Tết của dân tộc Phù Lá

Người Phù Lá ở Lào Cai ăn Tết chính trong 3 ngày từ mồng 1 đến mồng 3 tháng Giêng, nhưng các hoạt động vui xuân thường kéo dài đến hết ngày 15 sau đó mới bắt đầu bước vào lao động sản xuất cho một mùa vụ mới. Để chuẩn bị đón Tết từ tháng Chạp, đồng bào đã chuẩn bị củi, dự trữ rau, sấy khô cá, nấu rượu và tìm lá dong để gói bánh chưng. Ngoài bánh chưng, bánh dầy, người Phù Lá còn có nhiều món ăn ngày Tết đa dạng và độc đáo.


Vào ngày 30 Tết mỗi gia đình người Phù Lá thường vào rừng lấy một ngọn trúc về để quét dọn nhà và đặt lên bàn thờ tổ tiên, với mong muốn quét sạch mọi cái xấu của năm cũ và đón một năm mới an lành, bội thu. Ngày mồng 1 Tết tất cả mọi người đều diện những bộ trang phục mới và đẹp nhất, đi chúc Tết bố mẹ, ông bà, người thân và hàng xóm. Trong tiếng khèn, điệu hát, lời ca rộn rã, người già gặp nhau đầm ấm bên chén rượu trong khi thanh niên, trẻ nhỏ hòa mình vào các trò chơi đu quay, đá cầu, trốn tìm, đánh cỏ, chơi cù…


Phong tục đón Tết của người dân tộc Phù Lá mang đậm nét truyền thống văn hóa của người Việt khi thờ cúng tổ tiên. Đây là một nét văn hóa đặc sắc thể hiện triết lý cội nguồn đáng trân trọng và niềm tin bất diệt về một cuộc sống vĩnh hằng của con người ngày cả khi đã ở cõi chết. Không chỉ vậy, đây còn là dịp để các thế hệ sau có thể ghi nhớ công ơn của những thế hệ trước, biết trân trọng và gìn giữ những nét phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

Ngày tết của dân tộc Phù Lá
Ngày tết của dân tộc Phù Lá
Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Phù Lá
Phong tục đón Tết độc đáo của người dân tộc Phù Lá

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy