Top 9 Điều cần biết về căn bệnh sỏi thận

Phương Kem 16 0 Báo lỗi

Bệnh sỏi thận là căn bệnh nguy hiểm, thường xảy ra ở đường tiết niệu. Căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng ... xem thêm...

  1. Top 1

    Sỏi thận là gì?

    Sỏi thận là bệnh lý sỏi tiết niệu thường gặp ở nam giới trung niên. Tuổi mắc bệnh thường từ 30 – 55 tuổi. Nam giới có cấu tạo đường tiết niệu phức tạp hơn nên sỏi thường khó tự đào thải như ở nữ giới.


    Khi hệ tiết niệu bắt đầu hiện tượng lắng và kết tinh sỏi, những tinh thể và viên sỏi nhỏ thường đi theo đường tiểu và được bài tiết ra ngoài. Tại một vị trí nào đó trên đường niệu, tinh thể hoặc viên sỏi bị vướng lại, tiếp tục lắng và kết tinh tạo thành những viên sỏi kích thước lớn hơn.


    Tại đây, sỏi kích thước lớn dần, có thể làm cản trở dòng lưu thông của nước tiểu dẫn tới ứ đọng nước tiểu, giãn phình ở phần trên vị trí tắc nghẽn. Chính tại vị trí này, sẽ xảy ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng, kết tinh và hình thành thêm các loại sỏi khác nhau… phá hủy dần dần cấu trúc thận.


    Dựa vào vị trí của viên sỏi trên hệ tiết niệu mà người ta cũng có thể gọi tên hoặc phân loại sỏi:

    • Sỏi thận là sỏi tiết niệu nằm ở thận, gồm sỏi đài thận và sỏi bể thận.
    • Sỏi niệu quản: do sỏi di chuyển từ bể thận xuống niệu quản và gây bế tắc đường tiết niệu.
    • Sỏi bàng quang: 80% là do sỏi từ thận, niệu quản rớt xuống hoặc do bế tắc vùng cổ bàng quang, niệu đạo
    • Sỏi niệu đạo: khi sỏi theo dòng nước tiểu từ bàng quang xuống niệu đạo, bị mắc kẹt tại đây
    Sỏi thận là gì?
    Sỏi thận là gì?
    Sỏi thận là gì?
    Sỏi thận là gì?

  2. Top 2

    Các loại sỏi thận

    Sỏi ở hệ tiết niệu thường được phân loại theo thành phần hóa học, bao gồm:


    • Sỏi calcium là loại sỏi thường gặp nhất, chiếm 80-90%, gồm sỏi Calci Oxalat, Calci Phosphat. Calci Oxalat chiếm tỷ lệ cao ở các nước nhiệt đới như Việt Nam. Sỏi này rất cứng và cản quang, có hình dáng gồ ghề, màu vàng hoặc màu nâu
    • Sỏi phosphat thường gặp là loại Magnésium Ammonium Phosphate hay còn gọi là sỏi nhiễm trùng, thường do nhiễm trùng niệu lâu ngày gây ra, đặc biệt là do vi khuẩn proteus.. Sỏi có màu vàng và hơi bở. Loại sỏi này thường rất lớn có thể lấp kín các đài bể thận gây ra sỏi san hô.
    • Sỏi acid uric hình thành do quá trình chuyển hóa chất purine tăng trong cơ thể. Các nguyên nhân có thể làm tăng chuyển hoá purine như sử dụng nhiều thức ăn có chứa nhiều chất purine (như lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm…), hoặc bệnh nhân bị gout, hoặc sỏi hình thành do phân hủy các khối ung thư khi dùng thuốc hóa trị liệu.
    • Sỏi cystine được hình thành do sai sót của việc tái hấp thu chất cystine ở ống thận. Sỏi này tương đối ít gặp ở Việt Nam. Sỏi cystine là sỏi không cản quang, có bề mặt trơn láng.
    Các loại sỏi thận
    Các loại sỏi thận
    Các loại sỏi thận
    Các loại sỏi thận
  3. Top 3

    Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, trong đó đa phần là các nguyên nhân xuất phát từ thói quen sinh hoạt của chúng ta, đây đều là những nguyên nhân có thể thay đổi được nhằm hạn chế việc hình thành sỏi thận. Các nguyên nhân hay gặp:

    • Uống quá ít nước: Uống ít nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu mà chúng ta cần phải quan tâm đến. Việc uống không đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày khiến cho thể tích nước tiểu giảm, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại, từ đó hình thành sỏi thận. Do đó mỗi người hãy tập cho mình thói quen uống đủ lượng nước mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước, tốt nhất là nước lọc.
    • Chế độ ăn uống không hợp lý:
      • Ăn mặn, chế độ ăn nhiều muối hay ăn nhiều các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh… dẫn đến việc tăng nồng độ natri trong nước tiểu, kéo theo việc tăng nồng độ ion calci trong ống thận từ đó tạo điều kiện hình thành sỏi thận.
      • Ăn nhiều thịt động vật, hải sản dẫn đến việc tăng nồng độ acid uric trong nước tiểu, có thể gây lắng đọng tạo nên sỏi uric, ngoài ra việc ăn nhiều thịt làm cho pH nước tiểu giảm, dẫn đến việc tăng đào thải ion calci, giảm hấp thu citrate gây ra sỏi thận.
      • Chế độ ăn cho bệnh nhân sỏi thận: Chế độ ăn thiếu calci và thừa oxalate: Sử dụng các loại thức ăn như sôcôla, rau muống, cải xoăn, măng tây… Khi chế độ ăn không cung cấp đủ calci, thì sẽ làm tăng sự liên kết giữa các tinh thể oxalate và ion calci tại ống thận, gây nên sỏi thận.
    • Nhịn tiểu thường xuyên: Nhịn tiểu cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận và nhiễm trùng đường tiểu, khi nhịn tiểu làm cho nước tiểu ứ đọng tại bàng quang tạo điều kiện cho các vi khuẩn hoạt động, đồng thời gây tích tụ các chất khoáng dẫn đến hình thành sỏi.
    • Sử dụng các loại thuốc tùy tiện, không theo chỉ định của bác sĩ: Việc lạm dụng một số loại kháng sinh trong thời gian dài làm tăng nguy cơ gây sỏi thận như các kháng sinh cephalosporin, penicilin… và các loại thuốc nhuận tràng. Việc bổ sung vitamin C và calci không đúng cách trong một thời gian dài, cũng là nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi thận.
    • Thừa cân, béo phì, lười vận động: Lối sống ít vận động, béo phì tạo điều kiện cho các tinh thể không được hòa tan, lắng đọng tạo thành sỏi.
    • Nhịn bữa sáng: Một số người trong chúng ta có thói quen không ăn sáng, điều này được giải thích là sau một đêm, cơ thể chúng ta cần bổ sung năng lượng, việc nhịn ăn sáng sẽ dẫn đến việc tích tụ dịch mật trong túi mật và đường ruột, cholesteron từ mật tiết ra dẫn đến hình thành sỏi thận.
    • Các nguyên nhân khác: Ngoài ra sỏi thận còn do các nguyên nhân bệnh lý gây nên như: các dị dạng bẩm sinh về đường tiết niệu, làm cho nước tiểu không được đào thải hết ra ngoài, mà tích tụ lâu dần tạo thành sỏi. Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn hoạt động, tạo mủ và gây lắng đọng các chất bài tiết gây ra sỏi thận. Các bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt, tiểu khó, nằm một chỗ, yếu tố di truyền, tiền sử gia đình có người bị sỏi thận… cũng là những điều kiện làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
    Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
    Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
    Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
    Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
  4. Top 4

    Triệu chứng bệnh sỏi thận

    Sỏi thận về bản chất là sự lắng cặn của các chất khoáng trong nước tiểu tạo thành các tinh thể rắn. Người bệnh có thể có một hoặc nhiều sỏi ở thận, kích thước từ nhỏ vài mm cho tới rất lớn, chiếm gần trọn đài bể thận. Thời gian đầu khi mới hình thành, sỏi thận thường tiến triển trong âm thầm, ít khi biểu hiện triệu chứng. Chỉ khi sỏi lớn dần, bắt đầu di chuyển gây cọ xát trong đường tiết niệu thì người bệnh mới có các dấu hiệu bất thường. Sau đây là 8 triệu chứng sỏi thận thường gặp nhất:

    • Đau nhói vùng thắt lưng hông – triệu chứng sỏi thận: Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của sỏi thận. Cơn đau thường đến và đi theo từng đợt. Mỗi đợt có thể kéo dài trong vài phút rồi tạm ngừng và xuất hiện trở lại. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, đau dọc vùng lưng hông và mạn dưới xương sườn. Đau cũng có thể lan xuống vùng bụng dưới và vùng bẹn khi sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản, bàng quang. Nhìn chung mức độ đau do sỏi thận không liên quan nhiều đến kích thước sỏi. Có nhiều trường hợp sỏi thận kích thước nhỏ nhưng vẫn gây đau dữ dội khi di chuyển hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu.
    • Có cảm giác đau, nóng buốt khi tiểu tiện: Nhiều bệnh nhân mô tả về triệu chứng sỏi thận này là cơn đau buốt, bỏng rát mỗi khi tiểu tiện. Có không ít trường hợp nhầm lẫn triệu chứng này với viêm đường tiết niệu.
    • Hay có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu nhiều hơn bình thường: Thường xuyên muốn đi tiểu hoặc đi tiểu với tần suất nhiều hơn bình thường là dấu hiệu cho thấy sỏi thận đã di chuyển vào niệu quản hoặc bàng quang. Triệu chứng này gây ra nhiều bất tiện cho đời sống hàng ngày vì người bệnh phải di chuyển vào nhà vệ sinh liên tục, có nhu cầu tiểu tiện cả ban ngày lẫn ban đêm khi đang ngủ.
    • Có máu lẫn trong nước tiểu – coi chừng triệu chứng sỏi thận: Tiểu ra máu cũng là một trong những triệu chứng sỏi thận thường gặp. Máu trong nước tiểu có thể có màu đỏ, hồng hoặc nâu. Đôi khi các tế bào máu quá nhỏ để quan sát bằng mắt thường mà chỉ phát hiện được dưới kính hiển vi khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Tình trạng này được gọi là tiểu máu vi thể.
    • Nước tiểu đục hoặc có mùi: Ở người khỏe mạnh, nước tiểu trong và không có mùi nặng. Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi là biểu hiện của nhiễm trùng ở thận hoặc một bộ phận khác trong đường tiết niệu. Một nghiên cứu thống kê cho biết khoảng 8% những người có sỏi thận bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước tiểu đục là dấu hiệu trong nước tiểu có mủ. Mùi hôi trong nước tiểu có thể đến từ vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
    • Tiểu khó: Trường hợp sỏi thận lớn trong quá trình di chuyển có thể tắc nghẽn ở niệu quản. Sự tắc nghẽn này có thể làm chậm hoặc ngừng dòng chảy của nước tiểu khiến người bệnh đi tiểu khó, ngắt quãng, rặn mạnh mới ra được một ít nước tiểu.
    • Buồn nôn hoặc nôn ói: Các triệu chứng này xảy ra do do các kết nối thần kinh chung giữa thận và đường tiêu hóa. Sỏi trong thận có thể kích hoạt các dây thần kinh trong đường tiêu hóa, gây khó chịu cho dạ dày. Buồn nôn hoặc nôn ói cũng có thể là cách cơ thể phản ứng với những cơn đau dữ dội cho sỏi thận.
    • Sốt, ớn lạnh: Sốt hoặc ớn lạnh là dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng ở thận hoặc cơ quan khác của đường tiết niệu. Đây là biến chứng nghiêm trọng của sỏi thận cần được thăm khám và điều trị sớm. Sốt do sỏi thận gây nhiễm trùng đường tiết niệu thường khiến người bệnh sốt cao trung bình khoảng 38 độ C hoặc hơn.
    Triệu chứng bệnh sỏi thận
    Triệu chứng bệnh sỏi thận
    Triệu chứng bệnh sỏi thận
    Triệu chứng bệnh sỏi thận
  5. Top 5

    Cần làm gì khi có triệu chứng sỏi thận?

    Khi có các triệu chứng sỏi thận, người bệnh nên thăm khám càng sớm càng tốt với bác sĩ chuyên khoa tiết niệu. Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, tìm hiểu về bệnh sử và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT dựng hình hệ tiết niệu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu… để đưa ra kết luận rằng bệnh nhân có sỏi thận hay không.


    Tuyệt đối không được chủ quan khi nghi ngờ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu. Sỏi càng để kéo dài sẽ phát triển lớn, đe dọa gây ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, thận ứ nước, ứ mủ, giãn đài bể thận, suy thận…


    Không tự ý điều trị bằng các bài thuốc lá, rễ cây, mẹo vặt chưa được kiểm chứng khoa học. Điều này có thể khiến cho tình trạng sỏi trở nặng hơn, “tiền mất tật mang” cho chính bạn.

    Cần làm gì khi có triệu chứng sỏi thận?
    Cần làm gì khi có triệu chứng sỏi thận?
    Cần làm gì khi có triệu chứng sỏi thận?
    Cần làm gì khi có triệu chứng sỏi thận?
  6. Top 6

    Điều trị bệnh sỏi thận

    Điều trị sỏi thận tùy thuộc vào kích thước, vị trí cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Dựa trên những thông tin này, bác sĩ sẽ là người tư vấn và chỉ định phương pháp phù hợp nhất.

    Mục tiêu của điều trị là loại bỏ được sỏi, chấm dứt các triệu chứng sỏi thận khó chịu đồng thời ngăn chặn biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.


    Điều trị ngoại khoa: Các bác sĩ sẽ cân nhắc tới hướng điều trị ngoại khoa, lấy sỏi ra ngoài, khi kích thước sỏi quá lớn gây ra những tổn thương và biến chứng nghiêm trọng, cần được cấp cứu tức thời. Hiện nay có rất nhiều phương pháp hiện đại được sử dụng, ưu tiên là các phẫu thuật ít xâm lấn như: Nội soi tán sỏi qua da mà không cần mổ, tán sỏi nội soi, mổ nội soi...


    Điều trị nội khoa: Đối với kích thước viên sỏi nhỏ hoặc giai đoạn đầu của bệnh sỏi thận, các bác sĩ có thể cân nhắc tới hướng điều trị nội khoa. Mục đích chính của điều trị nội khoa là hỗ trợ, tạo điều kiện để bệnh nhân đái ra sỏi. Đây được xem như là phương pháp khá an toàn, phù hợp với đại đa số người bệnh và còn đem lại sự hiệu quả trong điều trị. Để đạt được điều đó cần phải có sự kết hợp các giữa yêu cầu khi sử dụng thuốc như: Tăng khả năng bào mòn sỏi, rút ngắn thời gian điều trị. Tăng lượng nước tiểu qua thận để giúp đưa sỏi ra ngoài dễ dàng hơn. Chống viêm, chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa biến chứng.

    Điều trị bệnh sỏi thận
    Điều trị bệnh sỏi thận
    Điều trị bệnh sỏi thận
    Điều trị bệnh sỏi thận
  7. Top 7

    Phòng ngừa bệnh sỏi thận

    Để phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả bạn hãy áp dụng bảy bí quyết sau đây:

    • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước trong ngày và vào ban đêm trước khi đi ngủ để cơ thể của bạn vẫn giữ đủ nước trong cả 24 giờ. Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi). Cơ thể đủ nước cũng sẽ giúp thận và gan lọc những chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi.Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt vì nó có thể gây ra tình trạng thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể.
    • Uống nước chanh: Sỏi thận được hình thành khi các thành phần của nước tiểu là chất lỏng, khoáng sản và axit bị mất cân bằng. Nghĩa là lúc này hàm lượng các chất như oxalat, canxi và axit uric trong nước tiểu rất nhiều. Bình thường, các chất này có thể được hòa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. Khi không được hòa tan, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành sỏi ở thận. Nước chanh giúp nâng cao mức citrate trong nước tiểu nên có thể giúp phòng ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi axit uric
    • Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate: Oxalat là loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Soda, trà đá, sô cô la, cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt là những loại thực phẩm chứa nhiều oxalat. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận.
    • Giảm lượng muối ăn hàng ngày: Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.
    • Cắt giảm lượng caffeine: Nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, thức uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình vẫn bổ sung nước đầy đủ. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận.
    • Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá: Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn các thực phẩm thịt, trứng và cá... sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận.
    • Giảm cân an toàn để giữ sức khỏe: Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) thì béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, việc tập thể dục để giảm cân và duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết. Nó không những giúp bạn tránh được tình trạng béo phì mà nó còn giảm các nguy cơ bệnh tật khác như: bệnh thận niệu, tiểu đường, huyết áp cao...
    Phòng ngừa bệnh sỏi thận
    Phòng ngừa bệnh sỏi thận
    Phòng ngừa bệnh sỏi thận
    Phòng ngừa bệnh sỏi thận
  8. Top 8

    Bị sỏi thận nên ăn gì?

    Bị sỏi thận nên ăn gì, chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người. Và dưới đây là thực phẩm người bị sỏi thận nên ăn:

    • Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A đóng vai trò thiết yếu trong việc tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu, bớt sự lắng đọng khoáng chất trong nước tiểu, hạn chế hình thành sỏi thận. Vitamin A có nhiều nhất trong cà rốt, bí đỏ, khoai lang, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh…
    • Thực phẩm giàu vitamin D và canxi: Nhiều người vẫn nghĩ bị sỏi thận nên kiêng toàn bộ thực phẩm giàu canxi thì điều này hoàn toàn sai lầm. Nếu lượng canxi của bạn thấp, nồng độ oxalat có thể tăng lên, tăng nguy cơ tạo sỏi. Thực đơn hằng ngày của người bệnh vẫn nên ăn các thực phẩm chứa canxi như phô mai, sữa chua, các loại hạt, rau có màu xanh đậm. Vitamin D sẽ giúp cho việc hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn, nên bổ sung các loại thực phẩm như cá hồi, sữa, lòng đỏ trứng.
    • Thực phẩm vitamin B6: Vitamin B6 là loại vitamin cơ thể không tự sản xuất được và tham gia vào nhiều chức năng hoạt động của cơ thể, đặc biệt có thể làm giảm khả năng hình thành oxalat. Bổ sung vitamin B6 từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỏ, đậu phộng, đậu nành, bông cải, cà rốt, các loại cá…
    • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn của hệ tiêu hóa và hệ bài tiết. Một số thực phẩm giàu chất xơ bệnh nhân sỏi thận nên ăn là: cần tây, bắp cải, rau lưng, bông cải xanh,…
    • Bổ sung các loại trái cây" Trái cây họ cam, quýt, chanh, bưởi… chứa nhiều vitamin C, đã được chứng minh là có thể giảm khả năng hình thành oxalat, đồng thời làm giảm lượng cholesterol chuyển hóa thành axit trong dịch mật (thành phần chủ yếu gây ra sỏi).
    • Nước lọc: Đây là loại nước tốt nhất, việc giữ đủ nước cho cơ thể sẽ giữ cho nước tiểu của bạn loãng, điều này làm cho sỏi khó hình thành hơn. Hơn hết uống nhiều nước tránh bị sỏi thận, giúp tống ra ngoài những viên sỏi nhỏ (nếu có). Nên việc uống nước rất quan trọng và cần thiết với người bị sỏi thận. Mỗi ngày nên uống từ 2 – 2,5 lít nước, có thể chia thành nhiều lần trong ngày.

    Sử dụng công thức sau để tính được số nước bạn cần phải uống: Cân nặng x 40 = Số nước cần uống trong ngày. Kiểm tra màu nước tiểu trắng trong chứng bỏ bạn đã uống đủ nước, nếu màu vàng sẫm thì bạn cần phải bổ sung thêm.

    Bên cạnh nước lọc tinh khiết, bạn cũng có thể uống thêm một số loại nước khác như:

    • Nước chanh: chứa chất citrate, giúp hòa tan sỏi thận
    • Trà lựu: giảm hàm lượng axit trong nước tiểu, hỗ trợ thải độc
    • Nước ép nho: chứa chất chống oxy hóa, đào thải độc tố
    • Trà gừng: kháng khuẩn, chống viêm
    • Trà húng quế: chứa axit axetic, giúp phá hủy sỏi thận
    • Nước cam ép: chứa citrate, ngăn chặn sỏi
    Bị sỏi thận nên ăn gì?
    Bị sỏi thận nên ăn gì?
    Bị sỏi thận nên ăn gì?
    Bị sỏi thận nên ăn gì?
  9. Top 9

    Người bệnh sỏi thận nên kiêng ăn gì?

    Người bệnh sỏi thận nên kiêng ăn gì?

    • Hạn chế muối, đường: Muối chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi thận, gây tích tụ các gốc oxalate, chính là tiền đề tạo ra sỏi thận và dễ dẫn đến tình trạng suy thận. Người bệnh nên ăn tối đa 3gr muối/ngày, ăn nhạt, ít muối trong thức ăn sẽ giúp người bệnh đạt hiệu quả tốt trong quá trình điều trị và tránh gây biến chứng về sau. Bánh kẹo, đồ ngọt, đường chứa fructose và sucrose rất cao, chính là yếu tố gây ra sỏi thận và dẫn đến tiểu đường. Nó còn có khả năng làm tăng gốc oxalate nên cần hạn chế tối đa đường trong chế độ ăn uống.
    • Hạn chế thức ăn giàu đạm: Chất đạm có khả năng làm tích tụ axit uric trong máu, khiến tinh thể muối urat hình thành và tích tụ tại thận, nguy cơ hình thành sỏi thận. Chỉ nên ăn tối đa 200g thịt mỗi ngày, ưu tiên thịt nạc, ức gà, hạn chế hải sản, tôm, cua.
    • Hạn chế thực phẩm nhiều kali: Chất kali nếu nhiều trong máu sẽ gây áp lực lên thận, giảm khả năng thận đào thải và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Thực phẩm giàu kali nên hạn chế trong chế độ ăn uống của người bị sỏi thận như: chuối, khoai tây, bơ,
    • Tránh các thực phẩm giàu gốc oxalate: Người bị sỏi thận thường có hàm lượng oxalate cao, nên để hạn chế nguy cơ gia tăng sỏi thận cần tránh xa các thực phẩm giàu oxalate như đậu, củ cải đường, rau cải bó xôi, rau muống.
    • Tránh xa thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào: Thức ăn nhanh, hay nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào sẽ chứa nhiều đạm, nhiều dầu sẽ gia tăng lượng muối vào cơ thể. Các loại thực phẩm này chỉ khiến thận quá tải và làm tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn. Nên chế biến thức ăn dạng luộc, hấp vừa tốt cho sức khỏe vừa hạn chế gia tăng sỏi thận.
    • Hạn chế nước ngọt, cà phê: Không uống nhiều nước ngọt, nước có ga, cà phê, trà quá đậm… vì những loại đồ uống này dễ làm kết tủa và hình thành sỏi thận.
    • Kiêng rượu bia và đồ uống có cồn: Nam giới thường có thói quen uống nhiều rượu bia. Không chỉ có gan mà thận cũng bị đe dọa nghiêm trọng nếu lượng bia dung nạp vào cơ thể quá nhiều, thận sẽ phải hoạt động liên tục để thải độc.
    Người bệnh sỏi thận nên kiêng ăn gì?
    Người bệnh sỏi thận nên kiêng ăn gì?
    Người bệnh sỏi thận nên kiêng ăn gì?
    Người bệnh sỏi thận nên kiêng ăn gì?



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy