Top 9 Điều bố mẹ nên biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Nguyễn Thu Hường 59 0 Báo lỗi

Trong những năm gần đây, bệnh tay chân miệng đang diễn biến khá phức tạp, thậm chí có những ca tử vong. Thế nhưng, trước tình hình này, nhiều bậc cha mẹ lại lơ ... xem thêm...

  1. Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người có thể phát triển thành dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Nguyên nhân gây bệnh do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước tập trung ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối.


    Bệnh chân tay miệng lây chủ yếu theo đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy, các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, dễ phát thành các ổ dịch.


    Dịch tay chân miệng có thể gặp quanh năm. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tăng cao và khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Các biến chứng này bao gồm:

    • Biến chứng về não bộ như: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não. Biểu hiện như giật mình, ngủ gà, bứt rứt, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược, rung giật nhãn cầu, yếu liệt chi, co giật, hôn mê,...
    • Biến chứng tim mạch, hô hấp bao gồm: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch có thể tử vong nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời.
    Bệnh tay chân miệng là gì?
    Bệnh tay chân miệng là gì?
    Bệnh tay chân miệng là gì?
    Bệnh tay chân miệng là gì?

  2. Virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường miệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh.


    Người mắc bệnh có khả năng phát tán virus gây bệnh trong tuần đầu tiên (giai đoạn ủ bệnh). Tuy nhiên thời gian lây nhiễm lại có thể kéo dài trong vài tuần bởi vì virus vẫn còn tồn tại nhiều trong phân và nước bọt của bệnh nhân.


    Các con đường lây truyền virus gây bệnh tay chân miệng:

    • Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.
    • Hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện.
    • Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh.
    • Trẻ lành cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ bệnh.
    • Lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ.

    Vì cách thức lây truyền bệnh khá nhanh nên tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch lớn. Khi một trẻ bị mắc bệnh, nếu không có những biện pháp phòng tránh kịp thời thì những trẻ xung quanh cũng có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào.

    Bệnh tay chân miệng lây truyền qua con đường nào?
    Bệnh tay chân miệng lây truyền qua con đường nào?
    Bệnh tay chân miệng lây truyền qua con đường nào?
    Bệnh tay chân miệng lây truyền qua con đường nào?
  3. Mệt mỏi, quấy khóc là những biểu hiện đầu tiên của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Sau 6 – 12 giờ, trẻ có thể bị sốt, thông thường là sốt nhẹ từ 37,5 đến 38°C, có một số bé không sốt hoặc chỉ sốt thoáng qua.


    Thông thường, sau khi sốt từ 24 – 48 giờ, các nốt phỏng nước sẽ xuất hiện ở miệng, sau 1 – 2 giờ, các nốt phỏng này sẽ vỡ ra tạo thành vết loét trên niêm mạc lưỡi, xung quanh miệng. Ngoài ra, lòng bàn tay, lòng bàn chân của trẻ cũng có những nốt phỏng nổi cộm lên mặt da, cứng, chắc, những nốt này thường khô và đóng vảy sau 2 – 3 ngày, sau đó bong ra. Ngoài ra, các bé có thể có ban đỏ ở chân, mông, đùi hoặc cẳng tay, mông và quanh hậu môn.


    Ngoài các biểu hiện chính như trên, các bé còn nôn trớ, hắt hơi, chảy nước mũi, đi ngoài phân lỏng 2 – 3 lần/ngày kéo dài trong 2 – 3 ngày. Bệnh thường diễn biến trong vòng 5 ngày sau đó sẽ đi vào giai đoạn ổn định. Dù vậy, bạn cũng cần cẩn thận bởi cũng có trường hợp trẻ gặp phải biến chứng (tỷ lệ khoảng 1/1.000 trường hợp), thậm chí là tử vong.


    Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
    Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
    Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
    Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
  4. Bệnh tay chân miệng thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, một số trường hợp phát hiện trễ, bệnh tiến triển nặng và gây ra một số biến chứng như:

    • Bị viêm màng não virus (triệu chứng sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng), bệnh nhân cần nhập viện để được điều trị.
    • Các biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bại liệt, tê liệt hoặc viêm não. Đối với trẻ có biến chứng não sẽ xuất hiện những triệu chứng khó nhận thấy như khó ngủ, quấy khóc nhiều, thường xuyên giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu ngủ, hoảng hốt, nói lảm nhảm, tay chân run, co giật, sốt cao, méo miệng. Khi xuất hiện biến chứng trên nếu không phát hiện, điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ.
    • Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì bệnh nhân cũng có thể bị bội nhiễm tại các nốt mụn trên da.
    Các biến chứng nguy hiểm
    Các biến chứng nguy hiểm
    Các biến chứng nguy hiểm
    Các biến chứng nguy hiểm
  5. Nguyên tắc điều trị:

    • Hiện nay chưa có thuốc điều trị chân tay miệng đặc hiệu, do đó chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ
    • Theo dõi nhằm phát hiện sớm và điều trị sớm biến chứng.
    • Đảm bảo về mặt dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng cho trẻ.

    Điều trị cụ thể:

    • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ
    • Trẻ cần được nghỉ ngơi, tránh các kích thích

    Điều trị triệu chứng như:

    • Hạ sốt cho trẻ: Khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên cần cho trẻ dùng ngay thuốc hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen
    • Bù nước bằng dung dịch điện giải oresol
    • Nếu có loét miệng họng: Dùng dung dịch glycerin borat lau sạch miệng trước và sau ăn. Gel rơ miệng nhầm sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
    • Nếu có co giật cần dùng các thuốc chống co giật
    • Bổ sung vitamin C, kẽm, thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ để nhanh hồi phục
    • Cần tái khám ngay khi có dấu hiệu như:
    • Sốt cao ≥ 390C.
    • Thở nhanh, khó thở, mệt lả
    • Giật mình, quấy khóc, khó ngủ
    • Nôn nhiều
    • Đi loạng choạng
    • Da tái, nổi vân tím, tay chân lạnh, vã mồ hôi
    • Co giật, hôn mê
    • Nếu trẻ có biểu hiện bệnh nặng cần được điều trị chuyên sâu, khoa hồi sức tích cực theo đúng chỉ định. Cần được theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác, ran phổi, mạch,...
    Điều trị chân tay miệng
    Điều trị chân tay miệng
    Điều trị chân tay miệng
    Điều trị chân tay miệng
  6. EV71 là loại virus gây bệnh tay chân miệng đang khiến nhiều người lo lắng bởi chủng virus này dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên người bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Theo thống kê, số ca bị tay chân miệng do nhiễm virus EV71 chiếm khoảng 21%.


    Các bé bị tay chân miệng do virus EV71 thường sẽ có những biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng. Bệnh có thể gây ra các biến chứng về thần kinh, các vấn đề về hệ tuần hoàn và có thể tử vong chỉ trong vòng một thời gian ngắn do sưng phổi, phổi tụ máu, co giật… Trẻ bị nhiễm virus EV71 có nguy cơ gặp biến chứng thần kinh cao gấp 5 lần so với nhiễm các virus đường ruột khác gây bệnh tay chân miệng.


    Virus EV 71 dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên người bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời
    Virus EV 71 dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên người bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời
    Các bé bị tay chân miệng do virus EV71 thường sẽ có những biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng
    Các bé bị tay chân miệng do virus EV71 thường sẽ có những biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng
  7. Những tháng cuối năm, đặc biệt vào giai đoạn chuyển mùa, là thời điểm mà bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát gây thành dịch lớn, nên bạn cần hết sức cảnh giác. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng, bạn cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn cách chăm sóc và điều trị kịp thời.


    Nếu bệnh nhẹ, trẻ có thể được điều tại nhà. Do bệnh chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng, biểu hiện bệnh lý của bé như cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu con sốt cao, nhỏ thuốc giảm đau nếu xuất hiện viêm loét trong miệng, súc miệng để vệ sinh khoang miệng…


    Quan trọng nhất là cha mẹ phải thường xuyên theo dõi các biến chứng có thể xuất hiện như giật mình, đờ đẫn, nôn mửa nhiều, đau đầu dữ dội, nói năng không mạch lạc, khó thở, mạch đập yếu, chân tay lạnh ngắt. Nếu bé có một trong các biểu hiện trên thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.


    Nhiều cha mẹ nghĩ rằng khi trẻ bị tay chân miệng cần kiêng tắm để tránh làm vỡ mụn nước làm cho bé bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc kiêng tắm rửa là một quan niệm sai lầm bởi nếu không tắm, rửa sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển dẫn đến những căn bệnh hoặc biến chứng khác nguy hiểm hơn. Do đó, khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, điều quan trọng là bạn cần chú ý giữ vệ sinh cho trẻ. Bạn cần phải tắm cho trẻ bằng nước sạch, ấm và sữa tắm có chức năng sát khuẩn để vi khuẩn không có cơ hội phát triển.


    Trẻ bị tay chân miệng không cần phải kiêng tắm
    Trẻ bị tay chân miệng không cần phải kiêng tắm
    Trẻ bị tay chân miệng không cần phải kiêng tắm
    Trẻ bị tay chân miệng không cần phải kiêng tắm
  8. Về lý thuyết, việc phòng bệnh tay chân miệng rất là đơn giản. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy bởi từ nhận thức đúng cho đến hành động đúng là điều rất xa vời. Phần lớn chúng ta đều biết để phòng bệnh tay chân miệng thì cần rửa tay đúng cách, đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, sát khuẩn, diệt khuẩn đồ chơi, vệ sinh nơi sinh hoạt của trẻ nhưng việc thực hiện thì lại rất lơ là, chủ quan, nhất là những gia đình chưa có trẻ mắc bệnh.


    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong số những cách phòng bệnh thì vệ sinh tay được coi là liều vắc xin tự chế đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại có hiệu quả vô cùng tốt. Chỉ một động tác rửa tay với xà phòng diệt khuẩn đã làm giảm tới 35 – 45% nguy cơ lây truyền các bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đặc biệt là tay chân miệng. Bởi theo các chuyên gia y tế, trên bàn tay của mỗi người có chứa đến hàng triệu vi khuẩn, trong đó có rất nhiều vi khuẩn gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.


    Rửa tay đúng là rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay sạch khuẩn dưới vòi nước để rửa trôi đi các chất có chứa virus bám trên tay. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường có thói quen rửa tay vội vàng, trong khi đó, các loại xà phòng hay nước rửa tay thông thường thì rất khó làm sạch được vi khuẩn. Do đó, bạn nên chọn những loại sản phẩm có thành phần sạch khuẩn “siêu tốc” như Ion Bạc để đảm bảo bàn tay của trẻ luôn sạch sẽ.


    Không chỉ nhắc nhở bé, bạn và những người chăm sóc trẻ cũng cần phải rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi chăm sóc trẻ, chế biến đồ ăn thức uống cho trẻ, khi vừa ở bên ngoài về… Bởi bàn tay của người lớn thường là tác nhân trung gian dễ lây bệnh cho trẻ nhất.

    Vệ sinh tay được coi là liều vắc xin tự chế đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại có hiệu quả vô cùng tố
    Vệ sinh tay được coi là liều vắc xin tự chế đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại có hiệu quả vô cùng tố
    Cả gia đình cùng rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh bệnh chân tay miệng
    Cả gia đình cùng rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh bệnh chân tay miệng
  9. Bệnh tay chân miệng bùng phát mạnh nhất vào giai đoạn chuyển mùa, nhất là vào mùa hè khi thời tiết nóng ẩm, thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ...Vì vậy, bố mẹ cần nắm được những cách phòng ngừa bệnh kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh, gây tổn thương cho bé.


    Hiện nay, không có vaccine phòng bệnh tuy nhiên bố mẹ có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm các loại virus gây bệnh tay chân miệng bằng những cách đơn giản sau đây:

    • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn, ăn uống, cho trẻ nhỏ ăn, sử dụng nhà vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ và sau khi tiếp xúc với các bọng nước.
    • Sử dụng xà phòng để làm sạch các vật dụng, khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường.
    • Tránh ôm, hôn, dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với trẻ nhiễm bệnh.
    • Khi trẻ bệnh, tránh cho trẻ tiếp xúc nơi đông người như đi nhà trẻ, trường học.
    • Hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi, ho.
    • Theo dõi tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời. Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt cao, li bì, mất tỉnh táo cần nhập viện ngay lập tức.

    Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể điều trị tại nhà theo phác đồ của Bác sĩ. Bệnh thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày mà không gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác. Vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt khi có các dấu hiệu bất thường.

    Trong mùa dịch, khi nghi ngờ dấu hiệu trẻ nhiễm bệnh bố mẹ thường đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. Nhưng hiện nay với một số bất cập như: tình trạng đông đúc, quá tải ở bệnh viện có thể khiến bé thêm mệt mỏi hoặc bé sẽ bị lây nhiễm chéo một số căn bệnh khác. Vì vậy, giải pháp tốt nhất cho các bậc phụ huynh là lựa chọn các phòng khám uy tín và chuyên nghiệp.

    Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
    Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
    Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
    Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy