Top 10 Điều cần biết về bệnh than

Phương Kem 45 0 Báo lỗi

Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Mầm bệnh than theo tự nhiên có ở trong đất và thường ảnh hưởng đến các động vật nuôi và động vật hoang dã trên ... xem thêm...

  1. Bệnh than hay còn có tên gọi khác là bệnh nhiệt than thuộc nhóm các loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi loại vi khuẩn gram dương, hình que Bacillus anthracis. Loại vi khuẩn này thường tồn tại trong điều kiện tự nhiên trong đất hoặc ký sinh trên các loại động vật nuôi hoặc động vật hoang dã.


    Khi con người tiếp xúc với động vật chứa vi khuẩn gây bệnh có thể bị truyền nhiễm và mắc bệnh nghiêm trọng khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Thông thường bệnh xâm nhập vào cơ thể người thông qua các đường tiếp xúc như:

    • Nhiễm qua da: xảy ra khi tiếp xúc mầm bệnh thông qua vết thương trên da hoặc sử dụng các sản phẩm động vật như lông, da sống, len,… Các vị trí lây nhiễm dễ gặp thông qua da chính là cổ, cẳng tay, bàn tay. Mầm bệnh ủ từ 1 - 7 ngày đến khi khởi phát nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách đều có thể hồi phục nhanh.
    • Nhiễm qua đường hô hấp: khi người tiếp xúc mầm bệnh do hít phải bào tử vi khuẩn có trong không khí thường có trong các nhà máy sản xuất len từ lông động vật, lò mổ,… Dấu hiệu nhận biết đầu tiên chính là khó thở do ảnh hưởng đến hạch bạch huyết ở ngực và dần lan đến các cơ quan hô hấp khác như phổi.
    • Nhiễm qua đường tiêu hóa: khi sử dụng các loại thịt động vật có chứa mầm bệnh và chưa được nấu chín kỹ và khi nuốt vào cơ thể sẽ bị bào tử vi khuẩn bệnh than xâm nhập gây bệnh bên trong đường tiêu hóa.

    Bệnh than là một loại bệnh nguy hiểm nếu mắc phải, tuy nhiên, chúng lại không dễ bị lây nhiễm như những bệnh cảm lạnh hay cảm cúm và có thể chữa khỏi nếu được can thiệp điều trị sớm và đúng cách.

    Bệnh than là gì?
    Bệnh than là gì?
    Bệnh than là gì?
    Bệnh than là gì?

  2. Bào tử vi khuẩn gây bệnh than thường hiện trong môi trường đất tự nhiên ở mọi nơi trên thế giới. Các bào tử này có thể duy trì trạng thái không hoạt động trong nhiều năm cho đến khi chúng thâm nhập vào vật chủ. Các vật chủ phổ biến gồm động vật hoang dã hoặc gia súc như cừu, ngựa, trâu, bò, dê.


    Đa số trường hợp mắc bệnh ở là do có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc sản phẩm từ chúng (bao gồm thịt, da…). Ở Hoa Kỳ, một vài người đã mắc phải bệnh nhiệt thán khi lấy da của động vật nhiễm bệnh để làm trống.


    Một số ít trường hợp bị nhiễm bệnh không qua tiếp xúc với động vật được ghi nhận tại Hoa Kỳ vào năm 2001. Khi đó, 22 người đã mắc bệnh sau khi tiếp xúc với bào tử vi khuẩn trên các lá thư. Trong số đó, 5 người đã tử vong vì căn bệnh này.

    Nguyên nhân bệnh than là gì?
    Nguyên nhân bệnh than là gì?
    Nguyên nhân bệnh than là gì?
    Nguyên nhân bệnh than là gì?
  3. Với nghiên cứu về bệnh than trên toàn thế giới thì hiện nay chứng bệnh này tập trung phổ biến tại các vùng nông nghiệp tại Trung và Nam Mỹ. Bên cạnh đó các vùng Sahara, Châu Phi, Tây Nam Á, Nam Âu và Đông Âu cũng là khu vực có xuất hiện bệnh và ghi nhận nhiều trường hợp truyền nhiễm bệnh từ động vật sang người.


    Phần lớn bệnh bùng phát ở các quốc gia đang phát triển và chưa có nhiều chương trình tiêm chủng thú y cộng đồng. Chính vì thế tại Hoa Kỳ với quy định tiêm chủng vật nuôi nghiêm ngặt hàng năm là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn.

    Bệnh thường gặp ở đâu?
    Bệnh thường gặp ở đâu?
    Bệnh thường gặp ở đâu?
    Bệnh thường gặp ở đâu?
  4. Tùy thuộc vào loại nhiễm trùng mà bệnh than có thể mất từ 1 ngày hoặc đến hơn 2 tháng mới xuất hiện các triệu chứng. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh than có thể dẫn đến tử vong.


    Bệnh than thể da: Đây là thể thường gặp nhất, chiếm 95% các trường hợp bệnh than. Ở thể này, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, thường xảy ra trong quá trình xử lý động vật bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng của bệnh than thể da:

    • Nổi mụn nước nhỏ hay các vết u, gây ngứa trên da.
    • Một vùng da có thể bị lở loét nhưng không gây đau, phần chính giữa vết loét có màu đen, xuất hiện sau mụn nước và các vết u.
    • Thông thường, vết loét sẽ xuất hiện ở mặt, cổ, bàn tay hoặc cánh tay… Vùng da xung quanh vết lở loét thường sưng lên.

    Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, tỉ lệ tử vong ở thể này có thể lên đến 20%.


    Bệnh than thể hô hấp: Khi làm việc trong môi trường có khả năng nhiễm bệnh cao như lò giết mổ động vật, thuộc da, hay nhà máy len… ta có thể hít phải bào tử của trực khuẩn than từ động vật nhiễm bệnh. Các triệu chứng của bệnh than thể hô hấp:

    • Bệnh nhân ở thể này thường bị sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi rất nhiều, kèm theo tức ngực hay khó thở.
    • Bên cạnh đó, bệnh than thể hô hấp thường gây nhức đầu, chóng mặt, ho, buồn nôn hoặc đau bụng.
    • Ngoài ra, cảm thấy rất mệt mỏi và đau nhức mình cũng là một trong những biểu hiện thường thấy của bệnh than thể hô hấp.

    Đây là thể bệnh chiếm tỉ lệ tử vong cao nhất. Nếu không được điều trị, số bệnh nhân sống sót chỉ nằm trong khoảng 10 - 15%. Tuy nhiên, nếu điều trị tích cực thì tỉ lệ sống sót khoảng 55%.


    Bệnh than thể đường ruột: Khi ăn phải thịt của động vật nhiễm bệnh than chưa được nấu chín, vi khuẩn bệnh than sẽ phát triển ở ruột của người gây ra bệnh than thể đường ruột. Các triệu chứng của bệnh than thể đường ruột:

    • Bệnh nhân có thể bị nhức đầu, đỏ mặt, đỏ mắt, sốt và ớn lạnh, nổi hạch bạch huyết ở cổ hoặc sưng cổ.
    • Cảm thấy đau họng, gây khó khăn khi nuốt. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể bị khan tiếng, nôn mửa nhiều, đặc biệt là nôn ra máu.
    • Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như tiêu chảy, tiêu chảy ra máu, đau bụng, bụng bị sưng hay ngất xỉu...

    Nếu không được điều trị đúng cách, khoảng 50% số bệnh nhân mắc bệnh than ở thể đường ruột sẽ tử vong. 60% bệnh nhân sẽ sống sót nếu được điều trị tích cực.


    Bệnh than qua tiêm chích: Gần đây, có một số trường hợp bị nhiễm trực khuẩn than ở những người dùng chung kim tiêm để tiêm chích ma túy đã được báo cáo ở các bệnh viện. Các triệu chứng của bệnh than qua tiêm chích cũng giống như triệu chứng của bệnh than thể da. Tuy nhiên, bệnh than ở thể này có thể lây lan khắp cơ thể nhanh hơn, khó nhận biết và khó điều trị hơn so với thể da.

    Các thể bệnh than và triệu chứng của bệnh
    Các thể bệnh than và triệu chứng của bệnh
    Các thể bệnh than và triệu chứng của bệnh
    Các thể bệnh than và triệu chứng của bệnh
  5. Bệnh phát triển sau khi bạn tiếp xúc trực tiếp với bào tử vi khuẩn bệnh than. Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng này gồm:

    • Đi đến các vùng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh
    • Làm việc với vi khuẩn gây bệnh than trong phòng thí nghiệm
    • Xử lý da, lông, thịt đọng vật từ các vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao
    • Làm việc trong lĩnh vực thú y, đặc biệt là có liên quan đến gia súc
    • Xử lý hoặc mặc quần áo làm từ động vật hoang dã bị săn bắt
    • Tiêm chích ma túy bất hợp pháp.
    Các yếu tố nguy cơ gây bệnh than là gì?
    Các yếu tố nguy cơ gây bệnh than là gì?
    Các yếu tố nguy cơ gây bệnh than là gì?
    Các yếu tố nguy cơ gây bệnh than là gì?
  6. Những đối tượng dễ mắc bao gồm:

    • Những người làm việc trong quân đội thường đến những nơi thực địa có điều kiện thường xuyên sinh hoạt ngoài trời hoặc hoang dã dễ tiếp xúc với động vật hoang dã.
    • Nhà nghiên cứu khoa học thường nghiên cứu về bệnh than trong phòng thí nghiệm
    • Người làm việc trong các nhà máy xử lý chế phẩm từ động vật hoang dã như nhà máy len, nhà máy giết mổ động vật, nhà máy xử lý da,…
    • Các nhân viên bảo tồn, nghiên cứu động vật hoang dã.
    • Các nhân viên y tế làm việc trong ngành thú y thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại động vật khác nhau.
    Những đối tượng dễ mắc
    Những đối tượng dễ mắc
    Những đối tượng dễ mắc
    Những đối tượng dễ mắc
  7. Chẩn đoán bệnh: Bệnh than thường chỉ có thể phát hiện khi có triệu chứng mắc bệnh hoặc tiếp xúc với động vật nghi mắc bệnh than. Đối với những bệnh nhân nghi ngờ nhiễm bệnh qua đường hô hấp thì cần chụp XQuang - CT ngực để đánh giá tình trạng chức năng phổi để xem có tràn dịch màng phổi hay không.


    Ngoài ra để chẩn đoán bệnh than chỉ có thể thực hiện bằng cách xét nghiệm máu để có chỉ số chính xác có mắc bệnh hay không. Thường xét nghiệm sẽ thực hiện:

    • Đo lường các loại kháng thể và độc tố trong bệnh phẩm máu để tiến hành phân tích, loại trừ các nguyên nhân từ đó đưa ra kết quả chẩn đoán.
    • Lấy mẫu trực tiếp trên vết thương có tiết dịch như phần da tổn thương, dịch tiết ra từ đường hô hấp để kiểm tra trực tiếp vi khuẩn Bacillus anthracis.

    Điều trị bệnh than: Thông thường bệnh nhân mắc bệnh than thường được điều trị bằng kháng sinh qua đường uống hoặc kết hợp với đường truyền qua tĩnh mạch. Đối với phương pháp điều trị này sẽ cho hiệu quả giảm dần các triệu chứng và nồng độ vi khuẩn sau khoảng 10 ngày sử dụng kháng sinh liên tiếp.

    Cách chẩn đoán và điều trị
    Cách chẩn đoán và điều trị
    Cách chẩn đoán và điều trị
    Cách chẩn đoán và điều trị
  8. Thực tế, rất nhiều bệnh thông thường có biểu hiện ban đầu giống như cúm. Khả năng bị đau họng và đau nhức cơ do bệnh than là vô cùng nhỏ.


    Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đã tiếp xúc với động vật bị bệnh hoặc làm việc trong môi trường có động vật bị bệnh, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra cẩn thận. Nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng bệnh sau khi tiếp xúc với động vật hoặc sản phẩm từ động ở những khu vực mà bệnh than xảy ra phổ biến, hãy đến cơ sở y tế kiểm tra sớm nhất có thể. Việc chẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng.

    Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
    Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
    Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
    Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
  9. Các chuyên gia khuyến cáo dùng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở bất kỳ ai nghi ngờ đã tiếp xúc với bào tử vi khuẩn gây bệnh than. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt dùng các kháng sinh ciprofloxacin, doxycycline và levofloxacin để phòng ngừa bệnh phát triển sau khi phơi nhiễm ở cả người lớn và trẻ em.


    Vắc-xin phòng bệnh than: Đã có loại vắc-xin phòng bệnh than cho người. Tuy loại vắc-xin này không chứa vi khuẩn sống và không dẫn đến nhiễm trùng nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ, từ đau nhức tại nơi tiêm cho đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.


    Vắc-xin này không được dùng rộng rãi cho tất cả mọi người mà chỉ dành riêng cho quân nhân, các nhà khoa học nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh và những người làm trong các ngành nghề có nguy cơ lây nhiễm cao.


    Tránh tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh: Nếu bạn sống hoặc du lịch đến quốc gia/ vùng lãnh thổ có tỷ lệ mắc bệnh than cao và gia súc chăn nuôi không được tiêm phòng thường xuyên, hãy tránh tiếp xúc với các động vật cũng như sản phẩm từ chúng càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng tránh ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ.


    Khi có bất kỳ động vật nào chết, hãy xử lý chúng cẩn thận và thận trọng khi tiếp xúc với lông, da từ động vật.

    Những biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh than là gì?
    Những biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh than là gì?
    Những biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh than là gì?
    Những biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh than là gì?
  10. Vi khuẩn bào tử bệnh than có thể được sử dụng như một vũ khí khủng bố sinh học, như trường hợp trong năm 2001 đã xảy ra sự kiện này. Có người đã chủ tâm gieo rắc bệnh than qua đường bưu điện bằng cách gởi thư có chứa bột bệnh than và gây ra 22 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 5 người tử vong.


    Một số quốc gia được cho là có các chương trình vũ khí sinh học, bao gồm cả sản xuất và dùng bệnh than như là một loại vũ khí để tấn công. Các chuyên gia tin rằng việc sản xuất bào tử bệnh than chết người bằng hơi xịt không thể thực hiện được nếu không có khả năng truy cập công nghệ sinh học tiên tiến.

    Bệnh than có thể được sử dụng như một vũ khí sinh học?
    Bệnh than có thể được sử dụng như một vũ khí sinh học?
    Bệnh than có thể được sử dụng như một vũ khí sinh học?
    Bệnh than có thể được sử dụng như một vũ khí sinh học?




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy