Top 7 Điều cần biết về Cận thị và cách phòng tránh

Thu Hoai 30 0 Báo lỗi

Đôi mắt được coi là cửa sổ của tâm hồn, là giác quan có giá trị quan trọng nhất của cơ thể, 90% thông tin trẻ thu thập được từ thế giới xung quanh là nhờ vào ... xem thêm...

  1. Top 1

    Cận thị là gì?

    Ở người bình thường, hình ảnh được phản xạ từ vật sau khi đi qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ được hội tụ trên võng mạc. Tại võng mạc, các tế bào cảm thụ sẽ chuyển tín hiệu ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh và truyền lên não thông qua hệ thần kinh thị giác để tạo nên hình ảnh.

    Cận thị là bệnh mà những tia hình ảnh đó không hội tụ trên võng mạc mà hội tụ trước võng mạc làm cho người cận thị chỉ có thể nhìn thấy các vật ở gần mà không thể nhìn thấy các vật ở xa.

    Cận thị là gì?
    Cận thị là gì?
    Cận thị là gì?
    Cận thị là gì?

  2. Top 2

    Nguyên nhân bệnh Cận thị

    Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến công suất hội tụ của giác mạc và thể thủy tinh của mắt, khiến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại võng mạc. Bệnh cũng có thể xảy ra do giác mạc và/hoặc thể thủy tinh quá cong so với nhãn cầu. Trong một vài trường hợp, cận thị còn do sự kết hợp của các nguyên nhân trên.


    Cận thị thường bắt đầu khi còn nhỏ và con cái sẽ có nguy cơ mắc tật cận thị cao hơn nếu cha mẹ cũng bị cận. Trong hầu hết trường hợp, bệnh sẽ ít tăng độ hơn khi trưởng thành; nhưng thỉnh thoảng nó vẫn tiếp tục tiến triển theo tuổi.


    Tổng các nguyên nhân như:

    • Do trục nhãn cầu dài làm khoảng cách đến võng mạc dài ra, ảnh tạo ra rơi vào trước võng mạc mà không rơi vào võng mạc.
    • Do thay đổi cấu trúc của giác mạc làm giác mạc quá cong so với nhãn cầu.
    • Do việc học tập và làm việc trong môi trường không đủ ánh sáng, thiếu khoa học, thường xuyên tiếp xúc với máy tính, tư thế không phù hợp...
    • Một số trường hợp mắc cận thị do bẩm sinh hoặc di truyền.
    Nguyên nhân bệnh Cận thị
    Nguyên nhân bệnh Cận thị
    Nguyên nhân bệnh Cận thị
    Nguyên nhân bệnh Cận thị
  3. Top 3

    Triệu chứng bệnh Cận thị

    Cận thị nặng là gì?

    • Cận thị nhẹ gọi là cận thị thấp, cận thị nặng gọi là cận thị cao. Với người bị cận thị cao thì có nguy cơ phát triển thành bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể so với người bị cận thị thấp hoặc trung bình.
    • Ngoài ra, người bị cận thị dễ dẫn đến biến chứng bong võng mạc. Người bệnh cần kiểm tra khám thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm để tránh các biến chứng nặng hơn.

    Triệu chứng cận thị gồm có:

    • Hình ảnh nhìn xa thấy bị mờ, nhòe, không rõ; chỉ nhìn gần được như đọc sách báo, xem ti vi ngồi gần.
    • Mỏi mắt, thường phải nheo mắt khi nhìn xa.
    • Thường xuyên chảy nước mắt, dụi mắt.
    Triệu chứng bệnh Cận thị
    Triệu chứng bệnh Cận thị
    Triệu chứng bệnh Cận thị
    Triệu chứng bệnh Cận thị
  4. Top 4

    Phòng ngừa bệnh Cận thị

    Một trong những cách tốt nhất để phòng tránh cận thị là giảm sự tiến triển của cận thị đi kèm với các phương pháp chăm sóc mắt cận thị. Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh cận thị.


    Một số biện pháp phòng ngừa cận thị được khuyến cáo như:

    • Cho mắt nghỉ ngơi hợp lý. Với nhân viên văn phòng hay học sinh cần biết cách chăm sóc, cho mắt nghỉ ngơi hợp lý. Hãy áp dụng quy tắc 20-20-20 vào cuộc sống hàng ngày. Cứ 20 phút làm việc lại nhìn vào một vật cách xa 20 feet (khoảng 6m) trong vòng 20 giây. Học sinh cần vui chơi, nghỉ ngơi giữa giờ, không đọc sách hay sử dụng điện thoại vào giờ ra chơi (Xem: cách chăm sóc mắt tránh suy giảm thị lực)
    • Chú ý đến ánh sáng: Phòng học, phòng làm việc cần đầy đủ ánh sáng, ánh sáng tự nhiên càng tốt. Ánh sáng cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như không quá sáng, không bị khuất bóng, không chiếu trực tiếp vào mắt…
    • Khoảng cách: Khoảng cách đọc, viết và làm việc hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc tật cận thị. Việc đọc hay làm việc quá gần sẽ khiến mắt liên tục phải điều tiết, tăng nguy cơ phát triển cận thị. Khoảng cách đọc sách và viết với học sinh là 35-40cm. Với dân văn phòng, khoảng cách từ mắt tới màn hình khoảng 40-50cm, mắt cần cao hơn trung tâm màn hình.
    • Thường xuyên vui chơi ngoài trời: Thường xuyên vui chơi ngoài trời giúp mắt thư giãn, hạn chế được nguy cơ mắc tật khúc xạ.
    • Khám mắt định kỳ: Thường xuyên khám mắt để phát hiện sớm tật khúc xạ. Với người bị cận thị nên khám mắt 6 tháng một lần để kiểm tra độ cận, điều chỉnh kính hợp lý. Với ai không bị cận thị thì nên khám mắt định kỳ 1 năm 1 lần để phát hiện sớm các bệnh về mắt.
    • Bổ sung dưỡng chất cho mắt: Thường xuyên bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt giúp đôi mắt sáng khỏe. Các thực phẩm tốt cho mắt như vitamin A, E, C, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá, trứng giúp tăng khả năng điều tiết, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về mắt.
    Phòng ngừa bệnh Cận thị
    Phòng ngừa bệnh Cận thị
    Phòng ngừa bệnh Cận thị
    Phòng ngừa bệnh Cận thị
  5. Top 5

    Cách chữa bệnh cận thị

    Tật cận thị có thể chữa trị bằng cách đeo kính có gọng, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ. Tùy thuộc vào mức độ cận thị, bạn có thể phải đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng liên tục hoặc chỉ khi cần nhìn xa rõ, như lái xe, nhìn bảng khi học hoặc xem phim.


    Chọn kính cận tốt nên có tròng kính có độ chiết suất cao (giúp kính mỏng hơn và nhẹ hơn) và có lớp chống lóa. Ngoài ra, nên chọn lựa kính quang học tự đổi sang màu sẫm hơn khi ra nắng để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh sáng xanh có hại, cũng như tiết kiệm chi phí cho kính mát.


    Khi đeo kính cân, con số đầu tiên (“sphere”) trên toa kính sẽ đứng sau dấu (-), số càng cao nghĩa là bạn cận càng nặng. Phẫu thuật khúc xạ có thể giúp giảm hoặc thậm chí là giúp bạn không cần đeo kính. Thủ thuật phổ biến nhất là phẫu thuật thực hiện với Laser Excimer.


    Trong phẫu thuật PRK (Photo Refractive Keratectomy), tia laser sẽ loại bỏ một lớp mô giác mạc, làm phẳng giác mạc phẳng và cho phép các tia sáng hội tụ đúng trên võng mạc.


    Trong phẫu thuật LASIK – phương pháp phẫu thuật khúc xạ phổ biến nhất – một vạt mỏng sẽ được tạo ra trên bề mặt của giác mạc, laser sẽ loại bỏ một số mô giác mạc và sau đó, vạt giác mạc được đặt lại vị trí ban đầu.


    Trong phẫu thuật Femto LASIK là phương pháp tạo vạt giác mạc không cần dao mổ mà sử dụng tia laser femtosecond. Ưu điểm của phương pháp này là vạt giác mạc được tạo ra có độ dày ổn định và đồng đều, loại bỏ hoàn toàn biến chứng thông thường như trong phương pháp cắt vạt bằng dao thường. Hơn nữa năng lượng sử dụng trong tia laser femtosecond thấp và tăng tính an toàn trong phẫu thuật.


    Phẫu thuật ReLEx SMILE là phẫu thuật điều chỉnh tật khúc xạ không lật vạt giác mạc, không sử dụng dao vi phẫu cơ học, có thể điều trị tật khúc xạ cho bệnh nhân có độ cận và độ loạn thị cao. Phương pháp này có độ an toàn và chính xác gần như tuyệt đối. Ưu điểm của phương pháp ReLEx SMILE là ít gây ra tổn thương hệ thần kinh ở giác mạc, đảm bảo được sự vững chắc cơ học tự nhiên của giác mạc. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật có kết quả tốt, có tính ổn định cao, ít khả năng tái cận.


    Orthokeratology (Ortho-K) là một phương pháp không phẫu thuật, bạn mang một kính áp tròng cứng (RGP hoặc GP) vào ban đêm, giúp điều chỉnh hình dáng giác mạc trong khi ngủ. Khi bạn tháo kính vào buổi sáng, giác mạc tạm thời giữ lại hình dạng mới, vì vậy bạn có thể nhìn rõ cả ngày mà không cần đeo kính có gọng hay kính áp tròng điều chỉnh mắt cận thị.


    Biện pháp này được gọi là liệu pháp điều trị khúc xạ giác mạc (CRT) đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc chữa trị tạm thời cận thị ở mức độ nhẹ đến trung bình. CRT thường được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân còn quá nhỏ không đủ tuổi để phẫu thuật LASIK hoặc không được phép phẫu thuật vì một lý do nào khác.


    Phẫu thuật đặt kính nội nhãn trên mắt còn thủy tinh thể (được gọi là Phakic IOL) là một lựa chọn phẫu thuật khác giúp điều chỉnh độ cận thị, đặc biệt với những người cận nặng hoặc có giác mạc mỏng hơn bình thường có thể tăng nguy cơ biến chứng khi phẫu thuật LASIK hoặc các phẫu thuật laser điều chỉnh khác.


    Phakic IOL hoạt động tương tự như kính áp tròng, ngoại trừ được đặt bên trong mắt và thường vĩnh viễn. Không giống như kính nội nhãn trong phẫu thuật đục thủy tinh thể, Phakic IOL không thay thế thể thủy tinh của mắt, và thể thủy tinh vẫn còn nguyên vẹn.

    Cách chữa bệnh cận thị
    Cách chữa bệnh cận thị
    Cách chữa bệnh cận thị
    Cách chữa bệnh cận thị
  6. Top 6

    Biến chứng và ảnh hưởng của bệnh cận thị

    Cận thị sẽ gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, nhất là với lứa tuổi học sinh. Trẻ em mắc tật cận thị có thể gây ra lười vui chơi, ít hòa đồng với bạn bè, lâu dần có thể dẫn đến tự kỷ. Ngoài ra trẻ mắc tật cận thị còn có nguy cơ bị nhược thị và có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu không được phát hiện ra điều trị kịp thời. Một số biến chứng và ảnh hưởng của cận thị đến cuộc sống:

    • Giảm chất lượng cuộc sống: Cận thị có thể làm giảm chất lượng cuộc sống. Người bị tật cận thị không thể tham gia những môn thể thao hay làm việc đòi hỏi tầm nhìn xa.
    • Mỏi mắt: Thường xuyên nheo mắt khi nhìn vật ở xa có thể gây mỏi mắt, nhức đầu
    • Ảnh hưởng đến an toàn: Người mắc tật cận thị khi làm việc đỏi hỏi tầm nhìn như lái xe có thể gây nguy hiểm cho bản thân và người khác
    • Bệnh tăng nhãn áp: Tăng nhãn áp là một bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Người bị cận thị có thể làm tăng nguy cơ phát triển tăng nhãn áp.
    • Rách và bong võng mạc: Những người bị cận thị nặng thường có võng mạc mỏng hơn bình thường. Võng mạc mỏng hơn, làm tăng nguy cơ rách hoặc bong võng mạc. Rách hoặc bong võng mạc nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.
    Biến chứng và ảnh hưởng của bệnh cận thị
    Biến chứng và ảnh hưởng của bệnh cận thị
    Biến chứng và ảnh hưởng của bệnh cận thị
    Biến chứng và ảnh hưởng của bệnh cận thị
  7. Top 7

    Phương pháp điều trị để làm chậm hoặc ngừng tiến triển của cận thị

    Trong khi kính mắt, kính áp tròng, thuốc nhỏ mắt và phẫu thuật khúc xạ có thể kiểm soát được các tác động của cận thị và cho phép người bệnh nhìn rõ hơn với khoảng cách xa. Mục đích của các phương pháp này chính là điều trị các triệu chứng của tình trạng này, chứ không giải quyết nguyên nhân gây bệnh.


    Khi trục nhãn cầu dài hơn bình thường, các mô võng mạc và các cấu trúc hỗ trợ dây thần kinh thị giác căng ra và trở nên mỏng hơn. Điều này làm tăng nguy cơ bong võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp ( thiên đầu thống) và thậm chí gây mù lòa. Cận thị tiến triển cành nhanh, đơn kính thuốc càng tăng, nguy cơ mắc các bệnh này càng cao.


    Trẻ em có cha mẹ bị cận thị có nguy cơ cao bị cận thị.


    Các nhà nghiên cứu và thực hành lâm sàng tiếp tục tìm kiếm các phương pháp hiệu quả hơn để ngăn chặn chứng cận thị trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

    • Đơn kính phù hợp: Điều quan trọng là đảm bảo con bạn có đơn kính thuốc phù hợp cho kính hoặc ống kính của chúng, và quan trọng hơn, ống kính được điều chỉnh quá mức thực sự có thể góp phần vào sự tiến triển của cận thị.
    • Thuốc nhỏ mắt atropine: Thuốc nhỏ mắt atropine thường được sử dụng để làm giãn đồng tử mắt, đây là một phần trong quá trình khám mắt hoặc trước và sau phẫu thuật mắt. Với liều lượng khác nhau, tùy vào từng trường hợp cụ thể, thuốc nhỏ mắt Atropine có thể giúp làm chậm sự tiến triển của tật cận thị. Cơ chế chính xác cho hiệu ứng này vẫn chưa được nghiên cứu rõ.
    • Dành nhiều thời gian bên ngoài: Dành thời gian ngoài trời trong thời niên thiếu và những năm đầu trưởng thành có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc cận thị suốt đời. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tiếp xúc với tia cực tím (UV) của mặt trời có thể thay đổi cấu trúc phân tử của màng cứng và giác mạc, giúp duy trì hình dạng bình thường.
    • Kính áp tròng kép lấy nét: Một loại kính áp tròng lấy nét kép mới đã được chứng minh là làm chậm tiến triển của cận thị ở trẻ em từ 8 đến 12 tuổi.
    • Kính áp tròng cứng thấm khí: Với phương pháp này, bạn sẽ đeo kính áp tròng cứng, thấm khí trong vài giờ mỗi ngày cho đến khi độ cong của mắt lộ ra. Sau đó, bạn đeo ống kính ít thường xuyên hơn để duy trì hình dạng mới. Nếu bạn ngừng phương pháp điều trị này, mắt bạn sẽ trở lại hình dạng trước đây. Một số nghiên cứu cho thấy ống kính này làm chậm sự giãn dài của nhãn cầu bị cận thị, làm giảm cận thị.

    Dưới đây là một vài con số liên quan đến tật cận thị:

    • 66%: Tỷ lệ tăng cận thị ở Mỹ từ đầu những năm 1970 đến đầu những năm 2000
    • 50%: Tỷ dân số Thế giới sẽ bị cận thị vào năm 2050
    • 4 trên 10: Tỷ lệ người trưởng thành ở Mỹ bị cận thị
    • 1,25: Số giờ hàng ngày ngoài trời cần thiết để giảm 50% khả năng trẻ bị cận thị
    Phương pháp điều trị để làm chậm hoặc ngừng tiến triển của cận thị
    Phương pháp điều trị để làm chậm hoặc ngừng tiến triển của cận thị
    Phương pháp điều trị để làm chậm hoặc ngừng tiến triển của cận thị
    Phương pháp điều trị để làm chậm hoặc ngừng tiến triển của cận thị



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy