Top 8 điều tự hào của Việt Nam trong việc đối phó với virut Corona (Covid-19)

Phương Kem 1437 0 Báo lỗi

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. ... xem thêm...

  1. PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (NIHE) là tổng chỉ huy của đơn vị nghiên cứu vừa nuôi cấy rồi phân lập thành công chủng virus Corona mới vào sáng 07/02/2020 - một bước tiến vô cùng hệ trọng của y tế Việt Nam trong công cuộc chống dịch bệnh. Việc chính thức “bắt” được virus sẽ giúp chúng ta có thể xét nghiệm nhanh được những người nhiễm và ghi nhiễm nCoV. Bộ Y tế nhận định, đây sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin phòng chống virus Corona trong tương lai, cũng như giúp cho việc đưa ra các biện pháp dự phòng hiệu quả hơn.


    Theo ông Đặng Đức Anh - viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, virus này được phân lập từ mẫu bệnh phẩm lấy từ người bệnh nhiễm tại Việt Nam. Chỉ những đơn vị nghiên cứu có nền tảng về thiết bị và kinh nghiệm mới phân lập được virus. Trước đây, Việt Nam cũng đã phân lập được virus cúm gia cầm H5N1 và cũng đã phát triển văcxin ngừa cúm gia cầm trên người.

    PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
    PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
    Phân lập thành công virus Corona - Bước tiến quan trọng của Y tế Việt Nam trong công cuộc phòng chống dịch
    Phân lập thành công virus Corona - Bước tiến quan trọng của Y tế Việt Nam trong công cuộc phòng chống dịch

  2. PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19), cho biết đến thời điểm này, Việt Nam đã điều trị thành công cho 14/16 ca dương tính với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19). Dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng Việt Nam đã có một phác đồ điều trị hiệu quả đối với Covid-19, điều trị thành công 2246/2576 ca dương tính với Covid-19.


    PGS-TS Lương Ngọc Khuê cho biết để ứng phó với dịch bệnh, hệ thống khám chữa bệnh, ngành y tế đã họp ngay Hội đồng chuyên môn với các giáo sư đầu ngành. Với căn bệnh này, thấy có những đặc thù với căn bệnh SARS trước kia và bệnh dịch mới nổi hiện nay nên Việt Nam có hướng dẫn điều trị cập nhật ngay từ những ngày trước Tết. Sau đó, Việt Nam tiếp tục tập huấn triển khai một cách quyết liệt các phác đồ hướng dẫn điều trị cho các bệnh viện.


    "Ngay sau khi điều trị khỏi cho 3 bệnh nhân ra viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi tiếp tục cập nhật phác đồ điều trị một lần nữa, đưa ra những chiến lược điều trị cụ thể từ hướng dẫn đón tiếp ban đầu, cách ly người bệnh đến sử dụng thuốc, dịch truyền và phương tiện cấp cứu cần thiết nhất cho bệnh nhân nặng bằng phương tiện hiện đại nhất. Có thể nói đối phó với dịch Covid-19, chúng ta luôn đi trước khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới" - PGS Khuê nhận định. Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, việc phân tuyến điều trị bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện của Bộ Y tế như hiện nay là hợp lý, hiệu quả. Người dân hoàn toàn có thể yên tâm về công tác phòng, chống dịch bệnh.

    Việt Nam đã có một phác đồ điều trị hiệu quả đối với Covid-19
    Việt Nam đã có một phác đồ điều trị hiệu quả đối với Covid-19
    Bệnh nhân được trở về nhà sau khi điều trị covid 19
    Bệnh nhân được trở về nhà sau khi điều trị covid 19
  3. Trước đây, người dân biết đến khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn (nước rửa tay) như một mặt hàng thông dụng để chống khói, bụi, giữ gìn vệ sinh khi đi ra đường nhưng chưa ai tưởng tượng đến cảnh phải chen chúc mua từng chiếc khẩu trang. Nhưng trong đại dịch virus corona, khẩu trang, nước rửa tay trở thành mặt hàng “khan hiếm” khiến nhiều người sẵn sàng bỏ công việc, xếp hàng nhiều tiếng đồng hồ để mua. Bên cạnh thông tin những hiệu thuốc tự ý nâng giá khẩu trang để trục lợi thì vẫn xuất hiện nhiều hình ảnh đẹp được lan tỏa trong cộng đồng. Đó là những chương trình phát khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn miễn phí do nhiều nhóm bạn trẻ, đơn vị thực hiện nhằm hỗ trợ người dân đối phó với dịch bệnh virus corona.


    Sau chiến dịch phát khẩu trang miễn phí của nữ ca sĩ Pha Lê, mới đây, Đoàn Thanh niên Công an TPHCM, CLB Ngọc Trong Tâm và nhiều cửa hiệu thuốc trên cả nước đã đồng loạt thực hiện phát khẩu trang miễn phí cho người dân. Tại các ngã tư đường, trường đại học, cao đẳng, cổng bệnh viện… tấm bảng “phát khẩu trang miễn phí” đã làm rung động trái tim nhiều người. Đã có hàng trăm nghìn chiếc khẩu trang, chai nước rửa tay miễn phí được trao tận tay người dân cùng những lời khuyến cáo để phòng dịch bệnh. Cạnh đó, để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của người dân trong tình hình cấp bách, nhiều nhóm bạn trẻ đã tự nghiên cứu, chế tạo ra các loại nước rửa tay, cung cấp miễn phí cho người dân phòng dịch. Mới đây, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế đã sản xuất thành công nước rửa tay khô hay Đội CTXH thanh niên TPHCM đang vận động để chế tạo dung dịch sát khuẩn, phục vụ người dân.


    Phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc, người dân Việt Nam cũng chủ động đưa ra nhiều giải pháp để cùng cộng đồng đầy lùi đại dịch. Từ thành thị tới nông thôn, từ người già đến trẻ em đã được trang bị những kiến thức cơ bản để phòng virus corona. Trong lúc một số nước đang sảy ra tình trạng kỳ thị người Trung Quốc, người sống tại TQ, người đi du lịch từ TQ về, thậm chí là những người chỉ quá cảnh TQ dù đấy chính là đồng bào của họ thì ở Việt Nam, từ chính phủ đến cộng đồng đều đang lan tỏa những hành động nhân văn. Chính phủ tuyên bố “sẵn sàng đón bà con về nước” và gửi thông điệp quyết tâm qua câu Slogan được gửi đến từng người dân “ Việt Nam quyết thắng đại dịch” như một sự khẳng định tinh thần quyết tâm. Bộ y tế tuyên bố chi trả toàn bộ tiền điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm virus Corona cho thấy không một người dân nào bị bỏ rơi trong tình hình dịch bệnh.

    Lan tỏa tình người trong cộng đồng
    Lan tỏa tình người trong cộng đồng
    Phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc, người dân Việt Nam cũng chủ động đưa ra nhiều giải pháp để cùng cộng đồng đầy lùi đại dịch.
    Phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc, người dân Việt Nam cũng chủ động đưa ra nhiều giải pháp để cùng cộng đồng đầy lùi đại dịch.
  4. Sau gần 2 tháng kiểm soát được dịch bệnh, Việt Nam đã quay lại tình trạng báo động cao sau khi Chính phủ xác nhận trường hợp lây nhiễm cộng đồng đầu tiên tại Hải Dương vào ngày 27/1. Tỉnh Hải Dương của Việt Nam - nơi có hàng chục ca nhiễm mỗi ngày - người dân được khuyến cáo cách ly tại nhà. Đến ngày 16/2, tỉnh Hải Dương bắt đầu thực hiện cách ly xã hội trên toàn địa bàn tỉnh để ngăn chặn lây nhiễm dịch bệnh. Ngay lập tức Việt Nam đã áp dụng hàng loạt biện pháp ứng phó như hạn chế đi lại trong nước và quốc tế, hủy bỏ nhiều hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán. Nhiều tỉnh thành cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch. Trước dịp Tết Nguyên đán, các nhà lãnh đạo của Việt Nam vẫn khẳng định, sẽ có một cái Tết khó khăn và đặc biệt ở phía trước, nhưng quốc gia này chắc chắn sẽ vượt qua.

    Kể cả sau Tết, nhiều biện pháp quyết liệt hơn đã được áp dụng ở nhiều tỉnh, thành như đóng cửa các hàng quán, khu di tích, hạn chế tập trung đông người. Bộ Y tế yêu cầu người dân thực hiện nghiêm 5K trong phòng chống dịch (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế). Nhận định trên tờ Business Insider (Mỹ), BS. Guy Thwaites Đại học Oxford (Anh), người đã có mặt tại một trong các bệnh viện điều trị Covid-19 của Việt Nam nói: Chính phủ Việt Nam đã phản ứng “nhanh và mạnh” trước dịch bệnh. Ngay từ khi xuất hiện dịch, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều công việc chống dịch một cách đơn giản và hiệu quả.

    Chính phủ Việt Nam đã phản ứng “nhanh và mạnh” trước dịch bệnh. Ngay từ khi xuất hiện dịch, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều công việc chống dịch một cách đơn giản và hiệu quả.
    Chính phủ Việt Nam đã phản ứng “nhanh và mạnh” trước dịch bệnh. Ngay từ khi xuất hiện dịch, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều công việc chống dịch một cách đơn giản và hiệu quả.
    Việt Nam có cách chống dịch đơn giản, hiệu quả
    Việt Nam có cách chống dịch đơn giản, hiệu quả
  5. Có lẽ với những bệnh nhân Covid-19 người nước ngoài bị “kẹt” tại Việt Nam, những ngày được điều trị tại một đất nước xa lạ sẽ là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Sự chăm sóc tận tình, chu đáo, tận tâm của đội ngũ y tế Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh đối với các bệnh nhân người Trung Quốc, Anh, Brazil, Pháp… trong những ngày chống chọi với căn bệnh đáng sợ Covid-19. “Cảm ơn Việt Nam” là những lời được nói nhiều nhất và chứa đựng nhiều cảm xúc nhất mà các bệnh nhân gửi gắm đến các y, bác sĩ người Việt và đất nước Việt Nam thân thiện, mến khách.


    “Tôi rất biết ơn nỗ lực của các y bác sĩ ở đây, họ đều là những người rất phi thường. Thật tuyệt vời, cận kề sinh tử mà chúng tôi vẫn còn sống”, bà Shan Coralie Barker, vợ của bệnh nhân 74 tuổi có tiền sử ung thư máu 10 năm được các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cứu sống khỏi Covid-19 chia sẻ. Đại sứ các nước đã gửi những lời cảm ơn sâu sắc của mình tới Việt Nam vì đã hỗ trợ công dân nước họ tại các khu cách ly, hỗ trợ công dân trở về nước an toàn, hỗ trợ các trang thiết bị phòng, chống dịch và đặc biệt, họ cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ trước sự điều trị tận tâm của đội ngũ y, bác sĩ Việt Nam.


    Trong hành trình chống dịch Việt Nam cũng đã nhận được nhiều thư, điện từ lãnh đạo nhiều nước, vùng lãnh thổ thế giới, bày tỏ khâm phục trước thành tích chống dịch của Việt Nam cũng như sự cảm kích đối với sự tương trợ, ủng hộ của Việt Nam về vật chất lẫn tinh thần... 77 tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài và Trung tâm Dữ liệu Phi chính phủ nước ngoài - Liên hiệp Hữu nghị bày tỏ sự biết ơn và ủng hộ đối với chính phủ Việt Nam vì đã “vào cuộc kịp thời, hiệu quả và minh bạch trong cuộc chiến nhằm đẩy lùi dịch Covid-19”.

    Việt Nam đã khiến cả thế giới kinh ngạc
    Việt Nam đã khiến cả thế giới kinh ngạc
    Bệnh nhân nước ngoài được Việt Nam chữa khỏi Covid 19
    Bệnh nhân nước ngoài được Việt Nam chữa khỏi Covid 19
  6. Không chỉ kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, truyền thông quốc tế cũng đăng các bài đánh giá cao việc Việt Nam tặng khẩu trang, thiết bị y tế, trang thiết bị bảo hộ cho các nước trên thế giới chống dịch. Chính phủ Việt Nam đã trao tặng 550.000 khẩu trang kháng khuẩn cho đại diện đại sứ quán 5 nước châu Âu ở Hà Nội, gồm Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Anh; Ngoài ra, Việt Nam cũng tặng khẩu trang và thiết bị y tế cho các nước Campuchia, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản để chống dịch.


    Ngày 29/5/2020, Tập đoàn Hoa Lâm Việt Nam và Công ty GEDU International đã trao tặng Trung tâm Xúc tiến đầu tư vùng của thành phố Leipzig của Đức 100.000 khẩu trang y tế, 10.000 đôi găng tay và các bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Cộng đồng người Việt tại nước ngoài cũng nỗ lực không mệt mỏi trong cuộc chiến chống đại dịch. Những người Việt Nam trên khắp thế giới đã phát huy tinh thần "Tương thân tương ái," huy động khẩu trang y tế, tự may khẩu trang vải, găng tay bảo hộ y tế để trao tặng cho các cơ sở như bệnh viện, viện dưỡng lão, các trung tâm y tế và cảnh sát tại nước sở tại.


    Ở một số nước, những người Việt làm chủ nhà hàng bất chấp khó khăn kinh tế chung, đã tự nấu và tặng miễn phí hàng nghìn suất ăn cho các bác sỹ cùng y tá điều dưỡng tại các trung tâm điều trị tích cực nhằm góp phần vào cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

    Tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế chống dịch COVID-19
    Tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế chống dịch COVID-19
    Tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế chống dịch COVID-19
    Tinh thần đoàn kết và hợp tác quốc tế chống dịch COVID-19
  7. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cấp, các ngành bám sát tinh thần chỉ đạo của Chính phủ: Hết sức thận trọng nhưng cũng không bi quan; trong thực hiện mục tiêu kép vừa tập trung phòng chống dịch, kiên quyết không để lây lan, vừa nỗ lực cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Việt Nam cũng như nhiều nền kinh tế khác tuy chịu ảnh hưởng rất lớn trên nhiều lĩnh vực của đại dịch Covid-19 nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, người dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội đất nước tiếp tục phát triển ổn định, đạt những kết quả tích cực và có nhiều điểm sáng.


    Đặc biệt, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; đạt được mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng. “Tốc độ tăng trưởng cả năm ước đạt trên 2%, phấn đấu đạt khoảng 3%, Việt Nam là nước có mức tăng trưởng dương cao nhất so với 5 nền kinh tế lớn trong khu vực Đông Nam Á, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới và được thế giới đánh giá cao” - Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định.

    Vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế
    Vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế
    Vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế
    Vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế
  8. Diễn biến đại dịch COVID-19 tại Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên vào ngày 23/1/2020, sau đó tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc mới là người trở về từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc; người nhập cảnh vào Việt Nam, người trở về từ các khu vực, quốc gia đang có dịch như tại châu Âu và Mỹ… Giai đoạn 2 được ghi nhận từ cuối tháng 7/2020 đến nay (sau 99 ngày không ghi nhận trường hợp lây nhiễm mới trong cộng đồng) với các trường hợp mắc mới tại Đà Nẵng và 14 tỉnh, thành phố khác. Giai đoạn 3 bắt đầu từ 25/1/2021 đến nay với các ca bệnh được ghi nhận tại tỉnh Hải Dương và 12 tỉnh, thành phố khác.


    Tính đến nay, cả nước ghi nhận ghi nhận tổng cộng 2.576 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 1.564 trường hợp lây nhiễm trong nước (61,1%). Trong số các trường hợp mắc COVID-19 được ghi nhận, đã có 2.186 trường hợp được điều trị khỏi (85,4%), hiện còn 339 đang được điều trị (13,2%) và 35 trường hợp tử vong (1,4%). Trong giai đoạn này, Việt Nam đã áp dụng thực hiện truy vết các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh, đây là biện pháp được nhiều quốc gia đánh giá cao và học tập, thực tế một số nước có trình độ công nghệ cao đã áp dụng biện pháp này đạt hiệu quả rất cao.

    Việt Nam cũng tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm tự chủ việc sản xuất KIT thử, hoàn chỉnh phác đồ điều trị,
    kết nối khám chữa bệnh từ xa các cơ sở y tế trong điều trị COVID-19 và nhiều ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch được ra mắt.

    Kết quả đạt được là sự nỗ lực của Đảng, toàn dân, toàn quân, coi việc phòng chống dịch là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống
    Kết quả đạt được là sự nỗ lực của Đảng, toàn dân, toàn quân, coi việc phòng chống dịch là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống
    Sẽ thử nghiệm vắc xin Covid-19 'made in Vietnam' trên người cao tuổi
    Sẽ thử nghiệm vắc xin Covid-19 'made in Vietnam' trên người cao tuổi




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy