Top 22 Phong tục đón Tết độc đáo nhất của các dân tộc thiểu số Việt Nam

Hằng Hoàng 4096 0 Báo lỗi

Không chỉ đặc sắc về ngôn ngữ, trang phục, ẩm thực, lối sống, sinh hoạt mà những phong tục độc đáo để chào đón Tết Nguyên Đán của các dân tộc thiểu số ở nước ... xem thêm...

  1. Dân tộc Tày hiện có gần 1,5 triệu người, sống chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh. Tết của dân tộc Tày bắt đầu vào 30 và kết thúc (lễ tạ tổ tiên) vào khoảng sáng mùng Ba. Mùng Bảy, họ ra đồng làm việc nhưng chỉ mang tính hình thức. Đến ngày 15, họ ăn Tết lại, gần giống như ăn rằm tháng Giêng của người Kinh, nhưng người Tày thì gọi là ăn Tết lại. Ngày 27 hay 28, các gia đình đã thịt lợn, gói bánh chưng... Bàn thờ được lau chùi, người ta buộc bốn cây mía vào bốn góc chân bàn thờ, quan niệm đó là cái gậy để tổ tiên chống. Tối 30, vừa tiếp khách đến chơi, phụ nữ trong nhà vừa làm bỏng, chè lam, bánh khảo.


    Khác với người Thái, người Tày kiêng sáng mùng Một có người không mời mà vào nhà. Họ chọn mời người xông nhà là người có đạo đức trong bản, người có phúc lớn, kị nhất là người có tang... Đàn ông Tày mùng Một chơi cha (tức bố mẹ vợ), mùng ba chơi thầy (thầy cúng). Một số trò chơi cũng được phát động trong Tết mà phổ biến nhất là tung còn. Ra xuân người Tày còn có hội lồng tồng (xuống đồng). Vào dịp Tết người ta mặc những bộ quần áo đẹp nhất đi chơi. Màu sắc áo Tày khá trầm. Phụ nữ mặc áo dài màu chàm 5 thân, một thân ngắn, bốn thân dài, ống tay hẹp, thắt lưng cũng màu chàm bỏ mối ra phía sau lưng, đầu đội khăn vuông chàm, trong có vải quấn tóc màu đen hoặc chàm, chân đi hài thêu mũi cong hình mỏ gà.

    Tết độc đáo của người Tày
    Tết độc đáo của người Tày
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Tày
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Tày

  2. Người Giẻ Triêng có nhiều phong tục thú vị, trong đó phải kể đến tục dính tro, ném xôi lên mái nhà và cõng than về nhà. Tết Cha Kchah hay còn được biết đến là lễ hội ăn than của người Giẻ Triêng đã được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Tết Cha Kchah không chỉ là lễ hội để tổng kết lại một mùa màng, năm thu hoạch mà còn là dịp để người Giẻ Triêng ăn mừng, tạ ơn và bày tỏ lòng thành kính của mình đến các vị thần linh đã ở bên bảo vệ dân làng khỏi ốm đau, bệnh tật, giữ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.


    Tổ chức Tết Cha Kchah còn là thời điểm để người Giẻ Triêng chuẩn bị những công cụ lao động phục vụ cho mùa vụ sản xuất tiếp theo với những mong muốn, ước vọng tốt đẹp hơn năm cũ. Tết Cha Kchah của người Giẻ Triêng thường được tổ chức từ ngày 21 đến ngày 27 tháng 12 hàng năm. Để tổ chức được lễ hội Cha Kchah thành công không phải là điều đơn giản. Những người được chọn để tham gia lễ hội cần phải vượt qua tiêu chí nhất định. Hội đồng lãng sẽ chọn lựa ra bảy thành viên có sức khỏe tốt để có thể lên rừng đốt than, cõng về cho dân làng.


    Những cây gỗ rừng sẽ được chọn lựa kỹ càng để có thể làm thành than tốt. Muốn mang được than đã đốt về nhà, bảy thành viên phải cõng gùi than từ trong rừng về buôn làng. Dân làng sẽ gõ chiêng, trống để chào đón bảy người cõng than về nhà. Cứ mỗi 26, 27 tháng Chạp mỗi năm những thanh niên trai tráng Giẻ Triêng sẽ rủ nhau lên rừng đốn củi để đốt và mang tro về nhà. Những người còn lại ở nhà sẽ chuẩn bị nấu xôi và nắm vào các cây khô rồi đốt thành than. Số tro này sẽ tập hợp lại rồi tung lên cao, mọi người tập trung thành đám phía dưới để hứng tro được càng nhiều thì may mắn và hạnh phúc trong năm tới sẽ càng lớn.

    Hứng được nhiều tro ném trong ngày Tết thì càng may mắn là quan niệm của người Giẻ Triêng
    Hứng được nhiều tro ném trong ngày Tết thì càng may mắn là quan niệm của người Giẻ Triêng
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Giẻ Triêng
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Giẻ Triêng
  3. Dân tộc Hà Nhì là một trong những dân tộc đón Tết sớm hơn so với lịch chung của Tết cổ truyền Việt Nam. Người dân tộc Hà Nhì không có ngày ăn Tết cụ thể như những dân tộc khác, thay vào đó, những vị già làng, trưởng bản sẽ cùng bàn bạc và thống nhất lựa chọn ngày ăn Tết cụ thể cho dân làng. Những người đứng đầu sẽ phải căn cứ vào các yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu, mùa màng cũng như điều kiện kinh tế của dân làng để lựa chọn một ngày cụ thể phù hợp đảm bảo được tất cả các điều kiện trên.


    Người Hà Nhì có nhiều phong tục thú vị, thể hiện rõ nét những đặc trưng không thể trộn lẫn với những phong tục của những dân tộc khác. Ngoài tục xem bói gan lợn, người Hà Nhì còn phải chuẩn bị những chiếc bánh riêng để tiến hành cũng bái tổ tiên của nhà mình. Trong ngày Tết của người Hà Nhì thịt lợn dâng cúng tổ tiên là lễ vật bắt buộc các gia đình phải có. Dù giàu hay nghèo, vào ngày Tết, tất cả mọi gia đình đều mổ lợn đón năm mới.


    Đây là những con lợn đực, được thiến từ đầu năm để vỗ béo do các hộ gia đình tự nuôi lấy. Nhà có điều kiện thì mổ lợn từ 60-100kg, thậm chí là 150kg, nhà khó khăn cũng mổ lợn 40-50kg. Khi mổ lợn ăn Tết lá gan là thứ đặc biệt quan trọng của người Hà Nhì, giống như người Kinh vẫn hay xem chân gà vào dịp Tết. Người Hà Nhì nhìn vào lá gan lợn lành lặn, màu sắc tươi tốt, mật lợn phải căng đầy thì năm đó chăn nuôi phát triển, anh em con cháu sẽ vui vẻ thuận hòa.

    Người Hà Nhì xem bói gan lợn thiến
    Người Hà Nhì xem bói gan lợn thiến
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Hà Nhì
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Hà Nhì
  4. Người Xơ đăng ở Kontum ăn tết rất giản dị và chỉ có hai tết chính là Tết Giọt Nước và Tết Lửa. Tết Giọt Nước vào khoảng tháng 3 dương lịch. Sau khi mãn mùa người Xơ đăng bắt đầu sửa sang lại các máng nước và tổ chức lễ "cúng máng" để cầu mong Thần nước (Yang Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước non đầy đủ. Máng nước này là dụng cụ để người dân tộc Xơ đăng sử dụng để dẫn nguồn nước sạch từ những con suối chảy về các lu chứa nước của gia đình. Những chiếc máng nước này thường được làm bằng tre. Mỗi gia đình đều có chum, vại để lấy nước từ những máng nước như vậy.


    Sau khi lấy nước, người dân tộc Xơ đăng sẽ tổ chức một bữa tiệc lớn diễn ra trong nhiều ngày. Trong dịp Tết Giọt nước người trong buôn làng mang chóe, nồi đồng ra tại các máng nước để lấy nước mang về nhà, đồng thời tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày liền. Riêng "Lễ cúng máng nước" cho buôn làng thì được tổ chức tại nhà Rông do thầy cúng tổ chức.


    Khác với Tết Giọt nước được tổ chức sau khi mùa vụ kết thúc, Tết lửa sẽ diễn ra khi chuẩn bị bắt đầu mùa vụ mới. Vào dịp này, người dân tộc Xê đăng sẽ tổ chức lễ hội để cầu nguyện vị Thần Lửa ban phước lành cho đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu. Người Xê đăng có truyền thống trồng cây trên các sườn núi mà không phải trên những mảnh đất rộng hay ruộng bậc thang. Người Xơ đăng có phương thức trồng trọt rất đặc biệt. Người Xơ đăng sẽ đốt các loại cây để lấy đất làm ruộng, sử dụng tro đốt cây để làm phân bón.

    Tết giọt nước người Xơ đăng
    Tết giọt nước người Xơ đăng
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Xơ đăng
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Xơ đăng
  5. Lễ ăn cơm mới của người Xá Phó cũng diễn ra trong 3 ngày chính như trong ngày tết cổ truyền của cả nước. Ngày đầu tiên, người nhiều tuổi nhất trong nhà phải dựng một ngôi sàn nhỏ trên nương, bày một hòn đá ba chén rượu, ba đôi đũa, một quả trứng gà luộc, ba sợ chỉ trắng và một nắm cơm rồi khấn thần lúa sau đó một mình để gặt một vài cụm lúa mới về cúng tổ tiên và trước khi về người gặt sẽ cắm một cái ta leo để cấm người lạ.


    Ngày thứ hai của lễ ăn cơm mới không còn là một người đi gặt nữa mà là cả hai vợ chồng chủ nhà cùng ra đồng cắt lúa nhưng không được nói với nhau câu gì và mỗi người sẽ gặt đủ 15 bó lúa về để cúng. Ngày thứ ba thì cả nhà cùng nhau đi gặt nhưng cũng trong sự im lặng. Chỉ khi lúa gặt xong chủ nhà rút ta leo lên thì mọi người mới được nói chuyện thoải mái với nhau. Sau 3 ngày lễ chính chủ nhà sẽ làm cơm tiếp đãi mọi người để mời mọi người trong bản ăn cơm mới của gia đình. Lúc này lễ hội ăn cơm mới của người Xá Phó coi như là kết thúc.


    Lễ ăn cơm mới là một trong những phong tục truyền thống mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người dân tộc Xá Phó. Đây là thời điểm là tất cả người con cùng dừng lại tất cả các công việc làm ăn để thể hiện sự biết ơn đối với những người đi trước trong gia đình. Ngoài ra, đây còn là thời điểm để thể hiện lòng thành kính đối với trời đất đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa, gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc và cầu mong một năm mới tốt lành hơn.

    Lễ ăn cơm mới của người Xá Phó
    Lễ ăn cơm mới của người Xá Phó
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Xá Phó
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Xá Phó
  6. Trong văn hóa của người K'ho, một năm không nhất định phải có số ngày cụ thể chính xác như lịch của hầu hết các dân tộc khác. Một năm mới của người dân tộc K'ho bắt đầu vào thời điểm khi mùa màng đã được thu hoạch xong, lúa đã được đựng đầy trong cót của mỗi gia đình. Thời điểm này, chính là dịp để người K'ho tổ chức tết. tết của người K'ho còn được biết đến là tết để tạ ơn thần lúa và các vị thần linh khác đã ban phước cho dân làng một năm mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.


    Người K'ho sinh sống chủ yếu ở Lâm Đồng họ ăn tết sau tết Nguyên Đán của người Kinh khoảng một tháng gọi là tết Nhô LirBông ( mừng lúa về nhà). Tết này thường kéo dài cả tháng. Lễ cúng lúa thường được tổ chức tại kho lúa của mỗi gia đình và bắt đầu từ xế chiều với sự tham dự của già làng cùng nhiều gia chủ khác. Người ta lấy máu gà bôi lên vựa thóc sàn kho, các cửa lớn, cửa sổ. Sau lễ cúng kết thúc trong gia đình, người K'ho rủ nhau đi từ nhà này sang nhà nọ để ăn uống, ca hát, nhảy múa chung vui.


    Người K'ho tin rằng mọi mặt của đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định. Tín ngưỡng về siêu nhiên trong quan niệm của người K'ho có tính chất đa thần...Thần linh (yàng) là thế lực phù hộ cho con người. Vị thần tối cao là Nđu, và còn có các vị thần như: Thần Mặt Trời, Mặt Trăng, thần Núi, thần Sông, thần Đất, thần Lúa...Họ thường cúng tế trong những dịp thực hiện hoặc xảy ra những sự kiện quan trọng (hiếu hỷ, những giai đoạn trong sản xuất, ốm đau bệnh tật...).

    Lễ tết độc đáo của người K'ho
    Lễ tết độc đáo của người K'ho
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc K'ho
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc K'ho
  7. Người Thái quan niệm con gái đẹp nhất ở làn da trắng nõn và mái tóc búi cao (tằng cẩu) gọn ghẽ nghệ thuật trên đỉnh đầu. Những cô gái Thái trắng ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên... vào ngày cuối cùng trong năm thường rủ nhau buông tóc bên bờ suối gội đầu. Trước đây các bà, các mẹ thường gội bằng nước gạo để chua. Giờ đây để gội đầu phụ nữ Thái rủ nhau ra suối gội tằng cẩu như lễ hội. Từ tờ mờ sương các bà, các chị, các cô đã xúng xính váy áo ra suối.


    Với người Thái lễ hội gội đầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi mái tóc của người mẹ, người chị, người em đã sạch sẽ, óng mượt cũng là lúc những điều không may của năm cũ được thả trôi xuống dòng nước, chỉ còn lại những may mắn, an lành năm mới. Lễ gội tằng cẩu kết thúc là đến cuộc vui đua thuyền giữa nam và nữ. Người ta còn tổ chức ném còn, xòe vòng... trai gái được dịp vui chơi thỏa thích.


    Ngoài ra, người Thái trắng còn tổ chức Tết xíp xí vô cùng thú vị. Tết xíp xí thường được tổ chức vào ngày 14/7 hàng năm theo lịch âm. Đây là ngày để con cháu trong gia đình người dân tộc Thái trắng cùng thành kính hướng sự biết ơn về tổ tiên, đồng thời là dịp thể hiện tình yêu thương với thế hệ sau của những bậc làm cha mẹ, ông bà,...Tết xíp xí, những đứa trẻ con sẽ được gói xôi, gói thịt, gói bánh mang đi khi đi chăn trâu hay được người lớn mua quần áo mới.

    Lễ gội tằng cẩu của người Thái trắng
    Lễ gội tằng cẩu của người Thái trắng
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Thái trắng
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Thái trắng
  8. Người Phù Lá ở Lào Cai ăn Tết chính trong 3 ngày từ mồng 1 đến mồng 3 tháng Giêng, nhưng các hoạt động vui xuân thường kéo dài đến hết ngày 15 sau đó mới bắt đầu bước vào lao động sản xuất cho một mùa vụ mới. Để chuẩn bị đón Tết từ tháng Chạp, đồng bào đã chuẩn bị củi, dự trữ rau, sấy khô cá, nấu rượu và tìm lá dong để gói bánh chưng. Ngoài bánh chưng, bánh dầy, người Phù Lá còn có nhiều món ăn ngày Tết đa dạng và độc đáo.


    Vào ngày 30 Tết mỗi gia đình người Phù Lá thường vào rừng lấy một ngọn trúc về để quét dọn nhà và đặt lên bàn thờ tổ tiên, với mong muốn quét sạch mọi cái xấu của năm cũ và đón một năm mới an lành, bội thu. Ngày mồng 1 Tết tất cả mọi người đều diện những bộ trang phục mới và đẹp nhất, đi chúc Tết bố mẹ, ông bà, người thân và hàng xóm. Trong tiếng khèn, điệu hát, lời ca rộn rã, người già gặp nhau đầm ấm bên chén rượu trong khi thanh niên, trẻ nhỏ hòa mình vào các trò chơi đu quay, đá cầu, trốn tìm, đánh cỏ, chơi cù…


    Phong tục đón Tết của người dân tộc Phù Lá mang đậm nét truyền thống văn hóa của người Việt khi thờ cúng tổ tiên. Đây là một nét văn hóa đặc sắc thể hiện triết lý cội nguồn đáng trân trọng và niềm tin bất diệt về một cuộc sống vĩnh hằng của con người ngày cả khi đã ở cõi chết. Không chỉ vậy, đây còn là dịp để các thế hệ sau có thể ghi nhớ công ơn của những thế hệ trước, biết trân trọng và gìn giữ những nét phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

    Ngày tết của dân tộc Phù Lá
    Ngày tết của dân tộc Phù Lá
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Phù Lá
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Phù Lá
  9. Phong tục gọi hồn là nét đặc sắc độc đáo trong nét văn hóa của người dân tộc Thái. Thông thường vào đêm 30 Tết mỗi gia đình người Thái sẽ chuẩn bị 2 con gà thịt trong đó một để cúng tổ tiên và con còn lại dùng để gọi hồn người thân đã khuất trong gia đình. Áo của những người thân trong nhà sẽ được bó chặt và vắt lên vai thầy cúng, sau đó người này sẽ đi ra đầu làng để gọi hồn với một que củi đang cháy ở trên tay. Việc gọi hồn được lặp lại 2 - 3 lần và từng người thân trong gia đình sẽ được thầy cùng buộc sợi chỉ đen lên tay để trừ tà. Năm mới được tính từ sau khi kết thúc mùa thu hoạch với tiếng sấm đầu tiên. Khi tiếng sấm vang lên người chủ trong gia đình sẽ đánh thức các thành viên khác và đi chạm vào từng đồ vật với ý nghĩa đánh thức chúng cho một năm mới làm việc hiệu quả hơn. Dựa vào tiếng sấm già làng sẽ đưa ra dự báo về năm tiếp theo, tiếng sấm càng to càng rền vang thì chứng tỏ năm tới mùa màng sẽ bội thu, mọi người ấm no.


    Người Thái ở Sơn La và Lai Châu đón Tết hầu như suốt cả mùa, gọi là mùa Tết, trong đó lớn nhất là Tết Nen Bươn Tiền (Tết Nguyên đán). Trong đêm giao thừa Tết Nen Bươn Tiền người lớn ngồi quây quần bên bếp lửa ấm cúng để chào đón những giây phút quan trọng, sự chuyển giao của năm cũ sang năm mới. Còn các chàng trai, cô gái tiếng trống chiêng, tiếng hát giao duyên vẫn vang lên đều đặn để cùng chờ đợi đồng hồ báo 12 giờ thì sẽ đi lấy nước cầu may. Tục lấy nước cầu may của người Thái đã có từ bao đời đến nay vẫn được lưu truyền lại cho các thế hệ trẻ.

    Việc lấy nước phải được thực hiện trước khi gà gáy canh 1. Nếu như lấy nước mà gà đã gáy rồi thì sẽ không còn ý nghĩa. Nước để lấy là nước suối, nhưng nếu ai lấy được nước ở đầu nguồn của con suối thì sẽ càng mát trong, thanh khiết hơn. Người Thái quan niệm lấy nước suối ở đầu nguồn về uống và rửa mặt trong những giây phút đầu tiên của năm mới thì sẽ được thanh khiết như nguồn nước suối và cả năm đó họ cùng gia đình sẽ luôn mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn. Vào ngày đầu năm họ không quên đem dao, rựa vừa đi ra đường vừa phát quang để thông thoáng cho năm mới. Vui nhất là các hội Xòe Thái nổi tiếng, người dân tha hồ vui chơi cho đến rằm tháng giêng mới mãn.

    Người Thái thường gọi hồn người đã khuất mỗi dịp Tết
    Người Thái thường gọi hồn người đã khuất mỗi dịp Tết
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Thái
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Thái
  10. Người Nùng cũng đón Tết gần giống với người Kinh. Bữa ăn đêm giao thừa luôn được coi trọng nhất và nhất thiết cũng phải có bánh chưng. Những điều đặc biệt là trước đó mấy ngày người Nùng không bao giờ gói bánh vào những ngày chẵn. Người dân tin rằng những ngày chẵn không may mắn, nếu cố tình gói bánh chưng vào ngày đó thì nương ruộng dễ bị vỡ lở, sâu bọ phá hoại mùa màng. Đến sáng mùng một Tết, người Nùng cắt những băng giấy đỏ dán lên tất cả những công cụ lao động trong gia đình và trên cả mỗi gốc cây trong vườn nhà, chuồng trại. Họ thắp hương cầu thần linh phù hộ cho mọi việc đều suôn sẻ trong năm mới.


    Món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ truyền thống của người dân tộc Nùng vào dịp tết là món thịt gà trống thiến. Gà trống dùng để thịt trong lễ phải là loại gà được nuôi trước Tết nhiều tháng, người Nùng chỉ cho gà trống ăn gạo. Vào sáng ngày mùng 1 Tết, người con rể của gia đình phải mang hai con gà trống thiến đến nhà bố mẹ vợ. Ngoài ra, món "bánh khọt" và xôi ngũ sắc cũng là hai món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của người dân tộc Nùng. Món xôi ngũ sắc được chuẩn bị rất kỳ công bao gồm năm màu đỏ, vàng, trắng, tím và xanh mang những ý nghĩa khác nhau. Không chỉ có những phong tục đón Tết thú vị, người dân tộc Nùng còn sở hữu một số trò chơi vô cùng thú vị như ném bóng, đá gà thoi,...

    Người Nùng không bao giờ gói bánh vào những ngày chẵn.
    Người Nùng không bao giờ gói bánh vào những ngày chẵn.
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Nùng
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Nùng
  11. Tết hoa mào gà là lễ hội cổ truyền đặc sắc, chứa đựng những yếu tố văn hóa tích cực gắn với xã hội người Cống ở Điện Biên, phản ánh sinh động đời sống và bản sắc tộc người. Cũng như các dân tộc anh em khác trên địa bàn tộc người Cống canh tác chủ yếu trên nương rẫy và ruộng nước, ruộng bậc thang, một năm một vụ chính; ngoài ra còn trồng trọt các loại rau màu trên đất bãi ven sông, suối để phát triển nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ tết, lễ, sinh hoạt.


    Bên cạnh đời sống vật chất người Cống còn có đời sống tinh thần phong phú thông qua trang phục, các phong tục tập quán, lễ hội (Tết hoa mào gà, lễ cúng bản, Lễ cúng tổ tiên, Lễ cưới, Lễ lên nhà mới, Lễ lên lão, Lễ tạ ơn Ngọc Hoàng...) trong đó Tết hoa mào gà là độc đáo nhất bởi đây là nghi lễ trong ngày tết cổ truyền của người Cống. Các nghi lễ diễn ra trong Tết hoa mào gà ngoài yếu tố thiêng còn có sự tham gia của các yếu tố nghệ thuật trình diễn dân gian nên cuốn hút cả cộng đồng cùng hướng về cội nguồn tổ tiên.


    Tết hoa mào gà còn là dịp để dân làng bày tỏ lòng biết ơn với các thần linh, các quan thổ thần thổ địa nơi đồng bào sinh sống đã phù hộ cho họ một năm có sức khỏe và mùa màng tươi tốt đồng thời cầu xin những điều tốt đẹp cho một năm mới.Tết hoa mào gà từ bao đời nay và mãi mãi vẫn là một nhu cầu tâm linh không thể thiếu được trong đời sống tinh thần mỗi dịp đón mừng năm mới của đồng bào dân tộc Cống.

    Tết hoa mào gà
    Tết hoa mào gà
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Cống
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Cống
  12. Trong hai ngày 25 và 26 tháng Chạp, người H'mông bắt đầu nghỉ ngơi và đón Tết. Tối 30 Tết, người dân tộc H'mông bắt đầu lễ cúng tổ tiên bằng lợn, gà. Trước kia, người H'mông không có truyền thống gói bánh chưng nhưng họ lại chuẩn bị thịt, rượu và bánh ngô đầy đủ trong dịp Tết. Tối ngày 20 Tết, người H'mông cũng tổ tiên của mình bằng những món ăn làm từ thịt lợn, thịt gà. Sau khi cùng tổ tiên, gia đình sẽ quây quần bên nhau và cùng thưởng thức bữa cơm mà người dân tộc Kinh hay gọi là "cơm tất niên" cho đến khi tiếng gà gáy đầu tiên vang lên.


    Từ mùng 1 Tết trở đi, họ sẽ mặc quần áo, giày dép mới để đi hơi tết.Nhắc đến Tết của người Mông thì không thể thiếu Lễ hội Sái Sán hay còn được gọi là Lễ Hội Gầu Tào. Lễ hội được tổ chức để tôn thể hiện sự tôn kính của người dân, cầu mong cho mùa màng, gia súc bội thu, trẻ em được hạnh phúc. Nếu một gia đình người dân tộc H'mông có thành viên đang đau ốm, sức khỏe không tốt hay mùa màng thất bát thì gia đình có thể mời một thầy cúng tổ chức lễ hội Gầu Táo nhằm cầu mong sự may mắn, sức khỏe tốt hơn.


    Ngoài ra, trong dịp Tết của người H'mông còn có phong tục vỗ mông để tỏ tình. Đây là cách tỏ tình khá độc đáo của những chàng trai, cô gái trẻ người H'mông. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về các nam thanh nữ tú sẽ tập trung dưới chân núi để vui xuân, xem hội. Nếu một chàng trai đã thầm thích một cô gái nào đó sẽ vỗ mông nàng để "bắn tín hiệu", cô gái sẽ nhanh chóng nhận ra tấm chân tình của chàng trai và hai người sẽ dắt tay nhau tìm chỗ tâm tình riêng tư thâu đêm suốt sáng để thỏa hết tình cảm chứa chan bấy lâu.

    Vỗ mông tỏ tình là phong tục đón Tết lâu đời của người H'mông
    Vỗ mông tỏ tình là phong tục đón Tết lâu đời của người H'mông
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc H'mông
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc H'mông
  13. Người dân tộc Cao Lan chuẩn bị Tết vô cùng chu đáo, bởi đây được coi là cơ hội để tất cả mọi người cùng nghỉ ngơi và thỏa sức vui chơi sau một năm làm việc vất vả. Trong dịp tết, tất cả các gia đình cùng tụ họp bên những bếp lửa đỏ, cùng nhau chia sẻ về những khó khăn, vất vả trong năm cũ và mong muốn một năm mới làm ăn thuận buồm xuôi gió. Người Cao Lan đón Tết với một bầu không khí rực rỡ với sắc đỏ tràn ngập không gian.


    Một số nơi trong nhà của người Cao Lan như cửa nhà, cổng ra vào, chuồng gia súc... đều được dán giấy đỏ trước Tết 2 ngày. Với màu đỏ rực rỡ phong tục này của người Cao Lan với hy vọng có được may mắn, hạnh phúc và nhiều điều tốt đẹp trong năm tới, một năm tài lộc đầy nhà, an khang thịnh vượng. Ngoài ra, theo phong tục của người dân tộc Cao Lan, ngày đầu tiên của năm mới sẽ phải đi thăm những người họ hàng, thân thích trong gia đình, ngày thứ hai sẽ là ngày đến thăm hỏi những người hàng xóm gần gũi với gia đình.


    Một trong những điều khiến Tết của người Cao Lan vô cùng thú vị đó chính là loại bánh "vắt vai". Trong những ngày Tết của người Cao Lan, gia đình nào cũng phải gói bánh vắt vai, loại bánh được chế biến từ những nguyên vật liệu thân quen như lá chuối, gạo nếp, đỗ và đường. Người Cao Lan thường đến thăm nhà họ hàng và mang theo nhiều đồ vật làm quà, để có thể mang nhiều đồ trên một quãng đường xa, họ thường vắt những chiếc bánh này lên vai. Từ đó, những chiếc bánh "vắt vai" với tên gọi hết sức thú vị đã ra đời.

    Người Cao Lan dán giấy đỏ với mong muốn một năm đầy tài lộc
    Người Cao Lan dán giấy đỏ với mong muốn một năm đầy tài lộc
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Cao Lan
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Cao Lan
  14. Điểm độc đáo trong bàn thờ của người Pà Thẻn là luôn xuất hiện một bát nước lã luôn đầy được đậy kín để thờ cúng trong năm. Nếu nước vơi đi thì phải đợi đến tháng 6 chủ gia đình mới mở bát và chế thêm nước cho đong đầy. Đêm giao thừa tất cả các cửa trong nhà đều được đóng kín và bịt hết lỗ thoáng rồi chủ nhà sẽ dùng nước trong bát đó để lau chùi sạch sẽ và thay lượt nước khác để đón chào năm mới. Mọi hành động trên đều diễn ra bí mật nếu trót bị lọt ra ngoài thì cả nhà sẽ gặp xui xẻo, vận hạn trong năm tới.


    Ngoài phong tục thờ bát nước lã, người Pà Thẻn còn có lễ hội nhảy lửa vô cùng độc đáo. Lễ hội này thường được tổ chức vào cuối năm vào tháng 10 đến tháng 12 nhằm thể hiện tinh thần dám đương đầu với những nguy hiểm và xua đuổi bệnh tật. Sau khi thầy cúng của người dân tộc Pà Thẻn thông báo lý do chính thức tổ chức lễ hội nhảy lửa và mời các vị thần linh trong tín ngưỡng của họ về dự lễ cùng với người dân, những người dân tham gia lễ hội sẽ nhảy vào đống lửa.


    Khi tham gia lễ hội nhảy lửa, có những người Pà Thẻn không ngần ngại để chân trần và nhảy vào trên đống than củi đang cháy. Đôi khi những người tham gia lễ nhảy lửa còn bốc viên than đang cháy và bảo vào miệng. Những người được chọn tham gia nhảy lửa phải là những người có đạo đức tốt. Một điều vô cùng bí ẩn là tất cả những người tham gia nhảy lửa đều không bị bỏng. Lễ hội nhảy lửa nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của dân làng.

    Thờ bát nước lã là tục đón năm mới của người Pà Thẻn
    Thờ bát nước lã là tục đón năm mới của người Pà Thẻn
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Pà Thẻn
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Pà Thẻn
  15. Phong tục đón Tết của người dân tộc Lô Lô rất đơn giản, không quá ồn ào nhưng lại có nét riêng vô cùng thú vị. bắt đầu từ ngày 28-29 tháng Chạp, tất cả các thành viên trong gia đình đều cùng nhau dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, đi đổ rác tại các ngã ba và ngã tư. Họ tin rằng, khi làm vậy sẽ loại bỏ được những điều không may mắn, không như mong muốn trong năm cũ và chào đón một năm mới với nhiều may mắn và hạnh phúc hơn. Chiều 30 tết, người Lô Lô sẽ cùng nhau ăn một bữa cơm đầm ấm. Người làm chủ gia đình sẽ tổ chức lễ cúng cầu mong sức khỏe, may mắn cho các thành viên trong gia đình và mời "linh hồn" người đã khuất về sum họp.


    Khi tiếng gà gáy đầu tiên vang lên trong đêm giao thừa chủ các hộ gia đình người Lô Lô sẽ cử một thành viên trong nhà đi đánh thức đàn gia súc để chúng cùng được đón Tết với cả nhà. Cũng tại thời điểm này một lễ cúng trang trọng sẽ diễn ra, đàn ông được cúng bằng gà trống, đàn bà được cúng bằng gà mái để cầu sức khỏe và tiền tài cho cả nhà trong năm mới. Trong gia đình sẽ có một thành viên được chọn để đi gánh nước, những người khác sẽ đi cho gia súc ăn. Người Lô Lô tin rằng, những âm thanh của gia súc sẽ góp phần khiến không khí đón năm mới tại đây thêm náo nhiệt và rộn rã.

    Người Lô Lô sẽ đánh thức gia súc cùng đón năm mới vào đêm giao thừa
    Người Lô Lô sẽ đánh thức gia súc cùng đón năm mới vào đêm giao thừa
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Lô Lô
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Lô Lô
  16. Tết của người dân tộc Dao thường diễn ra vào tháng Giêng âm lịch, mở đầu một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Trước lễ hội, người dân tộc Dao thường chuẩn bị một bàn thờ được làm từ bốn tấm gỗ, xung quanh được làm từ tre. Bên trong bàn thờ có ba ống tròn to, tượng trưng cho trời, đất và con người. Bên trong ác ống còn có tiền, vàng mã. Trong lễ hội, sẽ có bốn thành niên mặc quần áo đẹp đặt lễ vật là gà luộc, bánh nếp, bánh ngọt và vàng mã lên đầu và mang đến từ bốn phía khác nhau. Thầy cúng sẽ đọc to những lời cầu nguyện để năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.


    Với quan niệm ngày Tết mùa xuân là dịp để bà con buôn làng vui chơi, thăm hỏi và chúc nhau một năm mới tốt lành nên ở các tộc người Dao đã xuất hiện tục Tết Nhảy để thể hiện hết những mong ước trên. Không chỉ mang đến một năm mới tràn ngập sức sống, Tết Nhảy còn giúp người Dao được dịp rèn luyện thể chất dẻo dai, cơ thể săn chắc để chuẩn bị cho những vụ mùa mới đang chờ đợi ở phía trước. Những người tham gia Tết Nhảy sẽ tham gia hết mình không kể ngày đêm, ai kiệt sức thì nghỉ ngơi để hồi lại và tiếp tục cuộc vui. Mỗi dịp Tết Nhảy mọi người sẽ múa, nhảy lần lượt hàng trăm điệu khác nhau trên nền tiếng chiêng, trống rộn rã sắc xuân.


    Vào ngày đầu tiên của năm mới, tất cả người Dao tại các bản sẽ tập trung ở một nơi được chọn trước để thực hiện những nghi lễ cổ truyền. Ngay sau đó, tất cả từ già trẻ gái trai đều cùng nhau diễu hành qua các nhà cùng tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng kèn ồn ã, đi đến đâu, họ đều cố gắng lấy trộm vật gì đó từ các gia đình 2 bên. Người Dao quan niệm, càng ăn trộm được nhiều thì năm đó càng may mắn. Ngược lại, trong lúc “hành sự” nếu bị gia chủ bắt gặp sẽ bị phạt uống rượu và cả năm đó coi như không may. Vì tục này không mang nặng tính vật chất nên người Dao thường chỉ ăn trộm những thứ như rau cỏ, thịt, trứng,…trong gian bếp để tượng trưng. Kết thúc hôm đó, những "tên trộm" sẽ đem chiến lợi phẩm của mình trả lại cho các gia đình để xin thưởng.

    Tết Nhảy mang đến cho người Dao một năm mới tràn ngập sức sống
    Tết Nhảy mang đến cho người Dao một năm mới tràn ngập sức sống
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Dao
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Dao
  17. Tết “bỏ mả” của dân tộc Gia Rai giống với tục tảo mộ Tết thanh minh của người Kinh nhưng được tổ chức lớn hơn nhiều. So với các ngày hội mùa, hội mừng sức khỏe, hội đâm trâu thì tết “bỏ mả” là ngày hội lớn nhất của đồng bào Gia Rai. Già làng và các bô lão có chức vị sẽ là những người chủ trì, thực hiện nghi lễ cúng mồ. Họ thay mặt người trong làng cầu chúc cho năm mới an lành, mùa màng bội thu, con cháu đầy đàn, cuộc sống yên ổn suốt năm.


    Mùa hội xuân của người Gia Rai được gọi là Ning Nơng ở đây có phong tục đặc biệt là ăn Tết với người chết. Đồng bào Gia Rai đặc biệt coi trọng người đã khuất, vì thế khi gia đình, dòng tộc có người thân mất đi, họ sẽ làm những ngôi nhà mồ công phu, cầu kỳ để thờ cúng. Bên cạnh khu nhà mộ thường có một căn nhà gỗ được gọi là “nhà uống rượu” – nơi để các trưởng lão và thanh niên trai tráng trong làng thưởng thức rượu cần, ăn cơm ăn thịt. Việc nấu nướng cho bữa tiệc cũng được thực hiện ở ngay gần khu nhà mộ, đồng bào còn đốt lửa hội ở giữa khu mộ.


    Người Gia Rai không ấn định ngày chính thức để đón Tết riêng cho dân tộc mình mà chọn tháng Tết là tháng một, tức tháng tư âm lịch. Tùy vào địa lý, thời tiết của mỗi vùng mà người Gia Rai ở mỗi nơi sẽ tổ chức Tết vào những ngày khác nhau. Mặt khác, tết của người Gia Rai cũng có thể được tổ chức vào ngày theo ý ý định của mỗi gia đình.

    Mùa hội xuân của người Gia Rai
    Mùa hội xuân của người Gia Rai
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Gia Rai
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Gia Rai
  18. Người Thái ở Sơn La và Lai Châu đón Tết hầu như suốt cả mùa, gọi là mùa Tết. Đầu tiên là Tết Soong Sịp (Tết Cơm Mới) sau khi lúa ở ngoài đồng đã chín vàng họ giết trâu, mổ lợn, lấy lúa mới đồ xôi nếp để cúng lễ. Mọi nhà đều tổ chức ăn uống vui vẻ. Sau Tết Soong Sịp là Tết Kim Lao Mao (tết uống rượu), tết ông Táo và lớn nhất là Tết Nen Bươn Tiền (Tết Nguyên đán). Trong đêm giao thừa Tết Nen Bươn Tiền người lớn ngồi quây quần bên bếp lửa ấm cúng để chào đón những giây phút quan trọng, sự chuyển giao của năm cũ sang năm mới.


    Còn các chàng trai, cô gái tiếng trống chiêng, tiếng hát giao duyên vẫn vang lên đều đặn để cùng chờ đợi đồng hồ báo 12 giờ thì sẽ đi lấy nước cầu may. Tục lấy nước cầu may của người Thái đã có từ bao đời đến nay vẫn được lưu truyền lại cho các thế hệ trẻ. Việc lấy nước phải được thực hiện trước khi gà gáy canh 1. Nếu như lấy nước mà gà đã gáy rồi thì sẽ không còn ý nghĩa. Nước để lấy là nước suối, nhưng nếu ai lấy được nước ở đầu nguồn của con suối thì sẽ càng mát trong, thanh khiết hơn.


    Người Thái quan niệm lấy nước suối ở đầu nguồn về uống và rửa mặt trong những giây phút đầu tiên của năm mới thì sẽ được thanh khiết như nguồn nước suối và cả năm đó họ cùng gia đình sẽ luôn mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn. Vào ngày đầu năm họ không quên đem dao, rựa vừa đi ra đường vừa phát quang để thông thoáng cho năm mới. Vui nhất là các hội Xòe Thái nổi tiếng, người dân tha hồ vui chơi cho đến rằm tháng giêng mới mãn.

    Người Thái ở Sơn La và Lai Châu đón Tết hầu như suốt cả mùa.
    Người Thái ở Sơn La và Lai Châu đón Tết hầu như suốt cả mùa.
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Thái
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Thái
  19. Người dân tộc Pu Péo sử dụng lịch của triều đại nhà Chu của Trung Quốc. Theo lịch của nhà Chu, một chu kỳ gồm 12 năm và một năm có 12 tháng. Hai mươi chín hoặc ba mươi ngày. Và 12 giờ sẽ là một ngày. Giống như lịch âm của nước ta hiện nay, cứ ba năm lại có một năm nhuận. Đây chính là lí do người dân tộc Pu Péo cũng tổ chức Tết Nguyên đán như một số dân tộc thiểu số khác của Việt Nam. Dân tộc Pu Péo có ngôn ngữ và phong tục tập quán riêng nên nếu có cơ hội đến thăm dân tộc Pu Péo một lần vào dịp Tết, bạn sẽ có những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.


    Đúng vào thời khắc giao thừa người Pu Péo sẽ canh chừng mấy con gà trống để chọn đúng thời điểm chúng vỗ cánh và chuẩn bị gáy thì họ sẽ đốt một quả pháo và ném vào chuồng để làm lũ gà bị giật mình chúng sẽ đua nhau gáy to. Đúng thời điểm này người dân sẽ cùng nhau hò hét để lấn át giọng gà trống gáy. Với quan niệm tiếng gà gáy có ý nghĩa thiêng liêng, vui vẻ nên người nào lấn át được tiếng gà sẽ gặp may mắn và tốt đẹp trong cả năm tới.

    Người Pu Péo Cướp giọng gà để gặp may mắn ở năm tới
    Người Pu Péo Cướp giọng gà để gặp may mắn ở năm tới
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Pu Péo
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Pu Péo
  20. Vào mùa xuân lúc bắt đầu vụ mùa lúa mới đồng bào các huyện Phước Sơn, Giằng, Hiên ở Quảng Nam tổ chức ăn Tết Prơ-giê-râm . Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm. Vào dịp Tết này nhà nhà đều trang trí hết sức đẹp đẽ. Các loại ghẻ, cung nỏ, giáo, mác, thanh la, trống, chiêng được lau chùi cẩn thận. Người dân tộc Cơ Tu thường tổ chức ăn tết ngay sau vụ thu hoạch kết thúc. Trước Tết một tuần, người dân cùng nhau tổ chức hội đi bắt cá ở những con sông lớn. Khác với những nơi bắt cá bằng lưới hay sử dụng cần câu cá, người dân sử dụng các loại trái cây, vỏ cây, rễ cây ngâm.


    Ở nhà Gươi người ta dựng cột đâm trâu bằng cây gạo trạm trổ, sơn vẽ đẹp mắt. Nhiều sinh hoạt văn hóa diễn ra tại nhà Gươi như kể chuyện, nhảy múa, hát dân ca. Con gái được dịp trao đổi tâm tình và rủ nhau chơi xuân kéo dài cả tháng. Các hoạt động đón tết Prơ-giê-râm thể hiện bản sắc văn hóa riêng của dân tộc Cơ Tu, là dịp mọi người nghỉ ngơi và tổng kết một năm bội thu hay tai ương, khỏe mạnh hay thiên tai, dịch bệnh...


    Trong những ngày Tết Prơ-giê-râm, người Cơ Tu thường chỉ ăn những món ăn do chính tay những người dân trong làng làm ra từ gạo nếp, sắn, ngô,...Một trong những đặc trưng của người Cơ Tu là loại rượu cần và rượu tà vạt, đây là hai loại rượu nổi tiếng của người Cơ Tu. Món bánh sừng trâu cũng là một trong những món ăn không thể thiếu trong ẩm thực ngày Tết của người Cơ Tu, món ăn này không chỉ dùng để ăn trong nhà mà còn để đãi khách. Ngoài ra, món ăn thú vị khi đến thăm gia đình người dân tộc Cơ Tu phải thưởng thức một lần là món Za zá- món ăn truyền thống của dân tộc.

    Tết Prơ-giê-râm của người Cơ Tu
    Tết Prơ-giê-râm của người Cơ Tu
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Cơ Tu
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Cơ Tu
  21. Tết đến xuân về chính là mùa lễ hội bắt chồng của các dân tộc ở vùng Tây Nguyên, trong đó có dân tộc Churu. Người dân tộc Churu theo chế độ một vợ một chồng, người đàn ông thường sống với gia đình nhà vợ, con cái đều theo họ mẹ. Người con gái sẽ là người chủ động trong việc hôn nhân. Khi một cô gái đã tìm được người đàn ông mình thích, cô gái ấy sẽ chủ động báo tin này đến gia đình của mình. Nếu được đồng ý, một người trong gia đình cô gái sẽ được cử đến gia đình nhà trai để cầu hôn.


    Nếu nhà trai chấp nhận lời cầu hôn thì nhà gái sẽ trao quà cho nhà trai và làm thủ tục đeo nhẫn đính hôn vào ngón tay của chàng trai. Vào một đêm đẹp trời cô gái người dân tộc Churu sẽ đeo chiếc nhẫn thề nguyền vào tay chàng trai và tiến hành lễ bắt chồng. Thời gian để tiến hành lễ bắt chồng là vào ban đêm. Trái lại chàng trai không thuận ý sau 7 ngày sẽ mang trả nhẫn. Cô gái sẽ kiên trì trao nhẫn cho chàng vào một đêm trăng thanh gió mát đến khi nào chàng ưng lòng mới thôi.

    Lễ hội Bắt chồng là phong tục Tết độc đáo của người Churu
    Lễ hội Bắt chồng là phong tục Tết độc đáo của người Churu
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Churu
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Churu
  22. Người dân tộc Mường có phong tục ăn Tết khá giống với Tết của người dân tộc Kinh. Tuy nhiên, người Mường cũng có những phong tục tập quán riêng vô cùng đặc sắc. Một trong những phong tục truyền thống đặc sắc của người Mường đó là tục hát "sac bua". "Sa bua" là cách hát chúc mừng năm mới theo cách của người dân tộc Mường. Ngày mùng một và mồng hai Tết, những đứa trẻ người dân tộc Mường sẽ cùng nhau đánh cồng chiêng và hát "sac bua".


    Giống như những dân tộc thiểu số khác cùng chung sống đồng bào dân tộc Mường coi những nghi thức ngày lễ Tết là nghi thức quan trọng nhất và lớn nhất trong năm, trong đó có tục gọi trâu về ăn Tết. Với họ con trâu là “con của” là loài vật nuôi quan trọng, gần gũi trong đời sống lao động. Con trâu hay cái cày cũng cần được nghỉ Tết sau một năm vất vả trên đồng ruộng. Những ngày trước Tết họ chuẩn bị sẵn mõ để sau giao thừa, những đứa trẻ người Mường cầm đuốc, mõ ra đường, dạo quanh ngõ vài vòng chúng sẽ dừng lại giả vờ đếm “1, 2, 3, 4…” rồi tự bảo “Trâu nhà tôi đủ rồi”.

    Mặc dù chỉ là nghi thức tượng trưng nhưng bọn trẻ lại cảm thấy rất hứng thú. Cùng với nghi thức đó người Mường ở đây cũng treo bánh ống lên các dụng cụ sản xuất như cày, bừa, đòn gánh để mời “những người bạn đồng hành” này về ăn Tết với gia đình. Tiếp đó, các thành viên trong gia đình sẽ xuống suối lấy nước về thắp hương tổ tiên trước khi đổ vào vại tích nước ăn. Người Mường tin rằng thứ nước thiêng lấy vào đêm giao thừa sẽ đem lại may mắn, gia đình làm ăn tấn tới trong năm mới.

    Sinh hoạt văn hóa của người Mường trong dịp tết.
    Sinh hoạt văn hóa của người Mường trong dịp tết.
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Mường
    Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Mường



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy