pháp 1959, 16 đạo luật, 50 nghị quyết và ba chính phủ liên hiệp do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Đây thật sự là bước ngoặc lớn trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.

    Quang cảnh phiên họp Quốc Hội Khóa I
    Quang cảnh phiên họp Quốc Hội Khóa I
    Hiến pháp Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của dân tộc
    Hiến pháp Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của dân tộc



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy