Top 10 Cây thuốc nam gần gũi trị bệnh hiệu quả trong dân gian

Cúc Thảo Nguyên 4353 0 Báo lỗi

Kháng sinh ngày nay đã trở thành một loại thuốc được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh gây ra hiện tượng kháng thuốc cùng nhiều tác hại ... xem thêm...

  1. Mã đề là một loại cây mọc hoang rất nhiều vào cuối xuân sang hè, dân gian thường hay sử dụng lá để nấu canh cùng với một số loại rau khác. Không chỉ vậy, cây mã đề còn là một vị thảo dược vô cùng tuyệt vời. Tác dụng chữa bệnh của cây mã đề: giúp con người chữa lành vết thương bằng cơ chế hút thải độc và rất tốt cho hệ hô hấp, tiêu hóa.


    Lá và hạt cây mã đề đều có tác dụng chữa lành các tổn thương và giảm sưng, viêm trong hệ tiêu hóa. Đặc biệt, hạt mã đề là một vị thuốc hữu ích giúp bạn duy trì một hệ tiêu hóa sạch sẽ bởi khả năng hoạt động giống như chất xơ psyllium, giúp hấp thụ các chất độc hại còn tích tụ.


    Không chỉ trong đông y mà ngay cả nền y học hiện đại cũng đã thừa nhận rằng cây mã đề là một vị thuốc tự nhiên có tác dụng làm long đờm, giảm đau, ho, viêm mũi, viêm phế quản nhẹ và nhiều thể bệnh đường hô hấp khác rất hiệu quả. Sở dĩ như vậy là vì loài cây này chứa khá nhiều khoáng chất silica có khả năng tiêu sạch chất nhầy, từ đó làm giảm sự tắc nghẽn bên trong đường hô hấp.


    Không chỉ chữa lành các vết thương hiệu quả, đặc tính làm se của cây mã đề còn được sử dụng trong việc xoa dịu cảm giác đau và chữa lành bệnh trĩ, ngăn ngừa chảy máu do trĩ và bệnh viêm bàng quang. Mùa hè, người ta thường hay phơi khô,nấu làm nước uống cùng với râu ngô và rau má để giải nhiệt, lợi tiểu.

    Cây mã đề giống
    Cây mã đề giống
    Cây mã đề trưởng thành đã có bông
    Cây mã đề trưởng thành đã có bông

  2. Cây bạc hà là một loại cây rất dễ trồng, có thể giâm bằng cành nơi đất ẩm. Đây là một loại cây và là vị thuốc rất phổ thông ở nước ta dùng cả trong đông y và tây y. Tính chất của bạc hà theo các tài liệu cổ ghi như sau: Vị cay, mát không độc, vào 2 kinh phế và can, có tác dụng tán phong nhiệt, ra mồ hôi, giảm uất, làm thuốc thanh lương dùng chữa cảm nắng (trúng thử), đau bụng, bụng đầy, chứng ăn không tiêu.


    Tác dụng chữa bệnh của cây bạc hà: Bạc hà là một vị thuốc thơm, dùng làm cho thuốc thơm dễ uống có tác dụng làm ra mồ hôi; Hạ sốt dùng chữa cảm sốt, cảm mạo, mũi ngạt, đầu nhức; Giúp cho sự tiêu hoá; Chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài.


    Tinh dầu bạc hà và mentola dùng làm thuốc sát trùng, xoa bóp nơi sưng đau, như khớp xương, thái dương khi đầu nhức; bạc hà là một vị thuốc chữa loét dạ dày, làm giảm bài tiết dịch vị và giảm đau;vị cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Tinh dầu bạc hà tự nhiên giúp thư giãn các cơ gây co thắt bụng, làm giảm tình trạng đau bụng đến 40%. Phụ nữ có thai thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.

      Bạc hà là loại thân thảo, lá có mùi thơm nồng
      Bạc hà là loại thân thảo, lá có mùi thơm nồng
      Hoa bạc hà đậu ở ngọn hoặc nách lá, có màu tím nhạt
      Hoa bạc hà đậu ở ngọn hoặc nách lá, có màu tím nhạt
    • Đinh lăng hay cây gỏi cá, nam dương sâm là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng của Họ Cuồng cuồng. Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền, là một loại cây rất gần gũi với cuộc sống, nhiều gia đình trồng làm cảnh. Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…


      Tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng: Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc.Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây từ 3 năm tuổi trở lên đều được dùng làm thuốc: Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu; Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy; Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng; chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa, bệnh thận; có tác dụng lợi sữa, ta mồ hôi trộm. Ngoài ra đinh lăng còn có công dụng cho người mệt mỏi, không muốn hoạt động: Rễ củ đinh lăng thái mỏng 15g, đun sôi 15 phút với 300ml nước, chia uống 2-3 lần trong ngày.

      Cây đinh lăng trồng vừa làm cảnh, tăng hương vị món ăn lại có thể làm thuốc
      Cây đinh lăng trồng vừa làm cảnh, tăng hương vị món ăn lại có thể làm thuốc
      Cây đinh lăng
      Cây đinh lăng
    • Thì là hay thìa là là một loài cây lấy lá làm gia vị và lấy hạt làm thuốc được sử dụng rất phổ biến ở châu Á và vùng Địa Trung Hải. Ở Việt Nam, thì là thường dùng làm gia vị trong chế biến các món từ cá. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng, mụn nhọt sưng tấy, mất ngủ và đau răng. Các nhà khoa học Ấn Độ còn phát hiện ra rằng chất limonene trong cây thì là hoạt động tương tự như kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn đường ruột có hại như E.Coli …


      Tác dụng chữa bệnh của thì là: Chữa táo bón (rửa sạch một nắm lá tươi, vắt lấy nước uống hoặc lấy một nhúm hạt, sắc lấy nước uống); Chữa mụn nhọt, sưng tấy (giã nát lá với một ít bột nghệ đắp lên chỗ sưng tấy hoặc mụn nhọt); Chữa hôi miệng (nhai 5 -7 hạt thì là mỗi ngày); Chữa rối loạn kinh nguyệt (uống nước ép lá thì là và lá cần tây theo tỷ lệ 4-1 uống 3 lần trong ngày.); Giúp lợi sữa (nấu canh hoặc hãm hạt thì là uống thay trà); Chữa huyết áp cao, xơ vữa động mạch (lấy 5g hạt thì là giã nhỏ, sắc lấy nước uống trong ngày, liên tục nhiều ngày sẽ làm giảm cholesteron trong máu),..

      Thân và lá thì là có thể nấu canh, làm thuốc
      Thân và lá thì là có thể nấu canh, làm thuốc
      hạt thì là là một vị thuốc
      hạt thì là là một vị thuốc
    • Cỏ nhọ nồi còn có tên gọi là cỏ mực. Sở dĩ có tên như vậy có lẽ là do đặc điểm của cây: mỗi khi vò nát, cây có nước đen như mực hoặc như nhọ nồi. Vào mùa hè, cỏ nhọ nồi mọc hoang rất nhiều dọc đồng ruộng Việt Nam, đông y còn gọi là hàn liên thảo. Phần thân cây có màu nâu nhạt hoặc hơi đỏ tía, lá có răng cưa cạn hoặc không với 2 mặt đều có lông, chiều dài phiến lá khoảng 2,5cm x1,2cm. Hoa có màu trắng mọc thành đầu ở kẽ lá hoặc đầu cành, là loại hoa lưỡng tính bên trong và hoa cái bên ngoài. Quả có 3 cạnh màu đen dài với đầu cụt.


      Đặc trưng của loại cây này đó là tất cả các bộ phận của chúng đều có thể sử dụng làm thuốc được từ thân, lá, rễ, quả. Có thể sử dụng chúng dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Trong đông y đây là loại cây có vị ngọt, đắng nhẹ, tín lương an toàn đối với cơ thể nên có thể chữa được rất nhiều loại bệnh hàng ngày.


      Tác dụng chữa bệnh của cỏ nhọ nồi:Cây cỏ mực trị ho, các bệnh hô hấp như: ho hen, ho lao, viêm họng, họng sưng tấy nuốt bị đau; Cây cỏ mực hạ sốt, đặc biệt an toàn trong trường hợp trẻ em hoặc bà bầu không sử dụng kháng sinh được; Cỏ mực có tác dụng cầm máu, chữa bệnh trĩ, rong kinh. Đối với các vết thương chảy máu có thể dùng trực tiếp cỏ mực tươi giã nhuyễn đắp lên vết thương để cầm máu nhanh chóng; Cây cỏ mực trị mụn, bệnh ngoài da, chữa gan nhiễm mỡ; Cây cỏ mực có thể chữa suy thận ở giai đoạn đầu ( dùng cỏ mực và đỗ đen để hỗ trợ chữa trị bệnh).

      Cỏ mực là loại cây có vị ngọt, đắng nhẹ, tín lương an toàn đối với cơ thể nên có thể chữa được rất nhiều loại bệnh hàng ngày.
      Cỏ mực là loại cây có vị ngọt, đắng nhẹ, tín lương an toàn đối với cơ thể nên có thể chữa được rất nhiều loại bệnh hàng ngày.
      Cỏ nhọ nồi
      Cỏ nhọ nồi
    • Lá lốt là loại cây thân thảo, sống lâu năm, còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi. Trong đông y, lá lốt có tính ấm, cay, vị nồng. Từ xưa, lá lốt vốn dùng để chế biến các món ăn hấp dẫn như món om, món chả, canh, rang, chiên, xào,..Bên cạnh việc sử dụng làm thực phẩm, lá lốt còn có khả năng chữa được rất nhiều bệnh.


      Tác dụng chữa bệnh của lá lốt: Bộ phận dùng để làm thuốc của lá lốt là thân, hoa hay rễ. Cách dùng lá lốt làm thuốc: có thể dùng tươi hay phơi khô, nếu dùng rễ thường hái vào tháng 8 - 9. Trong dân gian, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: Chữa đau nhức xương khớp, Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư, Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, Chữa đau răng, Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc, Giải say nắng, Chữa đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt,..

      Lá lốt vừa là cây thực phẩm vừa là vị thuốc
      Lá lốt vừa là cây thực phẩm vừa là vị thuốc
      Cây Lá lốt
      Cây Lá lốt
    • Tía tô là loại rau thơm rất phổ biến ở Việt Nam, các nước Đông Nam Á cũng như thị trường thế giới hiện nay. Không chỉ dùng trong thực phẩm, vốn có vị cay, tính ấm nên tía tô còn được dùng để trị bệnh. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P... tía tô rất tốt cho phổi và phế quản. Theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả.


      Tác dụng chữa bệnh của tía tô: Trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa; Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn; Dầu hạt tía tô có lợi cho bệnh hen suyễn, ngăn chặn sự sản xuất leukotriene, chất chống viêm có liên quan đến giảm chức năng hô hấp; Lá tía tô được dùng làm rau thơm ăn kèm giúp tăng hương vị món ăn và đồng thời cũng là thuốc giải độc đối với ngộ độc thức ăn; lá tía tô kèm với nhiều loại lá có tinh dầu khác được dùng để xông giải cảm; Tía tô có tác dụng giảm đau kinh nguyệt, giảm nguy cơ, ngăn ngừa ung thư vú và điều trị các bệnh tự miễn dịch như lupus và viêm khớp dạng thấp.

      Tía tô có thể giải cảm
      Tía tô có thể giải cảm
      Tía tô xông mặt giúp khí huyết lưu thông, đẹp da
      Tía tô xông mặt giúp khí huyết lưu thông, đẹp da
    • Diếp cá ( giấp cá ) hay dấp cá, lá giấp, rau giấp là một loài thực vật thuộc họ Saururaceae. Đây là một loại cây mọc quanh vùng nhiệt đới, thường dùng để ăn sống hoặc làm gia vị cho các món ăn như nộm, salad bò, các món chiên rán, các món nhậu hay đồ hải sản,… Tuy nhiên, mùi của rau diếp cá hơi tanh nên khá kén người ăn. Rau diếp cá là một loại cây có tính hàn, vị hơi cay làm tăng thêm mùi vị của món ăn, tạo cảm giác ngon miệng. Bên cạnh đó, loại cây này còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Phổ biến là thế nhưng không phải ai cũng biết những công dụng khác của rau diếp cá trong việc bồi bổ sức khỏe.


      Tác dụng chữa bệnh của rau diếp cá: với giá trị làm thuốc thanh nhiệt, giải độc do làm mát huyết trong cơ thể nên trong các trường hợp bị viêm nhiễm trong cơ thể như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau diếp cá làm mát máu. Hoặc khi bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng diếp cá. Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được thuốc tân dược. Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa. Cách dùng: có thể vò nát, uống nước sống hoặc sắc lấy nước uống hoặc cũng có thể ăn như rau sống.

      Rau diếp cá có thể chữa bệnh trĩ
      Rau diếp cá có thể chữa bệnh trĩ
      Cây diếp cá
      Cây diếp cá
    • Top 9

      Lá mơ

      Cây lá mơ thuộc dạng thân leo, dễ phát triển. Cây có lá hình trứng, mọc đối, một đầu nhọn, màu tím nhạt ở mặt dưới và màu xanh ở mặt trên. Ở giữa lá có đường gân nổi rõ được bao phủ bằng một lớp lông mịn ở trên. Phía dưới lá có cuống mảnh. Hoa cây lá mơ mọc thành chùm ở nách lá hoặc trên ngọn, hình loa kèn. Hoa có 6 cánh màu trắng, ở giữa màu tím nhạt. Quả hơi tròn, dẹt, được bao phủ bằng một lớp vỏ mỏng màu vàng. Bên trong quả chứa 2 nhân dẹt, có cánh màu nâu đen. Toàn thân cây khi vò nát sẽ bốc mùi thối khó chịu. Cây có khả năng sinh trưởng mạnh và rất dễ phát triển.


      Nghiên cứu hiện đại cho thấy hoạt chất sulfur dimethyl disulphit trong lá mơ có tác dụng tương tự như kháng sinh. Nó giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó thành phần paederin (alkaloid) cũng thể hiện hoạt tính sinh lý cao đối với hệ thần kinh của người.


      Theo y học cổ truyền, lá mơ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp, kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giảm đau, hoạt huyết, tiêu sưng, giảm ho. Chủ trị các chứng: Tiêu chảy, ăn không tiêu, đau nhức xương khớp, phong thấp, kiết lỵ, lỵ amid, suy dinh dưỡng, tiêu hóa kém ở trẻ em, ho gà, chấn thương, nhiễm trùng ngoài da, viêm tai giữa và một số căn bệnh khác.

      Lá mơ
      Lá mơ
      Lá mơ
      Lá mơ
    • Lá trầu không có vị cay, thơm, nồng, tính ấm, tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, khu phong tán hàn,… Dược liệu này được sử dụng để làm giảm ngứa do các tình trạng da liễu và đau nhức xương khớp do phong thấp.


      Theo y học hiện đại: Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn và diệt virus tốt, chiết xuất từ lá trầu có khả năng tiêu diệt khối u trong thực nghiệm trên động vật. Tác dụng kháng sinh mạnh đối với trực trùng coli, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và vi khuẩn subtillis, thành phần Chavicol (một dạng phenol) có tác dụng khử trùng tốt.

      Theo Đông y: Tác dụng khu phong tán hàn, chống ngứa, trung hành khí, hóa đàm và tiêu thũng chỉ thống, tính năng hạ khí, tiêu viêm, sát khuẩn, kích thích tiêu hóa, trừ phòng thấp, chữa trị các bệnh: phòng sốt rét và bệnh lý, các bệnh về phổi, đau đầu, suy nhược thần kinh, viêm nhiễm, đau nhức lưng, giảm mẩn ngứa do côn trùng cắn, chàm,…tắc sữa.
      Lá trầu không
      Lá trầu không
      Lá trầu không
      Lá trầu không



    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy