Tết của dân tộc Tày

Dân tộc Tày hiện có gần 1,5 triệu người, sống chủ yếu ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh. Tết của dân tộc Tày bắt đầu vào 30 và kết thúc (lễ tạ tổ tiên) vào khoảng sáng mùng Ba. Mùng Bảy, họ ra đồng làm việc nhưng chỉ mang tính hình thức. Đến ngày 15, họ ăn Tết lại, gần giống như ăn rằm tháng Giêng của người Kinh, nhưng người Tày thì gọi là ăn Tết lại. Ngày 27 hay 28, các gia đình đã thịt lợn, gói bánh chưng... Bàn thờ được lau chùi, người ta buộc bốn cây mía vào bốn góc chân bàn thờ, quan niệm đó là cái gậy để tổ tiên chống. Tối 30, vừa tiếp khách đến chơi, phụ nữ trong nhà vừa làm bỏng, chè lam, bánh khảo.


Khác với người Thái, người Tày kiêng sáng mùng Một có người không mời mà vào nhà. Họ chọn mời người xông nhà là người có đạo đức trong bản, người có phúc lớn, kị nhất là người có tang... Đàn ông Tày mùng Một chơi cha (tức bố mẹ vợ), mùng ba chơi thầy (thầy cúng). Một số trò chơi cũng được phát động trong Tết mà phổ biến nhất là tung còn. Ra xuân người Tày còn có hội lồng tồng (xuống đồng). Vào dịp Tết người ta mặc những bộ quần áo đẹp nhất đi chơi. Màu sắc áo Tày khá trầm. Phụ nữ mặc áo dài màu chàm 5 thân, một thân ngắn, bốn thân dài, ống tay hẹp, thắt lưng cũng màu chàm bỏ mối ra phía sau lưng, đầu đội khăn vuông chàm, trong có vải quấn tóc màu đen hoặc chàm, chân đi hài thêu mũi cong hình mỏ gà.

Tết độc đáo của người Tày
Tết độc đáo của người Tày
Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Tày
Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Tày

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy