Cách chữa bệnh cận thị

Tật cận thị có thể chữa trị bằng cách đeo kính có gọng, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ. Tùy thuộc vào mức độ cận thị, bạn có thể phải đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng liên tục hoặc chỉ khi cần nhìn xa rõ, như lái xe, nhìn bảng khi học hoặc xem phim.


Chọn kính cận tốt nên có tròng kính có độ chiết suất cao (giúp kính mỏng hơn và nhẹ hơn) và có lớp chống lóa. Ngoài ra, nên chọn lựa kính quang học tự đổi sang màu sẫm hơn khi ra nắng để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh sáng xanh có hại, cũng như tiết kiệm chi phí cho kính mát.


Khi đeo kính cân, con số đầu tiên (“sphere”) trên toa kính sẽ đứng sau dấu (-), số càng cao nghĩa là bạn cận càng nặng. Phẫu thuật khúc xạ có thể giúp giảm hoặc thậm chí là giúp bạn không cần đeo kính. Thủ thuật phổ biến nhất là phẫu thuật thực hiện với Laser Excimer.


Trong phẫu thuật PRK (Photo Refractive Keratectomy), tia laser sẽ loại bỏ một lớp mô giác mạc, làm phẳng giác mạc phẳng và cho phép các tia sáng hội tụ đúng trên võng mạc.


Trong phẫu thuật LASIK – phương pháp phẫu thuật khúc xạ phổ biến nhất – một vạt mỏng sẽ được tạo ra trên bề mặt của giác mạc, laser sẽ loại bỏ một số mô giác mạc và sau đó, vạt giác mạc được đặt lại vị trí ban đầu.


Trong phẫu thuật Femto LASIK là phương pháp tạo vạt giác mạc không cần dao mổ mà sử dụng tia laser femtosecond. Ưu điểm của phương pháp này là vạt giác mạc được tạo ra có độ dày ổn định và đồng đều, loại bỏ hoàn toàn biến chứng thông thường như trong phương pháp cắt vạt bằng dao thường. Hơn nữa năng lượng sử dụng trong tia laser femtosecond thấp và tăng tính an toàn trong phẫu thuật.


Phẫu thuật ReLEx SMILE là phẫu thuật điều chỉnh tật khúc xạ không lật vạt giác mạc, không sử dụng dao vi phẫu cơ học, có thể điều trị tật khúc xạ cho bệnh nhân có độ cận và độ loạn thị cao. Phương pháp này có độ an toàn và chính xác gần như tuyệt đối. Ưu điểm của phương pháp ReLEx SMILE là ít gây ra tổn thương hệ thần kinh ở giác mạc, đảm bảo được sự vững chắc cơ học tự nhiên của giác mạc. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật có kết quả tốt, có tính ổn định cao, ít khả năng tái cận.


Orthokeratology (Ortho-K) là một phương pháp không phẫu thuật, bạn mang một kính áp tròng cứng (RGP hoặc GP) vào ban đêm, giúp điều chỉnh hình dáng giác mạc trong khi ngủ. Khi bạn tháo kính vào buổi sáng, giác mạc tạm thời giữ lại hình dạng mới, vì vậy bạn có thể nhìn rõ cả ngày mà không cần đeo kính có gọng hay kính áp tròng điều chỉnh mắt cận thị.


Biện pháp này được gọi là liệu pháp điều trị khúc xạ giác mạc (CRT) đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc chữa trị tạm thời cận thị ở mức độ nhẹ đến trung bình. CRT thường được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân còn quá nhỏ không đủ tuổi để phẫu thuật LASIK hoặc không được phép phẫu thuật vì một lý do nào khác.


Phẫu thuật đặt kính nội nhãn trên mắt còn thủy tinh thể (được gọi là Phakic IOL) là một lựa chọn phẫu thuật khác giúp điều chỉnh độ cận thị, đặc biệt với những người cận nặng hoặc có giác mạc mỏng hơn bình thường có thể tăng nguy cơ biến chứng khi phẫu thuật LASIK hoặc các phẫu thuật laser điều chỉnh khác.


Phakic IOL hoạt động tương tự như kính áp tròng, ngoại trừ được đặt bên trong mắt và thường vĩnh viễn. Không giống như kính nội nhãn trong phẫu thuật đục thủy tinh thể, Phakic IOL không thay thế thể thủy tinh của mắt, và thể thủy tinh vẫn còn nguyên vẹn.

Cách chữa bệnh cận thị
Cách chữa bệnh cận thị
Cách chữa bệnh cận thị
Cách chữa bệnh cận thị

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy