Top 22 Phong tục đón Tết độc đáo nhất ở các quốc gia châu Á
Nếu các quốc gia phương Tây xem Giáng sinh là dịp đoàn viên lớn nhất trong năm thì cộng đồng Á Đông chúng ta lại vô cùng mong chờ dịp Tết cổ truyền. Mỗi quốc ... xem thêm...gia châu Á lại có cách đón Tết độc đáo riêng. Chúng ta hãy cùng khám phá phong tục diễn ra trong những ngày này, để phần nào hiểu thêm về con người, văn hoá và lối sống ở những nơi ta sẽ ghé qua. Tuy cách thức có thể khác nhau, nhưng tựu chung nét văn hóa trong ngày Tết Âm lịch đều biểu thị lòng biết ơn tổ tiên và cầu mong điều tốt đẹp đến với mọi người.
-
Một trong hai dịp lễ lớn nhất của người Mông Cổ trong năm chính là Tết Âm lịch, còn gọi là Tết Tháng trắng. Đây không chỉ là một ngày lễ báo hiệu kết thúc mùa đông dài lạnh lẽo, đón chào một mùa xuân mới mà nó còn là thời điểm để gia đình sum vầy và thắt chặt mối quan hệ. Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng này người Mông Cổ sẽ dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại, tắm rửa, mặc quần áo mới, để đón năm mới "sạch sẽ". Món ăn truyền thống trong Tết Tháng trắng là các sản phẩm làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô…Ngày nay, Tết trở thành ngày lễ dành cho gia đình, thể hiện sự tôn trọng đối với người già và khuyến khích những người trẻ tìm hiểu về truyền thống và văn hóa của người Mông Cổ. Ngoài ra, đây còn được coi là ngày lễ để cổ vũ những người chăn nuôi gia súc có thể vượt qua được mùa đông khắc nghiệt và kỷ niệm để chào đón những ngày mùa xuân ấm áp hơn.
Trước giao thừa những người nam giới ở Mông Cổ sẽ thực hiện một nghi lễ quan trọng là lên một ngọn đồi hay núi gần đó để cầu nguyện. Sau khi cầu nguyện mỗi người chọn một hướng đi mà theo tử vi là hợp với họ để xuất hành. Việc xuất hành đầu năm này được cho là sẽ mang lại may mắn cho mọi người. Trong 3 ngày Tết người Mông Cổ sẽ chỉ mặc trang phục dân tộc. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng. Sau đó họ cùng nhau trò chuyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức chúng. Mọi người phải đón năm mới với một tâm hồn lạc quan và tích cực, trái tim nhân hậu, không được nghĩ và làm những điều xấu. Ngoài ra, các khoản nợ cũng phải được trả trước năm mới và không ai được tranh cãi trong những ngày Tết.
-
Người Hồng Kông đón Tết âm lịch cổ truyền với rất nhiều hoạt động. Tết cổ truyền ở Hồng Kông có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, nhưng cách đón Tết của người Hồng Kông pha trộn giữa truyền thống Phương Đông với nét văn hóa phóng khoáng, mới mẻ của phương Tây. Trong dịp Tết âm lịch hoạt động nổi bật diễn ra ở Hồng Kông là Hội chợ hoa đón mừng năm mới (kéo dài từ ngày 25 đến 30 Tết âm lịch). Tại đây luôn luôn có những loài cây quen thuộc của mùa xuân như: Quất, thủy tiên, mẫu đơn, đào, biểu tượng cho những gì tốt đẹp và may mắn nhất trong năm mới.
Trong văn hóa của người Hồng Kông, màu đỏ là một màu may mắn và tượng trưng cho hạnh phúc và thành công. Trong năm mới nếu bạn nhận được một phong bao lì xì đồng nghĩa với việc bạn sẽ có được may mắn trong năm mới. Theo truyền thuyết kể lại, một con thú thần tên là Nian chuyên phá hoại các ngôi làng, ăn thịt gia súc, thậm chí là trẻ em hàng năm vào đêm giao thừa. Tuy nhiên, con thần thú này lại rất sợ màu đỏ nên người Hồng Kông sẽ sử dụng những vật dụng màu đỏ để trang trí nhà cửa vào dịp Tết như đèn lồng đỏ, áo dài và pháo đỏ để xua đuổi chúng. Vào ngày đầu tiên của năm mới người Hong Kong còn tập trung ở cảng Tsim Sha Tsui, xem các vũ đoàn nghệ thuật biểu diễn, các nhân vật Disney diễu hành trong tiếng nhạc rộn rã. Trong ngày mùng 2 Tết mọi người lại rủ nhau đến cảng Victoria, thưởng thức màn biểu diễn pháo hoa kéo dài 20 phút - được xem là một trong những màn bắn pháo hoa đẹp nhất thế giới. -
Trước thềm năm mới mọi gia đình người Nhật Bản đều tổ chức một bữa tiệc gọi là Bonenkai (bữa tiệc giã từ năm cũ) để xóa bỏ những lo lắng, buồn phiền, chào đón năm mới đến. Vào những ngày này mọi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trong nhà và ngoài cổng đều được trang trí bằng những đồ dùng làm từ gỗ thông, tre và cây mận. Người ta quan niệm rằng xem mặt trời mọc vào ngày này là việc làm tốt nhất để chào đón một năm mới thịnh vượng, may mắn và tốt đẹp. Theo truyền thống vào những ngày đầu năm mọi người phải viếng thăm một điện thờ hoặc một ngôi chùa. Người Nhật quan niệm không ai được nợ nần từ năm cũ sang năm mới, ai cũng phải đi trả nợ để cho năm mới được suôn sẻ, làm ăn phát đạt. Vào đêm giao thừa người ta thường ăn món toshikoshi soba (mì kiều mạch), một loại mì sợi dài tượng trưng cho cuộc sống khỏe mạnh, lâu dài.
Một món ăn quan trọng nữa là bánh Mochi. Thứ này được ăn với súp Ozoni. Đồ cúng được bày trên một cái bàn nhỏ. Đồ cúng thường bao gồm Omochi, quả hồng khô, hạt dẻ khô, hạt thông, đậu đen, cá mòi, tôm, cá tráp, mực, Mochibana, quýt và nhiều thứ khác nữa tùy từng nơi. Món Toshikoshi soba luôn được ăn vào dịp năm mới ở Nhật Bản. Khi năm mới bắt đầu các thành viên trong gia đình có truyền thống cúng vào buổi sáng đầu năm ở nhà. Vào dịp năm mới người Nhật Bản không bao giờ quên một phong tục, đó là gửi thiệp chúc mừng năm mới cho bạn bè, người thân vào ngày 1/1.Tuy nhiên ở Nhật có truyền thống trong những ngày đầu năm các cô gái sẽ ra đồng hái nhiều loại cây cỏ (không độc) khác nhau, sau đó tới ngày mùng 7 Tết, chủ nhà sẽ đem ra để nấu với gạo thành bữa ăn đặc biệt cho bữa sáng ngày hôm đó. Lễ nghỉ Tết người Nhật thường 2 tuần, ngày lễ được kéo dài hơn nước ta.
-
Pohela Boishakh là ngày mừng năm mới truyền thống của người Bengal. Vào 15/4 hàng năm các hoạt động kỷ niệm văn hoá Bengal được tổ chức trên khắp đất nước Bangladesh. Hoạt động truyền thống được tổ chức để chào mừng bao gồm đua bò ở Munshiganj, đấu vật ở Chittagong, đua thuyền, cockfights, đua chim bồ câu. Pohela Boishakh là lễ hội đón năm mới của Bangladesh vào ngày 14/4. Để kỷ niệm lễ hội này, người Bengal chào nhau bằng cách nói "Shubho Noboborsho" có nghĩa là "Năm mới thịnh vượng".
Pohela Boishakh được tổ chức bằng cách dành thời gian cho gia đình, đi hội chợ, dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa và mua sắm quần áo mới. Khi một năm kết thúc, cộng đồng người Bengali mua Panjika, một cuốn sách ghi chép tất cả những ngày quan trọng trong năm mới tới. Tất cả các sự kiện tốt lành bao gồm tân gia, đám cưới đều được lên kế hoạch theo Panjika. Những ngôi nhà được trang trí tại Bangladesh giống những kiến trúc trong truyền thống được gọi là alpana. Những món ăn ngon được ăn trong ngày ngày này bao gồm illish maach, dhokar dalma, cơm, chanar dal. Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mọi người thuộc mọi tầng lớp khác nhau, cùng mặc những bộ váy đầy màu sắc sặc sỡ cùng tham gia vào các hoạt động vui nhộn như ca hát, chơi trò chơi, khiêu vũ hay cùng nhau tha, gia vào các bữa tiệc.
-
Trong tiếng Indonesia năm mới là Tahun Baru Masehi, thường được tổ chức vào ngày 1/1 hàng năm. Đây được xem là một ngày lễ quan trọng của quốc gia, vì vậy tất cả mọi người đều được nghỉ vào những ngày này. Vào những ngày đón năm mới mọi người đều thích dành thời gian cho gia đình và bạn bè. Đây là một kỳ nghỉ nên các rạp chiếu phim hay nhà hàng thường có rất đông người. Họ vui chơi, ăn uống, tham quan một vài danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong thành phố. Vào các buổi tối mọi người thường đến các quán rượu và câu lạc bộ đêm để hưởng thụ không khí vui vẻ cùng bạn bè. Vào dịp năm mới mọi người cũng tranh thủ đi mua sắm. Những khu phố buôn bán lớn luôn tấp nập, người ta đến để mua quần áo và các vật dụng mới đây là quan niệm mong muốn có được một sự khởi đầu mới tốt. Người Indonesia cũng chuẩn bị đồ cúng đặt bàn thờ cúng các vị thần và tổ tiên vào đêm giao thừa. Đồ cúng gồm chủ yếu là bánh và trái cây.
Người Indonesia cũng tin rằng vào đêm giao thừa, tất cả các ngọn đèn trong nhà phải được bật sáng suốt đêm. Nếu nhà tối tăm thần tương lai sẽ không thể nhìn thấy gì và sẽ không ghé vào gia đình họ. Cũng có nhiều gia đình đi chùa thắp nến và cầu nguyện các thần như Kwan Im, thần tình yêu và thần may mắn. Ở Indonesia hầu hết các ngôi chùa đều mở cửa vào đêm giao thừa. Người ta thường thắp rất nhiều nến trong chùa vì tin đó là dấu hiệu cho một tương lai tươi sáng. Vào nửa đêm pháo hoa được bắn ở khắp mọi nơi. Đây là hành động để xua đuổi tà ma và tội ác, nhưng cũng để tăng thêm sự hứng khởi của mọi người trong lễ hội mừng năm mới. Theo truyền thống vào thời khắc này, các gia đình đều mở toang cửa sổ và cửa chính để tiễn năm cũ đi và đón may mắn vào nhà trong năm mới. Nếu đến Indonesia vào dịp Tết âm lịch, bạn đừng ngạc nhiên nếu có ai đó chào mừng bạn bằng câu: “Selamat Hari Raya”. Câu chúc mừng này có nghĩa là chúc một lễ hội vui vẻ và nó được dùng trong tất cả những dịp lễ hội lớn. -
Tết đón năm mới của người Lào được gọi là Bunpimay (hay Tết “Buộc chỉ cổ tay”, lễ hội “Hốt Nậm” – Té nước cầu mong nước về cho cuộc sống sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc). Trong những ngày này người Lào rất chú trọng tới việc ăn món lạp, đặc biệt là các doanh nhân. Bởi trong tiếng Lào, lạp có nghĩa lộc được xem như linh hồn của người Lào trong năm mới. Người ta có thể đem món lạp chúc Tết lẫn nhau, nhà nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều lộc. Lạp thường được làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi sau đó đem trộn với gia vị. Đặc biệt món này mà không có thính thì sẽ làm giảm hương vị độc đáo của chúng.
Đặc biệt với những người làm nghề kinh doanh, lạp thường được các đầu bếp làm rất công phu, bởi nếu không ngon thì họ thường ví năm mới làm ăn có nhiều điềm xui.Trong ngày Tết nước Lào thường có phong tục biếu vải, biếu khăn cho người già. Ban ngày người ta đến đền chùa cầu nguyện. Buổi tối thì tập trung ở chùa để vui chơi, biểu diễn âm nhạc truyền thống (morlam) và múa lam vong. Người Lào sử dụng hoa trong ngày Tết để cầu may, có hai loại hoa: Hoa Muồng (bò cạp vàng, hoa hoàng hậu) được người dân cài trên xe, trang trí trong nhà. Còn hoa Champa được người dân kết thành chùm hay cài trên tóc để cầu mong điều phước lành.
-
Cùng ăn Tết Nguyên đán giống như ở Việt Nam tại Singapore vào những ngày Tết thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật là: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao, Lễ hội đường phố Chingay, cùng nhiều hoạt động khác.Trong đó sôi động và tập trung đông người tham gia nhất chính là Lễ hội Đường phố Chingay, thường bắt đầu diễn ra từ ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới ở khu vực Vịnh Marina và kết thúc vào ngày Rằm tháng Giêng. Hoạt động này thu hút rất đông du khách, người dân địa phương cùng tham gia diễu hành trên đường phố.
Tên gọi Chingay theo tiếng Hoa có nghĩa là "nghệ thuật trang phục và hoá trang". Đây là hoạt động độc đáo để người dân Singapore vừa vui chơi, vừa thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc trong nước với các cộng đồng dân tộc trên toàn thế giới. Đối với nước Singapore "quả quýt" được coi là một thứ mang lại hạnh phúc và may mắn bởi khi chữ "quýt" đọc lên sẽ gần với âm "cát" trong " Đại cát đại lợi". Chính vì vậy vào ngày Tết họ sẽ mời khách cũng như cả gia đình ăn quýt như để ngầm chúc nhau may mắn và hạnh phúc. Ngoài quả quýt được ưa chuộng người Singapore cũng rất thích ăn "cá" bởi từ này rất giống chữ "dư" khi phát âm tiếng Hoa, thể hiện sự dư dả, dồi dào của của cải trong năm mới.
-
Tết cổ truyền ở Trung Quốc là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ ngày 8/12 âm lịch, mọi người dân Trung Quốc trên khắp thế giới đổ về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình, quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên trong dịp năm mới và những lễ hội vui Tết Nguyên đán của họ được kéo dài cho đến hết ngày 15/1 Âm lịch. Vào dịp năm mới người dân Trung Quốc thường trang trí nhà cửa bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.
Đến Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên đán, du khách sẽ thấy ngập tràn sắc đỏ. Đó là màu đỏ của của đèn lồng, của câu đối, của sắc áo truyền thống, của những phong bao lì xì…Ngày Tết người Trung Quốc có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên. Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm. Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Trong đó đáng chú ý có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi.
-
Không giống như Hàn Quốc, nơi mọi người phải vật lộn để có được vé tàu hoặc chịu đựng đường cao tốc tắc nghẽn để về quê vào dịp lễ Seollal hàng năm, Triều Tiên không hề có cuộc di cư ồ ạt như vậy, họ đơn giản chỉ dùng kỳ nghỉ đó để ở nhà, bên cạnh những người thân. Tết năm mới ở Triều Tiên được gọi là Seol. Nhưng cũng giống như những nước châu Á khác, trong những ngày đầu năm mới, người dân Triều Tiên cũng có những nghi lễ đặc biệt để tưởng nhớ tổ tiên của mình. Sau nghi lễ chúc phúc năm mới, trẻ con ùa ra đường chơi cùng nhau, bé trai cùng nhau thả diều và chơi quay; các bé gái thì chơi bập bênh hoặc rủ nhau nhảy dây. Còn ở trong nhà người lớn sẽ chơi bài hoặc các trò chơi cổ truyền của người Triều Tiên. Tết năm mới ở Triều Tiên là thời gian để mọi người sum họp quây quần bên gia đình.
Người dân Hàn Quốc và Triều Tiên đều có phong tục đặt bàn ăn, thực hiện lễ sebae hay còn gọi là lễ ăn chay và chúc nhau nhiều điều may mắn trong năm mới. Tuy nhiên, một phong tục tương đối mới đã xuất hiện tại Triều Tiên. Trong dịp Tết người dân Triều Tiên thường đến nhà họ hàng, thầy cô, bạn bè hoặc đến đặt hoa ở tượng đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và chụp ảnh ở đó. Đây được coi là cách bày tỏ sự kính trọng đối với vị cố lãnh đạo của Triều Tiên. Nếu như người Hàn Quốc thích ăn canh bánh gạo trong ngày đầu năm mới thì người dân Triều Tiên lại thích ăn bánh songpyeon, một loại bánh gạo nặn theo hình trăng lưỡi liềm thể hiện quan niệm sống "Trăng khuyết rồi trăng lại tròn" như cuộc đời vẫn đổi thay, xoay vần của họ.
-
Tết của người Thái Lan không tổ chức vào ngày 1/1 dương lịch hay âm lịch mà lại tổ chức từ ngày 13-15/4 gọi là Songkran. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật. Vì ở quốc gia này Phật giáo là quốc giáo nên họ ăn tết theo Phật lịch. Để chuẩn bị cho Tết Songkran người dân sẽ dành 2 ngày. Một ngày để dành riêng cho việc dọn dẹp nhà cửa nhằm rũ bỏ những điều cũ gọi là Wan Sungkharn Long. Tiếp đó là Wan Nao – ngày dành riêng để chuẩn bị đồ ăn cho ngày Tết. Theo tập tục, người dân sẽ tới bờ sông và thi nhau dựng các ngôi chùa bằng cát, mỗi hạt cát sẽ cuốn đi một tội lỗi. Ngày Wan Nao tương tự như ngày 30 của Tết cổ truyền Việt Nam.
Người Thái Lan cũng có cách đón ngày đầu tiên của năm theo cách riêng của mình. Wan Payawan là ngày đầu tiên của năm mới. Mở đầu là một số nghi lễ trên chùa vào lúc sáng sớm, người dân sẽ cúng đồ ăn và quần áo. Còn tại nhà, các bức ảnh của Đức Phật sẽ được lau và vẩy nước thơm. Wan Payawan cũng là ngày bắt đầu của lễ hội té nước. Lễ hội té nước của người Thái cũng là điều đặc biệt trong Tết của người Thái một vài quốc gia cũng có tục lệ té nước vào ngày Tết là Campuchia, Lào… Người Thái quan niệm rằng những người càng được té nhiều nước thì càng may mắn. Trong thời gian diễn ra lễ hội nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Cuối cùng là ngày Wan Parg-bpee – ngày để cầu nguyện, tưởng nhớ người già và tổ tiên và rắc nước thiêng.
-
Cũng giống như Tết cổ truyền ở Việt Nam tết Losar là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước Bhutan và được tổ chức rất long trọng theo Âm lịch. Tết rơi vào tháng 2 hoặc tháng 3, tùy thuộc vào lịch âm. Tết Losar diễn ra trong vòng 15 ngày và ba ngày đầu tiên của năm mới được xem là ngày quan trọng nhất đối với người dân Bhutan. Vào ngày cuối cùng của năm cũ các gia đình ở Bhutan đều tất bật dọn dẹp nhà cửa và dâng lên bàn thờ tổ tiên nhiều thực phẩm, hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ…
Trong ba ngày tết Nguyên đán, mọi người tiến hành ăn mừng theo phong tục truyền thống. Một trong những phong tục độc đáo này là tham gia các cuộc thi bắn cung. Nam giới trên khắp đất nước Bhutan cố gắng bắn trúng mục tiêu từ những khoảng cách khác nhau lên đến 100 mét trong khi phụ nữ nhảy múa và cổ vũ cho tất cả mọi người tham gia. Mọi ngôi làng ở Bhutan đều tổ chức các cuộc thi bắn cung cho các lễ hội năm mới. Mỗi ngày lễ kỷ niệm đều bắt đầu bằng bữa sáng truyền thống và nghi lễ cầu nguyện tại nhà. Dân làng tiến hành dâng thức ăn lên bàn thờ và cầu nguyện tại các ngôi đền tại địa phương. Mọi người cũng dành thời gian thư giãn với gia đình và bạn bè của họ.
-
Pakistan là một đất nước khá đa dạng về văn hóa cũng như địa lý, vì vậy phong tục đón năm mới của mỗi một nơi tại Pakistan cũng có sự khác nhau nhất định. Tuy nhiên, họ đều làm những điều giống nhau vào những ngày Tết, mỗi người dân Pakistan khi bước ra ngoài đường sẽ cầm theo bột màu đỏ. Sau đó gặp người thân, bạn bè để chào hỏi và mừng năm mới, sau những lời chúc là hành động quệt một vệt đỏ trên trán nhau nhằm thể hiện lời chúc "Như ý Cát tường" trong năm mới. Ngoài phong tục trên người dân nước này còn sử dụng bột hồng để rắc trước cửa nhà với dòng chữ "Chúc mừng năm mới" nhằm tạo không khí và đón nhiều điều may mắn vào nhà.
Phần lớn dân số của Pakistan theo đạo Hồi nên truyền thống đón năm mới của người dân nơi đây cũng có nhiều nét ảnh hưởng. Ngày đầu năm mới, họ thường bắt đầu bằng những lời cầu nguyện và những bài giảng đặc biệt trong các nhà thờ Hồi giáo để cầu nguyện một năm hòa bình, ổn định, thịnh vượng đối với quốc gia của họ. Hơn nữa, sự toàn cầu hóa dẫn đến sự ảnh hưởng của rất nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới cũng là nguyên nhân biến những ngày lễ đón năm mới tại Pakistan có nhiều sự thay đổi. Những bữa tiệc mừng năm mới, những buổi hòa nhạc, chương trình văn hóa và lễ hội khác nhau cũng dần xuất hiện nhiều tại đây.
-
Ngày tết năm mới của người Sinhalese ở Sri lanka trên thực tế ra ngày tết chào mừng sự được mùa. Giống như nhiều dân tộc khác trên thế giới, tết năm mới của người Sinhalese có là nghĩa tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới. Trước khi năm mới đến, mọi người vội vã kết thúc công việc bắt đầu quét dọn nhà cửa, khâu vá quần áo và chuẩn bị thực phẩm cho ngày tết. Ngày trừ tịch người ta làm lễ đổ bỏ toàn bộ số tro cũ trong bếp, chuẩn bị cho bếp có tro mới và tích chứa nước trong cho đầy đủ, họ cho rằng gánh nước ngày trừ tịch ra lần gánh nước cuối cùng năm, những ngày đầu năm mới kiêng không gánh nước, trong lần gánh nước cuối cùng đó họ vứt xuống giếng một nhành mai bày tỏ sự tiễn biệt một năm cũ. Trước năm mới mọi người đều phải tắm gội, nhằm trút bỏ những gì thuộc về năm cũ. Người ta gội đầu bằng một loại nước đặc biệt chế từ loại thảo mộc có mùi thơm và tay sạch được bụi bần. Người Sinhalese cho rằng gội đầu vào ngày cuối năm có thể tránh được bệnh tật và kêu gọi được điềm lành vừa tài lộc.
Cũng trong ngày trừ tịch người ta làm các món ăn để liên hoan, hầu hết đều được làm bằng sữa bò, chuối và các loại hoa quả. Mỗi nhà đều trải ra giữa sàn những chiếc chiếu mới và tất cả mọi thành viên trong gia đình cùng ăn uống vui vẻ. Ngày đầu năm mới con cháu trong gia đình đều đem một bó lá cây mùi tàu đang lên người con trưởng trong gia đình, việc dâng này có ý nghĩa cảm tạ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng trong suốt một năm ròng, đồng thời bày tỏ sự xin lỗi cho những hành vi thất lễ không may phạm phải trong năm. Người Sinhalese cho đây là tập tục tôn kính người già của mình, người ta dùng số thóc gạo mới thu hoạch được nấu thành các món ăn để cả nhà liên hoan. Sau đó họ tham gia vào các trò chơi, đắng chú ý nhất là trò chơi đua voi và hội đánh trống. Hội đánh trống thường do các chị em phụ nữ tham gia, ở các vùng có người Sinhalese sinh sống, làng nào cũng có chiếc trống lớn. Các cô gái quay xung quanh chiếc trống, họ vừa đi vừa múa vừa dùng tay đập vào mặt trống, cuộc thi như thế kéo dài thâu đêm suốt sáng. -
Tại Ấn Độ mỗi một miền có thời điểm đón Tết khác nhau, có những nơi vào thời điểm tháng 3 nhưng lại có những nơi rơi vào tháng 4, 6 hoặc tháng 12, điều này thật kì lạ khác hoàn toàn các nước khác. Nhưng các miền vẫn có điểm chung đó là đốt lửa, dù dịp Tết có vào thời điểm nào. Và đương nhiên lửa sẽ được thắp trong đèn, hoặc nến rồi thả trôi sông, cũng có thể thắp rồi thả đèn lồng và sau đó là màn đốt quỷ để trừ tà ma.
Đốt lửa ở Ấn Độ cũng được coi như là cách để tưởng nhớ người đã khuất và gửi cầu nguyện trong những ánh nến, đèn lồng cho năm mới an lành, may mắn. Nhờ sự đa dạng văn hóa, mỗi một vùng trên đất nước Ấn Độ lại có cách đón năm mới khác nhau với tên gọi của lễ hội cũng khác nhau. Baisakhi là lễ hội thu hoạch lớn nhất được tổ chức trên toàn bộ miền Bắc của Ấn Độ. Tết Maithili được tổ chức bởi những người Maithili ở Bihar, Jharkhand và thậm chí còn ở cả Nepal. Tết Maithili thường được tổ chức vào ngày 14 tháng 4 theo lịch Gregory. Ugadi hay Yuradi là lễ mừng năm mới của vùng Andhra Pradesh, Telangana và Karnataka, người dân ở đây thường ăn loại kẹo truyền thống và xi- rô ngọt được làm từ xoài xanh và lá neem.
-
Giống như Thái Lan thời gian diễn ra Tết đón năm mới của đất nước Campuchia là từ ngày 14-16/4 dương lịch. Tết của người Campuchia được tổ chức hàng năm vào trước mùa mưa. Ngay sau khi mùa thu hoạch kết thúc, người dân địa phương bắt đầu chuẩn bị cho lễ hội này. Vào dịp này, các đền chùa thường treo cờ ngũ sắc và cờ trắng hình cá sấu của đạo Phật. Còn mỗi nhà sẽ dựng bàn thờ để đón ông bà tổ tiên. trên bàn thờ thường thắp 5 nén nhang, 5 đèn cầy...
Người dân Campuchia tin rằng, lễ mừng năm mới theo âm lịch giúp họ tẩy rửa tinh thần và cơ thể để có thể chào đón một năm mới tốt đẹp hơn. Tết của người Campuchia thường diễn ra trong ba ngày. Ngày thứ nhất được gọi là Maha Songkran: ngày của các vị thần, người dân sẽ đặt các lễ vật đã chuẩn bị sẵn trước nhà với mong muốn các vị thần sẽ đến và mang theo phước lành đến nhà họ. Ngày đầu năm mới mọi người trong nhà đều ngồi xếp chân một phía trước bàn thờ, chắp tay vái cầu nguyện để xin tận hưởng phước lộc. Ngày thứ hai là Virak Wanabat dành để thăm hỏi cha mẹ và họ hàng. Ngày thứ ba là Vesak Loeng Sak là ngày dành để tắm tượng Phật và tượng gia tiên trong gia đình. Họ chọn những bộ quần áo tươi tắn để đến chùa dự lễ, nghe sư đọc kinh cầu nguyện, tưới nước thơm vào tượng Phật, dâng các loại bánh ngon lên ông bà cha mẹ, để chúc thọ và báo hiếu.
-
Philippines một đất nước giàu tài nguyên nhưng cũng ẩn chứa nhiều điều thú vị, người dân nơi đây có quan niệm ngày Tết khá ý nghĩa. Vào những ngày này họ sẽ chọn và mua cho mình những đồ vật có dáng dấp hình tròn: Áo chấm bi, quần chấm bi, quả bóng... Và cả những loại hoa quả có hình tròn như: Cam, quýt, chanh, bưởi... Với một quan niệm truyền thống rằng tất cả mọi thứ trong năm sẽ tròn trịa, viên mãn như những đồ vật họ đã lựa chọn. Chính vì vậy mà trước ngày Tết những loại thực phẩm, hoa quả, đồ vật có hình tròn được ưa chuộng và bày bán rất nhiều để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng Philippines.
Philippines có thể được xem là quốc gia có truyền thống đón Tết âm lịch muộn nhất trong lịch sử văn hoá châu Á. Đến năm 2012 Chính phủ Philippines mới chính thức công nhận Tết âm lịch là một trong những ngày lễ lớn trong năm. Trong những ngày Tết, người dân Philippines thường đi chùa, nhà thờ, cầu cho một năm may mắn, an lành, thịnh vượng. Hoạt động đón mừng năm mới của người dân Philippines luôn có các màn múa lân, múa rồng. Ẩm thực trong ngày Tết của người Philippines là món bánh gạo ngọt (Tikoy). Bánh này được làm từ gạo nếp, trộn mỡ heo, đường và nước, sau đó trộn chung với trứng gà, đánh đều trước khi chiên. Chính sự hòa quyện của các nguyên liệu nên bánh Tikoy có ý nghĩa cầu chúc cho mọi người trong gia đình luôn bên nhau.
-
Nepal là một trong số các quốc gia có nhiều lễ hội nhất thế giới. Ở đây có tới 120 ngày lễ trong một năm phần lớn là lễ hội tôn giáo. Mỗi lễ hội như vậy thường kéo dài hàng tuần thậm chí cả tháng. Gần như ngày nào thành phố Kathmandu cũng tràn ngập không khí của lễ hội. Ngày 9/4 là ngày Nepal bắt đầu tổ chức lễ hội Bisket kéo dài 9 ngày với sự hiện diện của 2 vị thần đạo Hindu kéo cỗ xe qua thành phố Bhaktapur để cầu chúc may mắn trong Năm mới. Cỗ xe của thần Bhairab được kéo qua trung tâm thành phố Bhaktapur, gần thủ đô Nepal trong lễ hội Bisket ngày 9/4/. Lễ hội kéo dài 9 ngày này diễn ra trong Năm mới của Nepal, trong đó các tín đồ cố kéo cỗ xe đến nhiều điểm trong thành phố và người chiến thắng sẽ được ban phước lành trong Năm mới.
Trong lễ hội được xem là Năm mới của người Nepal, hình ảnh của vị thần Bhairava và bản sao nữ Bhadrakali được để trong 2 cỗ xe lớn và kéo tới một quảng trường rộng, nhằm cầu chúc may mắn trong năm mới. Lễ mừng năm mới của người Nepal diễn ra với rất nhiều hoạt động vui nhộn khác nhau bao gồm những điệu nhảy trên đường phố, hoạt động diễu hành. Những hoạt động này luôn được rất nhiều cá nhân và tổ chức nhiệt tình tham gia và tài trợ. Đây là thời điểm toàn bộ Nepal hân hoan với những bộ đồ trang trí đầy màu sắc rực rỡ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham dự các lễ hội khác nhau ở Timi hoặc Bode.
-
Tết té nước Thingyan năm nay bắt đầu từ ngày 13/4 và kéo dài tới ngày 16/4. Như vậy, Năm mới của người Myanmar sẽ bắt đầu từ ngày 17/4. Thingyan có nghĩa là thay đổi. Cula thingyan là thay đổi nhỏ, xảy ra hàng tháng, còn Maha thingyan là sự thay đổi lớn, xảy ra mỗi năm một lần. Đây là thời điểm mà nhiều người dân Myanmar lựa chọn để bắt đầu một cuộc sống mới và bỏ lại những điều kém may mắn của năm trước. Lễ khai mạc trại té nước được tổ chức trong không khí nhộn nhịp với sự góp mặt của các đoàn vũ công truyền thống Myanmar trong trang phục nhiều màu sắc với nền nhạc đặc trưng của Tết té nước Thingyan.
Tết té nước Thingyan là sự kiện quan trọng nhất trong số 12 lễ hội hằng năm tại Myanmar. Người dân tin rằng lễ hội sẽ mang lại đến hòa bình, thịnh vượng. Trong các lễ hội, các tòa nhà và đền thờ được rửa sạch và mọi người ném nước lên nhau. Điều này có ý nghĩa một phần là để đón những cơn mưa lớn sắp tới. Người Myanmar tổ chức Tết té nước cổ truyền Thingyan để chào đón năm mới giống như các dịp lễ hội chào đón năm mới ở các quốc gia Đông Nam Á khác như Songkran ở Lào và Thái Lan cũng như tết Chaul Chnam Thmey ở Campuchia.Trong dịp lễ này người dân té nước vào nhau để gột rửa mọi tội lỗi và những vi phạm đạo đức của năm trước.
-
Nếu bạn vừa muốn đi du lịch vừa muốn tận hưởng trọn vẹn không khí Tết âm lịch thì Đài Loan sẽ là sự lựa chọn đáng cân nhắc. Tết cổ truyền ở Đài Loan cũng được coi là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm. Ngày lễ này còn được gọi là Xuân Tiết (Tết xuân) là dịp mọi người đến các đền chùa để cầu nguyện một năm mới an khang, hạnh phúc. Vào đêm giao thừa của tết Nguyên đán, các gia đình thường tiến hành dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, biểu thị cho việc quét sạch những điều xui xẻo của năm cũ. Sau khi dọn dẹp, món bánh Tết của người Đài Loan được chuẩn bị làm, thể hiện cho sự vươn lên tầm cao mới.
Từ ngày thứ hai đến ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong lịch âm là thời điểm các gia đình dán câu đối xuân và hình in năm mới trên cửa ra vào và cửa sổ để mang lại may mắn. Người dân Đài Loan còn chuộng việc treo các cuộn giấy màu đỏ trước cửa nhà mình. Trên các cuộn giấy này là những lời chúc năm mới thành công, phát tài, dồi dào sức khỏe cùng hy vọng cho tất cả mọi người trong gia đình và xã hội. Vào ngày cuối cùng của tháng 12 âm lịch trong năm cũ, các gia đình sẽ quây quần bên nhau cùng đón giao thừa. Sau đó, người lớn sẽ đưa cho các thành viên nhỏ tuổi hơn trong gia đình, đặc biệt là trẻ em những phong bao lì xì.
-
Lễ đón năm mới của người Hàn Quốc bắt đầu với việc tất cả mọi người đều mặc trang phục truyền thống là Hanbok. Ngày lễ lớn nhất trong năm của người Hàn Quốc chính là Tết Âm lịch hay còn gọi là Seollal - ngày xua đuổi các linh hồn xấu xa, những điều xui xẻo và chào đón những điều tốt lành. Khi năm cũ qua đi năm mới tới, mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống. Nghi lễ đầu tiên của ngày Tết gọi là Charye, diễn ra tại nơi thờ cúng của gia đình. Các thành viên trong gia đình bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên. Tiếp sau đó là nghi lễ Sebae. Những người trẻ trong gia đình tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi và sau đó lại được nhận tiền mừng tuổi từ cha mẹ, ông bà. Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong ngày đầu năm mới của người Hàn Quốc.
Đặc biệt sẽ là thiếu sót khi không nhắc đến văn hóa ẩm thực trong ngày tết của người Hàn Quốc. Đồ ăn để cúng được các gia đình chuẩn bị từ trước Tết và phải được hoàn tất vào đêm giao thừa. Mâm cỗ cúng lên đến hơn 20 món, trong đó nhất thiết phải có ttok-kuk - một loại phở nước được chế từ bò hay gà và món canh bánh gạo. Trong 3 ngày Tết người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống Hanbok, tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như nhảy múa, ca hát và chơi các trò chơi dân gian. Vào ngày Tết trước cửa nhà của người Hàn Quốc còn có một cái xẻng bằng rơm (gọi là Bok-jo-ri) với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa, nhận được phúc lộc quanh năm. Sau bữa trưa là khoảng thời gian dành cho gia đình ngồi lại quây quần bên nhau, có thể cùng chơi trò yutnori hoặc trò chuyện với các thế hệ khác nhau trong gia đình. Nếu các thành viên không cùng sống cùng một nơi, thì theo phong tục, các thế hệ sau sẽ phải đến thăm những người thân lớn tuổi hơn và chúc Tết họ.
-
Ở Việt Nam, người dân đón năm mới theo lịch âm, ngày lễ đó gọi là Tết Nguyên Đán. Đây là lễ hội quan trọng nhất của người dân Việt Nam trong năm. Tết được tổ chức từ ngày mồng 1 tháng Giêng đến ngày 3 tháng Giêng theo lịch âm. Tùy theo vòng tròn 12 con giáp, mỗi năm sẽ tương ứng với một con vật. Tết không chỉ là dịp để người dân có thể dành thời gian cho gia đình, bạn bè mà đây còn là dịp để tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Các thành viên trong gia đình sẽ trở về quê hương để cùng sum họp và thưởng thức không khí ấm cúng, hương vị của Tết cổ truyền Việt Nam.
Tết Nguyên Đán là một lễ hội quan trọng nhất trong năm nên để chuẩn bị cho lễ hội này là những khâu vô cùng quan trọng. Việc chuẩn bị mâm ngũ quả là một trong những phong tục ngày Tết nhất định phải có trong mỗi gia đình Việt. mâm ngũ quả tượng trưng cho lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Mỗi loại trái cây tượng trưng cho một ý nghĩa khác nhau nhưng đều mang lại may mắn, hạnh phúc trong năm mới. Trong những ngày Tết, người dân Việt Nam có sở thích ngắm hoa, những loại hoa thường thấy là hoa đào, hoa mai. Mỗi vùng miền lại có một loại hoa Tết khác nhau trưng trong nhà với ý nghĩa hạnh phúc và may mắn. Miền bắc thường trang trí nhà cửa bằng hoa đào, miền nam thường trang trí bằng hoa mai. Để biến những loại cây trưng Tết thêm phần lấp lánh và xinh đẹp hơn, họ thường treo những chiếc đèn LED và những phong bao lì xì màu đỏ. Ngoài ra, những món ăn ngày Tết không thể thiếu được như bánh chưng, bánh tét, mứt,...
-
Một đất nước thú vị chẳng kém đó làm Malaysia tại quốc gia này, để chuẩn bị cho Tết người dân sẽ phải nhịn ăn trong vài ngày trước Tết, đồng thời cũng không mua nhiều món ăn để thể hiện sự cảm thông đối với những nước nghèo đói. Ở Malaysia, người Mã Lai chiếm khoảng 60% dân số, những lễ hội của họ rất được chú trọng, nhất là hai lễ hội là Hari Raya Haji và Hari Raya Aidilfitri. Hari Raya Haji roi vào ngày thứ 10 trong 12 tháng theo lịch Hồi giáo. Ngày lễ này hướng tới những người hành hương trở lại quê hương. Người Mã Lai sẽ giết mổ gia súc và cừu để làm lễ cúng trong ngày này.
Lễ Hari Raya Aidilfitri có nghĩa là "lễ hội để bắt đầu một bữa ăn". Sau khi những người theo đạo Hồi đã hoàn thành thời gian nhịn ăn một tháng kể từ khi bắt đầu lễ hội ăn chay, họ sẽ bắt đầu ăn mừng hết mình vào ngày này. Tuy nhiên, ngày lễ theo lịch của người Hồi giáo có không khí khá nhẹ nhàng. Ngoài phong tục đón Tết độc đáo của người Mã Lai, cộng đồng người Trung Quốc tại Malaysia cũng tổ chức những phong tục đón năm mới riêng. Đây là lễ hội lớn thứ hai trong nước, thường được tổ chức vào ngày 15 của năm mới. Bạn có thể chiêm ngưỡng những màn múa lân hoặc múa rồng ở rất nhiều nơi khác nhau.
Vi Võ 2016-12-16 12:16:29
Bài viết đã được chọn làm video youtube. Cám ơn tác giả !