Top 7 Cách nhận biết và phòng tránh bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ

Phan Quang Nhất 54 0 Báo lỗi

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh dễ mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng nhận ra và biết ... xem thêm...

  1. Nguyên nhân gây bệnh:

    Bệnh Tay chân miệng ở trẻ nhỏ là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột gây ra. Bệnh dễ dàng lây từ người này qua người khác thông tiếp xúc trực tiếp với dịch nước mũi, họng, nước bọt, phân của người bệnh. Bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày, tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.


    Dấu hiệu nhận biết:

    Bệnh Tay chân miệng ở trẻ nhỏ rất dễ nhận biết, thông thường trẻ có các biểu hiện sau:

    • Trẻ nhỏ thường bị sốt nhẹ hoặc sốt cao. Nếu trẻ sốt cao không thể hạ là dấu hiệu của bệnh nặng.
    • Vùng da bị tổn thương rát đỏ, mụn nước ở các vị trí quan trọng như: quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối...
    • Trẻ nhỏ có triệu chứng biếng ăn, nôn mửa, tiêu chảy... hay quấy khóc.
    • Miệng lở loét.

    Cách phòng tránh bệnh Tay chân miệng cho trẻ nhỏ:

    Có thể chăm sóc trẻ ở nhà nhưng cần theo dõi thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nặng phải đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được điệu trị kịp thời. Các bậc phụ huynh cũng nên áp dụng các phương pháp sau để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ:

    • Cho trẻ ăn uống hợp lí: Ăn chín uống sôi, dụng cụ ăn uống phải được vệ sinh thường xuyên.
    • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh.
    • Sát khuẩn vật dụng cá nhân, đồ chơi... của trẻ nhỏ.
    • Giữ gìn vệ sinh tay, chân, miệng. Không để trẻ ngậm, mút, hay đưa đồ chơi vào miệng.
    • Không cho trẻ tiếp cúc với người nhiễm bệnh.
    Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
    Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
    Nốt ban đỏ xuất hiện khi trẻ bị bệnh
    Nốt ban đỏ xuất hiện khi trẻ bị bệnh

  2. Nguyên nhân gây bệnh:

    Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do virus Paramysoviridae gây ra. Chủng virus này thường trú ngụ và sinh sôi nhanh chóng ở chất nhầy trong mũi và cổ họng. Thời điểm giao mùa sắp tới là cơ hội thuận lợi để bệnh sởi bùng phát, tuy nhiên bệnh chỉ lây qua người chứ không qua tác nhân trung gian động vật.


    Dấu hiệu nhận biết:

    Triệu chứng của bệnh sởi không đơn giản chỉ là những nốt phát ban đỏ trên cơ thể. Mà được bộc phát sau 7-14 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh và chia làm 4 giai đoạn:

    • Giai đoạn ủ bệnh: Đây là giai đoạn mới tiếp xúc với nguồn lây nên người bệnh chưa có bất cứ triệu chứng gì.
    • Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, ho khan và chảy nước mắt nước mũi. Đồng thời xuất hiện đốm nhỏ Koplik xung quanh khoang miệng.
    • Giai đoạn toàn phát: Sau khi hạt Koplik lặn đi, phát ban sẽ bùng phát. Các nốt ban sần, đỏ nổi trên da riêng lẻ hoặc theo từng cụm, dần dần lan rộng ra khắp cơ thể từ tay, chân, mũi, miệng và mặt.
    • Giai đoạn phục hồi: Các nốt phát ban dần mờ rồi bong vảy để lại vết thâm trên da và bệnh sẽ tự khỏi.

    Cách phòng tránh bênh sởi ở trẻ nhỏ:

    Hiện tại đã có vaccine điều trị bệnh sởi, phụ huynh nên cho bé đến cơ sở y tế để tiêm phòng sởi đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Ở Việt Nam hiện nay đang lưu hành 3 loại vaccine ngừa bệnh sởi đó là:

    • Vaccine sởi đơn MVVac của Việt Nam.
    • Vaccine 3 in 1 Sởi - Quai bị - Rubella MMR II của Mỹ.
    • MMR của Ấn Độ.

    Các bậc phụ huynh nên nghe theo tư vấn của các bác sĩ để sử dụng loại vaccine phù hợp nhất đối với con, em mình.

    Nốt ban đỏ khắp cơ thể khi trẻ bị sởi
    Nốt ban đỏ khắp cơ thể khi trẻ bị sởi
    Điều trị cho trẻ nhỏ bị bệnh sởi
    Điều trị cho trẻ nhỏ bị bệnh sởi
  3. Nguyên nhân dây bệnh:

    Bệnh thủy đậu là bệnh do siêu virus Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan trên diện rộng và bùng phát thành dịch. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng phương pháp có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.


    Dấu hiệu nhận biết:

    Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh từ 10 - 14 ngày, trẻ sẽ có những triệu chứng đầu tiên. Mụn nước sẽ xuất hiện khắp vùng đầu, mặt, chân, tay... theo từng đốm riêng lẻ. Mụn nước xuất hiện nhanh và lan rộng trong vòng 12 - 24h trên khắp cơ thể.

    Bên cạnh đó trẻ sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ, biếng ăn, đau đầu khiến trẻ cảm thấy khó chịu quấy khóc liên tục.

    Sau 7 - 10 ngày nếu không có biến chứng bệnh sẽ tự khỏi. Các nốt mụn nước sẽ khô dần và bóc vảy nhưng không để lại sẹo.


    Cách phòng tránh bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ:

    Vaccine ngừa thủy đậu giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em lên đến 90%. Chính vì vậy phụ huynh nên cho trẻ đi tiêm vaccine theo chỉ định của bác sĩ:

    • 1 lần/năm đối với trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi.
    • 1 lần/năm đối với trẻ từ 19 tháng tuổi - 13 tuổi.
    • 2 lần/năm đối với trẻ trên 13 tuổi và người lớn.

    Ngoài ra, cũng nên hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người, tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh để đảm bảo an toàn.

    Nốt mẩn đỏ khi trẻ bị mắc thủy đậu
    Nốt mẩn đỏ khi trẻ bị mắc thủy đậu
    Tiêm vaccine ngăn ngừa thủy đậu
    Tiêm vaccine ngăn ngừa thủy đậu
  4. Nguyên nhân gây bệnh:

    Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi nhiều loại virus. Trẻ em có thể bị nhiễm virus qua không khí, do người bệnh ho, hắt hơi... làm bắn virus ra ngoài và trẻ em hít phải hoặc lây trực tiếp. Bệnh cúm nếu không được phát hiện và điều trị tích cực có thể để lại các biến chứng như: viêm tai giữa, viêm xoang... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.


    Dấu hiệu nhận biết:

    Thông thường dấu hiệu nhận biết bệnh cúm rất đơn giản, dễ dàng phát hiện bằng mắt thường. Khi bị cúm trẻ thường có biểu hiện:

    • Sốt
    • Đau đầu
    • Nghẹt mũi
    • Chảy nước mũi, nước mũi có màu vàng hoặc xanh.

    Bệnh xuất hiện đột ngột và khả năng tiến triển rất nhanh. Khi bị nặng trẻ thường sốt cao liên tục, chảy nước mũi, ói mửa, cơ thể mệt mỏi dẫn đến quấy khóc. Trong những trường hợp này cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.


    Cách phòng tránh bệnh cúm ở trẻ nhỏ:

    • bệnh cúm lây qua các giọt nước bọt của người bệnh bắn ra trong không khí do ho hoặc hắt hơi. Vì vậy không được cho trẻ nhỏ tiếp xúc với người bệnh.
    • Cho trẻ uống nhiều nước, vệ sinh sạch sẽ tay chân kể cả mẹ và bé.
    • Thường xuyên vệ sinh sát khuẩn đồ chơi của trẻ nhỏ để diệt mầm bệnh.
    • Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời nếu trẻ có biểu hiện khác thường.
    Trẻ bị nhiễm cúm do thay đổi thời tiết
    Trẻ bị nhiễm cúm do thay đổi thời tiết
    Trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc
    Trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc
  5. Nguyên nhân gây bệnh

    Bệnh quai bị là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi dưới 15 tuổi, do virus Paramyxovirus trong tuyến nước bọt gây ra. Quai bị là bệnh truyền nhiễm dễ lay lan ở môi trường đông đúc như: trường học, khu vui chơi, nhà trẻ... do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị nên quai bị vẫn được xem là một căn bệnh nguy hiểm.

    Dấu hiệu nhận biết

    Triệu chứng của bệnh quai bị sẽ khởi phát sau 18 - 25 ngày ủ bệnh. Trẻ nhỏ bị bệnh sẽ có những biểu hiện sau:

    • Sốt cao từ 39 -40 độ.
    • Đau đầu, cơ thể mệt mỏi, biếng ăn.
    • Tuyến mang tai sưng to và đau nhức.
    • Bệnh sẽ khỏi sau 5 - 10 ngày nếu được điều trị đúng cách.
    • Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu phát hiện triệu chững khác thường.

    Cách phòng tránh bệnh quai bị ở trẻ nhỏ

    Tuy hiện tại chưa có thuốc đặc trị, nhưng quai bị là bệnh lành tính nếu được điều trị đúng cách sẽ không gây nguy hiểm. Các bậc cha mẹ cũng nên kết hợp các biện pháp phòng tránh để bảo vệ trẻ tốt hơn:

    • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.
    • Tiêm vaccine để ngăn ngừa khả năng mắc bệnh ở trẻ.
    • Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ nhỏ đều đặn và thường xuyên.
    • Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người.
    Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ
    Bệnh quai bị ở trẻ nhỏ
    Trẻ quấy khóc khi bị quai bị
    Trẻ quấy khóc khi bị quai bị
  6. Nguyên nhân gây bệnh:

    Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Virus xâm nhập vào cơ thể thông qua loài muỗi vằn Aedes nhờ các vết đốt từ con cái mang mầm bệnh. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ dàng lây lan và bùng phát thành đại dịch. Trên thế giới đã từng nhiều lần xuất hiện đại dịch sốt xuất huyết gây thiệt hại về tính mạng và tài sản. Cần có những hiểu biết nhất định để phòng chống đại dịch nguy hiểm này.


    Dấu hiệu nhận biết:

    Sau khi xâm nhập vào cơ thể mầm bệnh sẽ phát triển không ngừng, giai đoạn đầu sẽ gây ra những triệu chứng có thể phát hiện bằng mắt thường như:

    • Nôn mửa, biếng ăn, quấy khóc.
    • Sốt cao, liên tục.
    • Mệt mỏi toàn thân, đau nhức các khớp tay, khớp chân.

    Sau khi qua giai đoạn này, vào khoảng ngày thứ 3 - 6 là giai đoạn cự kì nguy hiểm. Virus hoạt động mạnh mẽ, làm suy yếu hệ miễn dịch và một số cơ quan ở trẻ nhỏ gây tổn thương bên trong như:

    • Xuất huyết nghiêm trọng.
    • Phù nề ổ mắt.
    • Chảy máu mũi.
    • Chân tay lạnh, vã mồ hôi.

    Đây là giai đoạn nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời rất có thể nguy hiểm đến tính mạng.


    Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết:

    Nguyên nhân chủ yếu của bệnh sốt xuất huyết là lây qua tác nhân muỗi vằn chính vì vậy các bậc phụ huynh cần:

    • Cho trẻ chơi ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ.
    • Vệ sinh thường xuyên khu vực sống, cải tạo ao tù nước đọng không cho muỗi sinh sôi.
    • Cho trẻ ngủ mùng.
    • Thường xuyên khử trùng, tiêu diệt muỗi.
    • Nếu gia đình có người bị bệnh, tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân.
    Triệu chứng ở trẻ bị sốt xuất huyết
    Triệu chứng ở trẻ bị sốt xuất huyết
    Muỗi vằn - nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sốt xuất huyết
    Muỗi vằn - nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sốt xuất huyết
  7. Nguyên nhân gây bệnh:

    Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp tính rất phức tạp, do nhiều tác nhân gây ra nhưng chủ yếu do:

    • Thức ăn không an toàn, thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
    • Cai sữa mẹ quá sớm khiến trẻ ăn đồ ăn ngoài.
    • Virus Rota - tác nhân gây bệnh tiêu chảy.
    • Vi khuẩn đường ruột...

    Bệnh tiêu chảy cấp tính ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, một vài trường hợp có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.


    Dấu hiệu nhận biết:

    • Trẻ đi nhiều lần, phân lỏng dạng nước
    • Nôn mửa, biếng ăn khiến trẻ mệt mỏi quấy khóc liên tục
    • Dấu hiệu mất nước: Khô môi, mắt trũng, khát nhiều...

    Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em:

    • Nuôi con bằng sữa mẹ.
    • Chế độ ăn uống hợp lí theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Sử dụng thực phẩm sạch, cho trẻ ăn chín uống sôi.
    • Rửa tay bằng xà phòng để ngăn ngừa vi khuẩn.
    • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh.
    • Luôn giữ cho tay, chân, đồ chơi, núm ti giả... của trẻ được sạch sẽ.
    Dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu chảy cấp tính
    Dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu chảy cấp tính
    Trẻ bị tiêu chảy cấp tính
    Trẻ bị tiêu chảy cấp tính




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy