Top 7 Điều cần biết về Dị ứng thời tiết ở trẻ mà các mẹ nên biết
Thời tiết biến đổi theo mùa gây ra các triệu chứng của dị ứng thời tiết ở trẻ em. Liệu chúng có gây nguy hiểm? Nguyên nhân do đâu? Điều trị như thế nào? Để ... xem thêm...hiểu rõ hơn về căn bệnh này thì Toplist xin gửi đến bạn những điều cần biết về Dị ứng thời tiết ở trẻ mà các mẹ nên biết.
-
Dị ứng thời tiết ở trẻ em là hiện tượng gì?
Dị ứng thời tiết là một loại phản ứng đối với những thay đổi của thời tiết, thường gặp ở nhiều độ tuổi. Nhưng đặc biệt dễ mắc nhất ở trẻ em có cơ địa yếu. Trẻ bị dị ứng thời tiết thường hay có các biểu hiện như quấy khóc, bỏ ăn, ngứa da về đêm, nóng rát như các loại dị ứng thông thường.
Nhiệt độ ngoài trời thay đổi đột ngột là một trong những nguyên nhân gây dị ứng thời tiết ở trẻ. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như cơ thể phản ứng quá mức với nhiệt độ và độ ẩm làm sản sinh các chất dị ứng. Dị ứng thời tiết ở trẻ em gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý và sinh hoạt hằng ngày của trẻ cũng như gia đình, vì thế, cần nhận biết và khắc phục kịp thời.
-
Nguyên nhân gây ra dị ứng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị dị ứng da là vô cùng đa dạng. Do sức đề kháng của trẻ em còn rất non nớt nên dễ bị tác động khi tiếp xúc với các dị nguyên (nguyên nhân gây dị ứng). Các dị nguyên có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ qua nhiều đường như thở, ăn uống, tiêm hoặc tiếp xúc qua da. Một số dị nguyên thường gặp có thể kể đến:
- Phấn hoa từ các loại cây cối, cỏ dại.
- Tình trạng mốc meo, ẩm mốc cả trong nhà lẫn ngoài trời.
- Tình trạng mối mọt trong chăn ga gối, thảm và các vật dụng có hơi ẩm khác.
- Vảy da, lông động vật như chó, mèo, ngựa và thỏ.
- Do một số loại thuốc và thức ăn.
- Do nọc độc từ vết đốt của côn trùng.
- Dị ứng do nguyên nhân di truyền. Nếu cha mẹ có tiền sử dị ứng, con cái sẽ có nhiều khả năng cũng bị dị ứng.
-
Dấu hiệu nhận biết bé yêu đang bị dị ứng thời tiết
Không phải tất cả các trường hợp dị ứng đều do tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Ngay cả khi trẻ ở trong phòng điều hòa cũng có thể gặp phải. Sự co giãn của da phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường tăng giảm, sự thay đổi thất thường của thời tiết cùng với những phản ứng của da làm cho da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Cần phát hiện sớm những biểu hiện của trẻ bị dị ứng thời tiết sau để kịp thời xử lý.
- Phát ban trên da: Nốt sần, tròn hoặc như vết muỗi đốt, sưng đỏ, ấn vào có cảm giác căng, mọc ở các vùng da ít được che chắn như cổ, tay, chân, mặt hoặc toàn thân. Ngứa ngáy khó chịu ở vết sưng đỏ, ngứa tăng lên khi gãi, nóng rát.
- Bị viêm mũi dị ứng: Đây là tình trạng chung của các loại dị ứng. Trẻ dị ứng với thời tiết thường có các biểu hiện hắt hơi, nhiều dịch mũi ở hốc mũi làm trẻ khó thở rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm.
- Sốt: Ở một số trẻ do sức đề kháng yếu và sự nhảy cảm với môi trường còn có hiện tượng sốt.
- Dị ứng trên da: Trẻ bị dị ứng với thời tiết ngoài dấu hiệu phát ban dễ dàng nhận thấy thì còn có các biểu hiện khác đi kèm như: da khô nứt, có hiện tượng tróc vảy, da đỏ hơn bình thường, có thể ửng hồng hoặc sưng tấy.
- Chán ăn, mất tập trung: Những phản ứng với thời tiết trên cơ thể bé ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, vui chơi của trẻ. Các nốt ngứa ngáy thậm chí là đau rát trên da khiến trẻ buồn chán, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng và lười ăn.
- Phát mề đay cấp tính: Đây là biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất. Biểu hiện cụ thể là nổi mẩn toàn cơ thể, hoặc cũng có thể nổi thành từng đám phù có màu hồng, kèm cảm giác ngứa dữ dội.
-
Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết theo lời khuyên của bác sĩ
Thông thường các dị ứng thời tiết ở trẻ em sẽ tự động hết nếu biết cách chăm sóc và vệ sinh. Ngược lại nếu không bảo vệ đúng cách, để trẻ gãi hoặc làm nhiễm trùng vết sưng tấy thì sẽ rất nghiêm trọng. Một số trường hợp, các bậc cha mẹ nên đưa con đi bác sĩ để an toàn hơn. Sau đây là một số biện pháp xử lý việc trẻ dị ứng thời tiết tại nhà.
- Hạn chế cho trẻ ra khỏi nhà nếu bắt buộc đi thi phải che chắn cẩn thận để tránh tác động xấu của môi trường như gió độc, khói bụi,…
- Quan sát trẻ, không cho trẻ gãi hay động tay vào vết mẩn ngứa để không làm nhiễm trùng vết thương bằng cách đeo bao tay.
- Giữ thân thể và quần áo luôn sạch sẽ.
- Hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo, phấn hoa.
- Thoa các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho da dị ứng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Tắm rửa hàng ngày với nước sạch, ấm, không ngâm mình và dùng khăn lau khô trước khi mặc quần áo.
-
Cần làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết?
Hạn chế các tác nhân gây dị ứng
- Khi trời nổi gió, cần đóng cửa sổ. Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng máy lọc không khí hoặc máy điều hòa để tạo ra luồng không khí sạch, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Khi thời tiết thay đổi, hạn chế cho trẻ ra ngoài vui chơi để tránh tiếp xúc với phấn hoa.
- Tắm rửa, rửa tay, thay quần áo sạch sau khi đi ra ngoài.
- Nếu trẻ bị viêm mũi dị ứng thời tiết, cho bé rửa mũi bằng nước muối sinh lý hay xông hơi với tinh dầu.
Điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ
- Hãy đưa trẻ tới các trung tâm y tế để các bác sĩ tiến hành các biện pháp khám tìm nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc. Tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau và thời gian điều trị khác nhau.
- Việc sử dụng thuốc tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua và sử dụng thuốc. Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc thì cần ngưng sử dụng và đưa trẻ đến bác sĩ để có các biện pháp can thiệp.
Hạn chế thức ăn kích thích phản ứng dị ứng
Trẻ dị ứng thời tiết cần tránh một số thức ăn sau:
- Thực phẩm quá nhiều đạm: đối với trẻ dị ứng thời tiết, lượng protein quá nhiều trên bề mặt của các thực phẩm tươi sống, thức ăn tái, gỏi sống, sushi có thể kích thích phản ứng dị ứng ở 25% những người bị viêm mũi dị ứng thời tiết. Nó gây ra những biểu hiện như ngứa môi, miệng hoặc cổ họng.
- Về hoa quả, trái cây: Một số loại trái cây có thể còn dính lượng phấn hoa trên bề mặt gây dị ứng. Do đó mẹ cần rửa sạch hoa quả trước khi cho bé ăn, tránh để bé ăn các loại trái cây hái ngoài đường chưa rửa sạch.
- Rau củ: Trên thực tế, bắp (ngô) và cần tây là 2 loại rau quả có thể kích thích dị ứng, đặc biệt là viêm mũi dị ứng. Cần tây có chứa các protein giống với phấn hoa và là chất kích thích mạnh cho tình trạng dị ứng. Do đó, bạn cần nấu chín loại rau này.
- Các loại hạt: Các loại hạt như hạt hướng dương, hạnh phân, hạt phỉ cũng có thể kích thích các phản ứng dị ứng ở người viêm mũi dị ứng.
- Chất phụ gia: Một số chất phụ gia có trong thực phẩm đóng hộp có thể làm khởi phát trình trạng dị ứng ở một số người, nhất là viêm mũi dị ứng. Chất phụ gia có thể là phẩm màu nhân tạo, chất bảo quản hay hương liệu.
- Thức ăn và đồ uống lạnh: Bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng do thời tiết, hen suyễn dị ứng hoặc có các biểu biện dị ứng tương tự, cần tránh các loại đồ uống, thức ăn lạnh bởi vì chúng có thể gây co thắt phế quản, gây ra các cơn ho kéo dài. Trẻ nhỏ đặc biệt rất thích các món lạnh như kem.
-
Cách phòng tránh dị ứng thời tiết ở trẻ em
Thời tiết thay đổi là yếu tố khách quan mà bạn không thể tác động. Do đó, chủ động phòng tránh bệnh là điều rất quan trọng đối với trẻ dị ứng thời tiết. Bạn có thể giúp bé phòng dị ứng thời tiết bằng nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch thông qua một chế độ dinh dưỡng hợp lý:
- Bổ sung đầy đủ vitamin C từ các loại trái cây, rau củ quả như ổi, quýt, cam, cà chua, ớt chuông,…
- Bổ sung probiotic từ sữa chua. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, probiotic sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cũng như làm dịu các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở người bệnh.
- Tăng cường các loại gia vị giàu chất kháng khuẩn, kháng viêm và chất chống oxy hóa như tỏi, gừng, nghệ trong khẩu phần ăn cho bé. Sữa nghệ là một món mới lạ nhưng rất dinh dưỡng cho bé yêu nhà bạn đấy.
-
Dị ứng thời tiết ở trẻ có hậu quả gì
Dị ứng thời tiết ở trẻ em cũng giống như các loại dị ứng thông thường, chỉ cần chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ thì sẽ nhanh khỏi. Bệnh gây tổn thương da toàn thân không có ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến sức khỏe.
Tuy nhiên, ở một số bé có bệnh lý cơ địa thì các bậc phụ huynh cần để tâm hơn vì bệnh dễ phát triển và chuyển biến thành các dạng nặng hơn như:
- Vùng da dị ứng lan rộng.
- Viêm kết mạc dị ứng và viêm da cơ địa.
- Quấy khóc nhiều, dẫn đến mệt và bỏ ăn, hao tổn sức khỏe.
- Tăng mức độ nhạy cảm của hệ miễn dịch. Tạo điều kiện cho nhiều vấn đề xảy ra, nhất là các bệnh lý liên quan đến cơ địa.