Top 8 Ngày lễ và kỷ niệm nổi bật nhất trong tháng 11 tại Việt Nam

Phương Kem 40 0 Báo lỗi

Những ngày lễ và kỷ niệm quan trọng nhất của Việt Nam trong tháng 11 là gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi cũng như thắc mắc của nhiều người. Trong tháng 11 thì Việt ... xem thêm...

  1. Tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 14/2012/QH13 – Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ra đời đã quy định và khẳng định hơn nữa quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tại Điều 8 của Luật quy định: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích của ngày này là nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân và doanh nhân.


    Hiện nay, trên thế giới có khoảng 40 quốc gia tổ chức “Ngày Pháp luật” hay Ngày Hiến pháp như một ngày hội hằng năm để kỷ niệm ngày ký, ngày ban hành Hiến pháp của nước mình. Mục đích, ý nghĩa quan trọng của Ngày Pháp luật là để nhân dân thể hiện tinh thần tôn vinh các giá trị, vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp luật trong cuộc sống của mỗi con người và trong sự phát triển của quốc gia, sự hưng thịnh của dân tộc, đồng thời qua đó làm cho tinh thần thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi, hoạt động của mọi người dân, của cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.

    Ngày Pháp Luật Việt Nam 09/11
    Ngày Pháp Luật Việt Nam 09/11
    Ngày Pháp Luật Việt Nam 09/11
    Ngày Pháp Luật Việt Nam 09/11

  2. Ngày Thế giới phòng, chống đái tháo đường (tên chính thức: World Diabetes Day) là chiến dịch nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh đái tháo đường, và được tổ chức vào ngày 14 tháng 11 hàng năm. Ngày Thế giới phòng, chống đái tháo đường do Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) tổ chức, mỗi năm tập trung vào một chủ đề liên quan đến bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường loại 2 là bệnh không truyền nhiễm có thể phòng ngừa và điều trị đang gia tăng nhanh chóng về ca bệnh trên toàn thế giới. Đái tháo đường loại 1 không thể ngăn ngừa được, nhưng có thể được kiểm soát bằng cách tiêm insulin. Các chủ đề bao gồm đái tháo đường với các lĩnh vực khác như quyền con người, lối sống, béo phì, và đái tháo đường ở những người thiệt thòi và dễ bị tổn thương, và ở trẻ em và thanh thiếu niên. Trong khi các chiến dịch kéo dài cả năm, ngày này đánh dấu ngày sinh của Frederick Banting, người cùng với Charles Best, lần đầu tiên nghĩ ra ý tưởng dẫn đến việc phát hiện ra insulin vào năm 1922.


    Chủ đề của các chiến dịch Ngày Thế giới phòng, chống đái tháo đường trước đây tập trung vào các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và các biến chứng của nó:

    • 2013: Bảo vệ tương lai của chúng ta: Giáo dục và phòng ngừa bệnh tiểu đường (Protect our Future: Diabetes Education and Prevention).
    • 2014: Sống lành mạnh và đái tháo đường (Go Blue for Breakfast).
    • 2015: Ăn uống Lành mạnh (Healthy Eating).
    • 2016: Theo dõi bệnh tiểu đường (Eyes on Diabetes).
    • 2017: Phụ nữ và bệnh tiểu đường – quyền được có một tương lai khỏe mạnh (Women and diabetes – our right to a healthy future).
    • 2018–2019: Gia đình và Bệnh tiểu đường – bệnh tiểu đường là mối quan tâm của mọi gia đình (The Family and Diabetes – diabetes concerns every family).[7]
    • 2020: Điều dưỡng và Bệnh đái tháo đường (The Nurse and Diabetes).[cần dẫn nguồn]
    • 2021–2023: Tiếp cận dịch vụ chăm sóc bệnh tiểu đường (Access to Diabetes Care).
    Ngày Đái Tháo Đường Thế Giới 14/11
    Ngày Đái Tháo Đường Thế Giới 14/11
    Ngày Đái Tháo Đường Thế Giới 14/11
    Ngày Đái Tháo Đường Thế Giới 14/11
  3. Ngày Quốc tế khoan dung hoặc Ngày Khoan dung Quốc tế là một ngày hành động hàng năm được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) tuyên bố vào năm 1995 để tạo ra nhận thức cộng đồng về những nguy cơ của việc không bao dung, được tổ chức vào ngày 16 tháng 11.


    Ngày 16 tháng 11 năm 1995, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thông qua Ngày Quốc tế Khoan dung và lấy ngày 16 tháng 11 hằng năm để kỷ niệm. Đại diện của 185 quốc gia đã ký vào bản Tuyên bố đưa ra tại Hội nghị toàn thể lần thứ 28 của UNESCO, theo đó cam kết "Tôn trọng, chấp nhận và hiểu đúng sự đa dạng, phong phú các nền văn hóa của thế giới, những hình thức tự biểu hiện và những khả năng thể hiện cá tính của con người". Các quốc gia cũng công nhận một thực tế là con người khác nhau về hình dáng bên ngoài, địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị, song đều có quyền được sống trong hòa bình và duy trì cá tính của riêng mình.


    Hàng năm, các hội nghị và lễ hội khác nhau được tổ chức vào dịp Quốc tế khoan dung. Trong số đó, "Liên hoan phim hoạt hình khoan dung toàn cầu" tại Drammen, Na Uy đã tổ chức một Liên hoan phim hoạt hình quốc tế vào năm 2013.

    Ngày Khoan Dung Quốc Tế 16/11
    Ngày Khoan Dung Quốc Tế 16/11
    Ngày Khoan Dung Quốc Tế 16/11
    Ngày Khoan Dung Quốc Tế 16/11
  4. Ngày 18-11-1930: Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã ban hành chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế Đồng minh. Đây là hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam.


    Quá trình ra đời và phát triển, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ sáng lập, từ Hội Phản đế Đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay đã phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta, nhân lên gấp bội tinh thần yêu nước của mọi người Việt Nam, đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận thành một lực lượng hùng mạnh để đánh đuổi bè lũ thực dân, đế quốc, giành lại độc lập cho Tổ quốc, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.


    Ngày nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không ngừng lớn mạnh và có đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh và thống nhất đất nước. Trong bối cảnh cả nước chung tay vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục là nơi tập hợp, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu chung là giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh, hòa nhập với xu thế phát triển của thế giới.

    Ngày Thành Lập Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất Việt Nam 18/11
    Ngày Thành Lập Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất Việt Nam 18/11
    Ngày Thành Lập Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất Việt Nam 18/11
    Ngày Thành Lập Mặt Trận Dân Tộc Thống Nhất Việt Nam 18/11
  5. Ngày Quốc tế Nam giới là một sự kiện quốc tế được tổ chức vào ngày 19 tháng 11 hàng năm. Ngày này được bắt đầu vào năm 1999 ở Trinidad và Tobago và được Liên Hợp Quốc ủng hộ, và nhận được sự ủng hộ của các nhóm nam giới ở Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi và vùng Caribe. Mục đích của Ngày quốc tế nam giới là tập trung vào sức khoẻ của nam giới và trẻ em nam, cải thiện quan hệ giữa các giới, thúc đẩy bình đẳng giới và làm nổi bật vai trò của nam giới. Đây là dịp để nam giới nêu bật sự phân biệt đối xử với họ và để kỷ niệm những thành tựu và đóng góp của mình, đặc biệt là đóng góp đối với cộng đồng, gia đình, hôn nhân và chăm sóc con cái.


    Ngày Quốc tế Nam giới được tổ chức tại trên 170 quốc gia, trong số đó có Trinidad và Tobago, Jamaica, Australia, Ấn Độ, Mỹ, Úc, Canada, Singapore, Vương quốc Anh, Áo, Đan Mạch, Nam Phi, Malta và Việt Nam vào ngày 19 tháng 11 và nhận được sự ủng hộ trên toàn cầu.


    Ngày Thiếu nhi Thế giới kế tiếp Ngày Quốc tế Nam giới vào 20 tháng 11 tạo ra một lễ kỷ niệm 48 giờ của nam giới và trẻ em tương ứng trong thời gian đó vai trò người lớn đóng góp tích cực trong cuộc sống của trẻ em và được công nhận.

    Ngày Quốc Tế Đàn Ông 19/11
    Ngày Quốc Tế Đàn Ông 19/11
    Ngày Quốc Tế Đàn Ông 19/11
    Ngày Quốc Tế Đàn Ông 19/11
  6. Tháng 7 năm 1946 là thời gian tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ được thành lập ở Paris (Pháp) FISE (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục). Tháng 7 năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt nam được gia nhập tổ chức giáo giới quốc tế này.

    Trong sự kiện diễn ra tại thủ đô Warszawa Ba Lan từ ngày 26 - 30/08/1975, Giáo dục Công đoàn Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo” và ngày này được tổ chức lần đầu tiên tại miền Bắc và các vùng giải phóng miền Nam các năm sau đó.

    Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hàng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".

    Đây là ngày lễ nhằm tri ân những nhà giáo, những tấm gương hoạt động giáo dục có đóng góp cho ngành giáo dục Việt Nam. Và vào ngày này, các thế hệ học trò cũng như các ngành nghề khác đều dành thời gian để nhìn lại và tri ân các cống hiến thầm lặng của những thầy cô của họ.


    Lễ Nhà giáo Việt Nam 20/11 từ lâu được xem là ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm tôn vinh “những người đưa đò thầm lặng” của bao thế hệ. Đây cũng là dịp để học trò bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô của mình bằng các bó hoa hay các lá thư mang lời hay ý đẹp. Ngoài ra, đây cũng là thời gian ban ngành giáo dục nhìn lại và đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục và lập phương hướng cho các cải tiến trong dạy và học.

    Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
    Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
    Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
    Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
  7. Ngày Truyền hình thế giới được cử hành vào ngày 21 tháng 11 hàng năm, nhằm khuyến khích các quốc gia trao đổi những chương trình truyền hình tập chú vào những vấn đề hòa bình, an ninh, phát triển trên thế giới và tăng cường việc trao đổi văn hóa.


    Tháng 12 năm 1996 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 21 tháng 11 là Ngày Truyền hình thế giới để kỷ niệm ngày "Diễn đàn Truyền hình thế giới" đầu tiên được tổ chức trong năm 1996.


    Tuy nhiên đã có 11 phái đoàn quốc gia chống đối Nghị quyết số 205 nói trên bằng cách không bỏ phiếu, trong đó phái đoàn Đức nói rằng: "Đã có 3 ngày của Liên Hợp Quốc dành cho các chủ đề tương tự: Ngày Tự do Báo chí thế giới (World Press Freedom Day), Ngày Viễn thông thế giới (World Telecommunication Day) và Ngày Thông tin về Phát triển thế giới (World Development Information Day). Có thêm một ngày nữa cũng chẩng mang lại ý nghĩa nhiều hơn... Truyền hình chỉ là một phương tiện thông tin và là một phương tiện thông tin mà đa số nhân dân trên thế giới chưa có cơ hội có được... Đa số nhân dân này sẽ dễ coi Ngày Truyền hình thế giới là ngày của người giàu có. Họ không có TV. Có nhiều phương tiện thông tin quan trọng hơn truyền hình, chẳng hạn như radio. Chúng tôi nghĩ nâng cao vai trò của những phương tiện truyền thông kia còn quan trọng hơn là vai trò của truyền hình."

    Ngày Truyền hình Thế giới 21/11
    Ngày Truyền hình Thế giới 21/11
    Ngày Truyền hình Thế giới 21/11
    Ngày Truyền hình Thế giới 21/11
  8. Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ được cử hành vào ngày 25 tháng 11 hàng năm, là ngày do Liên Hợp Quốc đặt ra nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức công chúng về việc loại bỏ bạo hành đối với phụ nữ trên toàn thế giới.


    Ngày 17.12.1999 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chỉ định ngày 25 tháng 11 hàng năm là Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ (Nghị quyết Đại hội đồng Liên Hợp Quốc số 54/134). Liên Hợp Quốc kêu gọi các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ khắp thế giới tổ chức các hoạt động vào ngày này để nâng cao ý thức mọi người về tình trạng bạo hành với phụ nữ như "mãi dâm cưỡng bách", "lạm dụng tình dục", "du lịch tình dục", "cưỡng hiếp", "cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ", "bạo hành trong gia đình", "hôn nhân cưỡng bách" vv….

    Trước đó, trong cuộc "Mít tinh đầu tiên của các nhà tranh đấu cho Nữ quyền châu Mỹ latinh và vùng Caribê" (First Meeting of Latin American and Caribbean Feminist) năm 1981 tại Bogota, Colombia đã lấy ngày 25 tháng 11 làm "Ngày quốc tế không bạo lực đối với phụ nữ" (International Day of No Violence Against Women), nhắc nhở ngày xảy ra vụ ám sát tàn bạo 3 chị em Mirabal năm 1960, những nhà hoạt động chính trị ở Cộng hòa Dominica, theo lệnh của nhà độc tài Rafael Trujillo (1930–1961).

    Năm 1993 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một bản Tuyên ngôn về loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ, trong đó định nghĩa thuật ngữ "bạo hành với phụ nữ" như sau: "mọi hành vi bạo lực dựa trên giới tính, có thể hoặc thực sự gây ra những thiệt hại thể xác, tính dục hoặc tâm lý, kể cả những đe dọa, cưỡng ép hay ngăn cấm cách độc đoán quyền tự do, dù công khai hay trong tư gia".

    Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hợp Quốc (UNIFEM) cũng thường xuyên cử hành ngày này. Tháng 10 năm 2006 đã có một "Nghiên cứu về mọi hình thức bạo hành đối với phụ nữ" được đệ trình Liên Hợp Quốc, trong đó có những khuyến nghị cụ thể cho các quốc gia, với những phương sách hữu hiệu và những biện pháp phòng ngừa cùng việc phục hồi nhân phẩm phụ nữ. Có nhiều thông tin về lịch sử của ngày này cùng những xuất bản phẩm của Liên Hợp Quốc liên quan tới việc bạo hành đối với phụ nữ tại Dag Hammarskjöld Library

    Ngày Quốc Tế Xóa Bỏ Bạo Lực Đối Với Phụ Nữ 25/11
    Ngày Quốc Tế Xóa Bỏ Bạo Lực Đối Với Phụ Nữ 25/11
    Ngày Quốc Tế Xóa Bỏ Bạo Lực Đối Với Phụ Nữ 25/11
    Ngày Quốc Tế Xóa Bỏ Bạo Lực Đối Với Phụ Nữ 25/11



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy