Top 10 Điểm đặc biệt nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam

Ha Thanh Le 10057 0 Báo lỗi

”Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” - Hồ Chủ Tịch. Lịch sử là những gì thuộc về quá khứ, nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại ... xem thêm...

  1. Nhà Hồ là triều đại phong kiến tồn tại ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam với thời gian tổng cộng là 7 năm. Nhà Hồ do Hồ Quý Ly, một đại quý tộc và đại thần nhà Trần thành lập. Từ năm 1371, Hồ Quý Ly, khi đó mang họ Lê, được tham gia triều chính nhà Trần, được vua Trần Dụ Tông cho làm Trưởng cục Chi hậu.


    Sau, vua Trần Nghệ Tông đưa ông lên làm Khu mật đại sứ, lại gả em gái là công chúa Huy Ninh. Nhà Trần, sau biến cố Dương Nhật Lễ, cái chết của Trần Duệ Tông và sự cướp phá của Chiêm Thành, ngày càng suy sụp. Thời hậu kỳ nhà Trần, mọi việc chính sự do thượng hoàng Trần Nghệ Tông quyết định. Trần Nghệ Tông lại rất trọng dụng Hồ Quý Ly nên khi về già thường ủy thác mọi việc cho Quý Ly quyết định. Dần dần binh quyền của Quý Ly ngày một lớn, Nghệ Tông tuổi cao sức yếu cũng không kìm chế nổi.


    Năm 1394 Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly được phong làm Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước. Sau khi bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ. Nhà Hồ bắt đầu khi Hồ Quý Ly lên ngôi năm 1400 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Trần vàchấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt vào năm 1407.

    Thành nhà Hô ở Thanh Hóa
    Thành nhà Hô ở Thanh Hóa
    Triều đại ngắn nhất

  2. Triều Hậu Lê là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam với 355 năm, được chia làm hai giai đoạn: Lê sơ và Lê trung hưng. Nhà Lê sơ kéo dài 99 năm, từ 1428 đến 1527. Nhà Lê trung hưng kéo dài 256 năm, từ năm 1533 đến năm 1789. Triều Hậu Lê được thành lập sau khi Lê Lợi (tức Lê Thái Tổ) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh, gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo và lên làm vua. Triều Hậu Lê kết thúc vào năm 1789 khi nhà Thanh phát binh đánh Đại Việt theo sự cầu viện của Lê Chiêu Thống.


    Lãnh thổ thời đại này tiếp tục được mở rộng ra hơn nữa, cực thịnh gấp mấy lần so với đời nhà Lý và nhà Trần. Cùng với quân sự hùng mạnh, các đời Thái Tông đến Thánh Tông liên tiếp sáp nhập lãnh thổ các quốc gia Bồn Man, Chiêm Thành; ngoài việc đối phó với các quốc gia, nền quân sự hùng mạnh khiến triều đình thẳng tay đàn áp các cuộc bạo loạn ở miền thượng, ổn định chính quyền trong thời gian dài.


    Mặt khác vì để đáp ứng một nền quân sự phát triển mạnh, nền kinh tế được phát triển theo thông qua buôn bán trong nước và thông thương với nước ngoài. Triều đại Hậu Lê có tổng cộng 26 vua. Trong đó, nhà Lê sơ có 10 vua (có tài liệu chép 11 vua) và nhà Lê Trung Hưng có 16 vua. Đây cũng là triều đại phong kiến trải qua nhiều đời vua nhất trong sử Việt.

    Triều Hậu Lê
    Triều Hậu Lê
  3. Trong thời kỳ cầm quyền của Vua Lê Thánh Tông, nhà nước Đại Việt quật khởi mạnh mẽ thực sự, phát triển rực rỡ ở mọi phương diện từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và mở rộng đáng kể lãnh thổ của mình sau nhiều cuộc chiến với các nước xung quanh như Chiêm Thành, Ai Lao và Bồn Man.


    Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Vua Lê Thánh Tông đã đưa Đại Việt trở thành một cường quốc lớn mạnh trong khu vực Đông Nam Á, cũng như đã khiến thời kỳ phong kiến, Quân chủ chuyên chế Việt Nam đạt đến đỉnh cao, hoàng kim nhất của nó, trước và sau không có thời kỳ phong kiến nào đạt được sự thịnh vượng như thời này. Thời kỳ này thường được gọi là thời kỳ Hồng Đức thịnh trị.

    Vua Lê Thánh Tông trong trang phục cổn miện tế trời_minh họa Duy Trần
    Vua Lê Thánh Tông trong trang phục cổn miện tế trời_minh họa Duy Trần
  4. Nhà Trần là triều đại quân chủ chuyên chế trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225, sau khi được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi. Những năm đầu tiên, Trần Cảnh còn nhỏ tuổi, toàn bộ quyền hành của nhà Trần đều do một tôn thất vai chú của Trần Cảnh là Trần Thủ Độ nắm quyền. Dưới triều Trần, lực lượng quân đội đặc biệt được chú trọng phát triển đủ sức đánh dẹp các cuộc nội loạn và đương đầu với quân đội các nước xung quanh.


    Lực lượng quân đội nhà Trần thiện chiến nhất là thủy binh, rồi kỵ binh, bộ binh, tượng binh....chính sách chia thực ấp cho các thân tộc trong họ, mỗi thế lực trong dòng tộc đều có quân đội tinh nhuệ là nền tảng lớn khiến quân đội nhà Trần tiêu diệt được cuộc xâm phạm của quân đội Nhà Nguyên, đế quốc Mông Cổ qua 3 lần vào năm 1258, 1285 và 1287. Thời gian này xuất hiện một danh tướng kiệt xuất, vốn là tôn thất nhà Trần, chính là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn; người có vai trò quan trọng trong chiến thắng vào năm 1285 và 1287.

    Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
    Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
  5. Đế quốc Mông Cổ từng tồn tại trong các thế kỷ 13 và 14 và là đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử loài người. Ở thời điểm tối cường, đế quốc Mông Cổ trải dài 9.700 km, diện tích lãnh thổ lên tới 24.000.000 km2, tương đương 16% diện tích đất liền của Trái Đất, và thống trị 100 triệu thần dân.


    Chiến tranh Mông Nguyên - Đại Việt hay Kháng chiến chống quân xâm lược Đế quốc Mông Cổ là một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các Vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Kết quả là Đại Việt bảo vệ được nền độc lập của mình và ba cuộc kháng chiến này được xem là một trong những trang sử hào hùng nhất của người Việt Nam, và cũng là chiến công tiêu biểu của vương triều Trần.


    Sau thất bại lần thứ ba năm 1288 ở Đại Việt, Nguyên Thế Tổ - Hốt Tất Liệt vẫn chưa muốn đình chiến. Sang các năm sau, vua Nguyên tiếp tục muốn điều binh sang nhưng chưa gặp thời cơ thuận tiện. Có năm sắp tiến quân thì chánh tướng chết nên hoãn binh, năm sau định đánh thì phó tướng lại chết nên lại đình chỉ việc tiến quân. Tới năm 1294 lại định điều binh lần nữa thì chính Hốt Tất Liệt chết. Cháu nội là Nguyên Thành Tông lên ngôi không muốn gây chiến với Đại Việt nữa. Việc chiến tranh với nhà Nguyên từ đó mới chấm dứt.

    Chiến thắng Bạch Đằng - một trong những chiến thắng oanh liệt nhất trong lịch sử Việt Nam
    Chiến thắng Bạch Đằng - một trong những chiến thắng oanh liệt nhất trong lịch sử Việt Nam
  6. Dưới triều vua Minh Mạng (1820- 1840 ) lãnh thổ Việt Nam vô cùng rộng lớn bởi nhà Nguyễn khi đó cai trị cả một phần lãnh thổ của Lào như Sầm Nưa, Xavannakhet, Kham Keut, Mương Lam, Sam Teu...., bãi bỏ việc bảo hộ Campuchia, đổi tên thành Trấn Tây thành, sáp nhập vào lãnh thổ Đại Nam. Đại Nam thời Minh Mạng cũng liên tục đương đầu với nội loạn và chiến tranh.


    Trong nước xảy ra các cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân,… ở miền Bắc và Lê Văn Khôi (có sự hậu thuẫn của quân Xiêm) ở miền Nam, triều đình phải rất vất vả mới dẹp được. Minh Mạng cũng lập các phủ Trấn Ninh, Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao; và thực sự kiểm soát Chân Lạp, đổi Nam Vang (Phnôm Pênh ngày nay) thành Trấn Tây thành; kết quả là Đại Nam có lãnh thổ rộng hơn cả.


    Tuy nhiên, quan cai trị Đại Nam tại Chân Lạp đã gây nhiều bất bình với cư dân địa phương khiến cho tình hình rối loạn cứ liên tiếp xảy ra. Minh Mạng cũng khước từ mọi tiếp xúc với phương Tây và ra chiếu cấm đạo, tàn sát hàng loạt tín đồ đạo Cơ Đốc.

    Chân dung Vua Minh Mạng
    Chân dung Vua Minh Mạng
    Triều đại có lãnh thổ rộng lớn nhất
  7. Trong triều đại nhà Lý đã xuất hiện nữ hoàng đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam là Lý Chiêu Hoàng (Lý Phật Kim), lên ngôi tháng 10 năm 1224. Lý Chiêu Hoàng là con thứ của Lý Huệ Tông. Vua Lý Huệ Tông không có con trai phải truyền ngôi cho con gái rồi đi tu.


    Lý Chiêu Hoàng ở ngôi được hơn 1 năm thì bị buộc nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh 8 tuổi, chấm dứt 215 năm trị vì của nhà Lý. Tuy vậy, nữ hoàng cũng đã có niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo (1224-1225). Năm bà 19 tuổi thì bị phế và giáng làm công chúa do không có con với Trần Cảnh, thay bà là chị ruột tên Thuận Thiên. Năm 40 tuổi, bà được đem gả cho Lê Tần, một danh tướng triều Trần, sinh được 2 con, thọ 60 tuổi.

    Nữ hoàng Lý Chiêu Hoàng
    Nữ hoàng Lý Chiêu Hoàng
  8. Trong lịch sử, ít có người phụ nữ nào lại vinh hiển bằng thái hậu Dương Vân Nga. Thái hậu Dương Vân Nga còn được gọi là Đại Thắng Minh hoàng hậu, là Hoàng hậu của 2 vị Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc trong Lịch sử Việt Nam là Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê.


    Khi người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn lên kế vị còn nhỏ tuổi, bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính. Trong tình thế khó khăn của Hoàng vị con trai mình, bà đã chủ động nhường Hoàng vị cho Phó vương Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn, trở thành Minh Càn Quảng Hiếu hoàng đế lập ra nhà Tiền Lê. Sau khi đoạt được Hoàng vị, Lê Đế lập Dương thị làm một trong các Hoàng hậu của ông, tôn hiệu là Đại Thắng Minh hoàng hậu.

    Thái hậu Dương Vân Nga
    Thái hậu Dương Vân Nga
    Triều đại có hoàng hậu là vợ của nhiều vua nhất
  9. Năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông, mùa thu tháng Tám dựng Văn Miếu đắp tượng Khổng Tử. Với chủ trương chọn Nho Giáo là hệ tư tưởng chính trị của nhà nước, năm 1075, vua cho mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài: Đến đời vua Lý Nhân Tông (1076) nhà vua cho xây dựng thêm nhà Quốc Tử Giám, đây được coi là là trường Đại học đầu tiên của nước ta. Đời nhà Trần, Quốc Tử Giám được gọi là Viện Quốc học. Trong Văn Miếu có Khuê Văn Các (Sao Khuê là sao chủ về văn học). Việc thi cử được tổ chức đầu tiên vào năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân Tông tới khoa thi cuối vào đời Lê Chiêu Thống (1787).


    Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.

    Khuê Văn Các
    Khuê Văn Các
    Triều đại có trường đại học ra đời đầu tiên
  10. Trạng Nguyên nhỏ tuổi nhất là Nguyễn Hiền (1234 - 1255/1256) quê quán ở làng Dương A, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông thi đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam, tại khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) thời vua Trần Thái Tông. Cùng khóa thi năm đó có các ông: đệ Nhị danh, Bảng Nhãn Lê Văn Hưu, người làm sử đầu tiên của nước ta, tác giả bộ Ðại Việt Sử Ký; và đệ Tam danh, Thám Hoa Ðặng Ma La. Năm ấy, Nguyễn Hiền, sinh năm Ất Mùi, tức 1235, mới 12 tuổi. Nguyễn Hiền cũng là vị Trạng Nguyên trẻ tuổi nhất nước ta.

    Trạng Nguyên Nguyễn Hiền
    Trạng Nguyên Nguyễn Hiền
    Triều đại có Trạng Nguyên nhỏ tuổi nhất




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy