Top 8 Điều cần biết về bệnh áp xe vú

Phương Kem 19 0 Báo lỗi

Áp xe vú là căn bệnh ít gặp ở nam giới nhưng lại hay gặp ở phụ nữ, nhất là trong thời kỳ người phụ nữ sinh đẻ, nuôi con. Và để hiểu rõ hơn về căn bệnh này hãy ... xem thêm...

  1. Áp xe vú là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn, gây ra hiện tượng sưng, đỏ, có hạch ấn thấy đau và có thể có mùi hôi ở vú. Có thể chẩn đoán bệnh thông qua các dấu hiệu áp xe vú thường gặp như:

    • Bệnh nhân sốt cao, rét run.
    • Vú sưng - nóng - đỏ - đau, khi thăm khám thấy các nhân mềm, có ổ chứa dịch ấn lõm. Hạch nách ấn đau, sữa có lẫn mủ vàng.
    • Siêu âm vú có nhiều ổ chứa dịch.
    • Xét nghiệm Công thức máu: bạch cầu trung tính tăng
    • Xét nghiệm CRP (C - reactive protein) tăng.
    • Chọc dò ổ viêm có mủ, cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ.
    • Trong một số trường hợp, áp xe vú có thể là dấu hiệu ung thư vú.
    Áp xe vú là gì?
    Áp xe vú là gì?
    Áp xe vú là gì?
    Áp xe vú là gì?

  2. Áp-xe vú gặp ở cả nam và nữ, do vi khuẩn gây ra, trong đó hay gặp nhất là tụ cầu và liên cầu, ít gặp hơn là phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn kỵ khí. Hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh áp xe vú. Ngoài ra các nguyên nhân khác như vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn và tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú do sẹo cũng có thể gây nên áp xe vú.

    Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc áp xe vú:

    • Áp xe vú có nguy cơ xuất hiện nếu người mẹ đang cho con bú
    • Cho bú không đúng cách
    • Cho bú không đủ số lần, không đủ thời gian khiến sữa tích tụ lại trong vú
    • Mặc áo ngực chật
    • Núm vú bị trầy xước
    • Tắc ống dẫn sữa

    Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

    Nguyên nhân gây nên áp xe vú là gì?
    Nguyên nhân gây nên áp xe vú là gì?
    Nguyên nhân gây nên áp xe vú là gì?
    Nguyên nhân gây nên áp xe vú là gì?
  3. Dấu hiệu bệnh phụ thuộc vào vị trí và giai đoạn bệnh.

    • Ở giai đoạn viêm: Bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ. Đau nhức ở sâu trong tuyến vú, đau tăng khi cử động vai hay cánh tay. Vú bị viêm sưng to, mật độ chắc, hạch ở nách cùng bên sưng to và đau. Vùng da trên ổ viêm bình thường nếu ổ viêm ở sâu trong tuyến hoặc nóng, đỏ, phù nề nếu ổ viêm nằm ngay dưới da hay trên bề mặt của tuyến.
    • Giai đoạn tạo thành áp xe: Có một hay nhiều ổ áp-xe nằm ở một hay nhiều thùy khác nhau của tuyến vú. Lúc này, mọi triệu chứng của giai đoạn viêm đều tăng nặng lên: hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc như sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, đau đầu, khát nước, da xanh, vùng da trên ổ áp-xe thường nóng, căng, sưng đỏ hay phù tím.
    • Trường hợp ổ áp xe nằm ở sâu: Da vẫn có thể bình thường. Các tĩnh mạch dưới da nổi rõ, hạch bạch huyết sưng viêm, núm vú tụt vào trong. Nếu ổ áp-xe thông với các ống dẫn sữa, có thể thấy sữa lẫn mủ chảy ra ở đầu núm vú. Chọc ổ áp-xe có thể hút được mủ.

    Nếu áp-xe vú mà không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây biến chứng viêm xơ tuyến vú mãn tính. Biến chứng nặng nhất là hoại tử vú do vi khuẩn có độc tính cao hoặc do trực khuẩn hoại thư gây ra. Biểu hiện là hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, tụt huyết áp, toàn thân suy sụp. Vú sưng căng to, phù nề, da trên ổ áp-xe có màu vàng nhạt hay bị hoại tử. Hạch bạch huyết sưng đau.

    Các dấu hiệu và biểu hiện khi bị áp xe vú
    Các dấu hiệu và biểu hiện khi bị áp xe vú
    Các dấu hiệu và biểu hiện khi bị áp xe vú
    Các dấu hiệu và biểu hiện khi bị áp xe vú
  4. Dấu hiệu áp xe vú sau sinh:

    • Cảm giác đau nhức sâu bên trong tuyến vú: Áp xe vú là tình trạng trong vú có nang chứa dịch mủ và các mô bị viêm. Vì vậy khi bị áp xe vú, bạn không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức sâu bên trong tuyến vú. Cảm giác đau sẽ tăng dần lên khi dùng tay ấn vào vùng áp xe, cử động vai, cánh tay.
    • Vú sưng và căng to: Vú sưng và căng cứng hơn bình thường. Tình trạng sưng và căng ngực ngày càng trở lên nghiêm trọng hơn.
    • Khi bị áp xe, dùng tay sờ nắn có thể thấy các cục cứng bên trong vú: Triệu chứng điển hình của áp xe vú ở phụ nữ đang cho con bú, đó là khi dùng tay sờ nắn ngực, mọi người có thể cảm nhận được một hoặc nhiều cục cứng bên trong vú. Tại vị trí những cục cứng này sẽ cảm thấy đau nhức và sưng đỏ.
    • Đau buốt khi cho con bú: Nếu phụ nữ đang cho con bú gặp phải tình trạng viêm tuyến vú, tắc tia sữa hay áp xe tuyến vú, bạn sẽ cảm thấy đau buốt mỗi khi cho con bú.
    • Da ngực nóng và sưng đỏ: Nếu khối áp xe vú không nằm ở sâu bên trong vú, bạn sẽ cảm thấy da ngực ở phần bị áp xe trở nên sưng tấy, có màu đỏ hoặc màu vàng nhạt, thậm chí là hoại tử, khi dùng tay sờ sẽ cảm thấy nóng.bị út
    • Sốt, có cảm giác ớn lạnh: Có thể chỉ sốt nhẹ khoảng 38 độ hay sốt cao lên đến 39 – 40 độ, tùy từng tình trạng viêm nhiễm ở vú. Khi bị sốt, người mẹ thường cảm thấy ớn lạnh và vèe rùng mình.
    • Biến chứng – hoại tử: Biến chứng nặng nề nhất của áp xe vú là hoại tử vú với các biểu hiện nhiễm khuẩn nặng nề như: tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi, vú căng to, sưng phù, da trên ổ áp xe vàng nhạt, hạch bạch huyết sưng, có thể vỡ ổ áp xe chảy mủ hôi.
    Dấu hiệu áp xe vú sau sinh
    Dấu hiệu áp xe vú sau sinh
    Dấu hiệu áp xe vú sau sinh
    Dấu hiệu áp xe vú sau sinh
  5. Áp xe vú nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây biến chứng: viêm xơ tuyến vú mạn tính, do dùng kháng sinh kéo dài ở giai đoạn áp-xe hoặc là hậu quả của việc tiêm trực tiếp kháng sinh vào tuyến vú để điều trị áp-xe vú. Lúc này biểu hiện toàn thân khá hơn: không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ. Có thể sờ thấy một vùng thâm nhiễm rắn như sụn, bề mặt lổn nhổn, ranh giới không rõ ràng, không dính da, ít đau.


    Viêm tấy tuyến vú là quá trình viêm mủ tuyến vú khi dịch tiết lẫn mủ nằm giữa các lớp da, mô lỏng lẻo dưới da, mô liên kết và mô tuyến vú. Vùng viêm khuếch tán lan rộng và thấm vào các mô. Bệnh nhân có biểu hiện bằng hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, vùng thâm nhiễm không có ranh giới rõ ràng. Biến chứng nặng nhất là hoại thư vú do vi khuẩn có độc tính cao hoặc do trực khuẩn hoại thư gây ra.


    Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, tụt huyết áp, toàn thân suy sụp. Vú căng to, phù nề, da trên ổ áp-xe có màu vàng nhạt hay bị hoại tử. Hạch bạch huyết sưng đau. Bệnh ở giai đoạn áp-xe hoặc viêm tấy cần phân biệt với ung thư vú thể cấp dạng viêm, có thể bị ung thư cả hai vú cùng một lúc, vú to ra rất nhanh nhưng không đau, toàn thân suy sụp nhanh, xét nghiệm tế bằng chọc hút hoặc làm sinh thiết thấy tế bào ung thư.

    Áp xe vú có nguy hiểm không?
    Áp xe vú có nguy hiểm không?
    Áp xe vú có nguy hiểm không?
    Áp xe vú có nguy hiểm không?
  6. Phụ nữ sau sinh cho con bú: Sữa mẹ có thể gây nứt núm vú hoặc răng của bé cắn vào núm vú... tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vú.


    Phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ, nuôi con mà bị ốm đau, ăn uống thiếu chất, thức đêm nhiều, lao động vất vả mà ít được nghỉ ngơi... khiến sữa bị ứ đọng trong tuyến vú dễ gây áp xe vú.


    Tắc tia sữa: Phụ nữ đang cho con bú không thực hiện thông tia sữa sau sinh, không vắt bỏ sữa thừa khi con bú khiến sữa bị tắc, không thể thoát ra ngoài dẫn đến tình trạng sữa đông kết, chèn ép các ống dẫn sữa khác hình thành các ổ áp xe ở vú.

    Những trường hợp có nguy cơ mắc áp xe vú cao
    Những trường hợp có nguy cơ mắc áp xe vú cao
    Những trường hợp có nguy cơ mắc áp xe vú cao
    Những trường hợp có nguy cơ mắc áp xe vú cao
  7. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chủ yếu là chích tháo mủ và dùng kháng sinh.

    • Kháng sinh: Kháng sinh giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng nói chung do vi khuẩn và áp xe ở vú nói riêng. Các trường hợp phát hiện bệnh áp xe vú sớm thường chỉ cần điều trị bằng kháng sinh mà không cần phẫu thuật can thiệp.
    • Chích rạch và dẫn mủ áp xe: Thường khi ổ áp xe kích thước lớn, nhiều mủ trong ổ vú thì bệnh nhân cần chích rạch hoặc phẫu thuật dẫn mủ. Đầu tiên cần phá vỡ ổ mủ rồi dẫn lưu ổ mủ ra ngoài, cần bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện kết hợp với kĩ thuật hình ảnh để tránh làm tổn thương ống dẫn sữa cũng như các cơ quan liên quan khác.
    • Vệ sinh và sát khuẩn: Áp xe ở vú trong giai đoạn cho con bú có thể tiến triển nặng hơn, biến chứng phức tạp hơn do trẻ bú làm sứt, nhiễm trùng đầu vú. Vì thế vệ sinh sạch sẽ đầu vú, đặc biệt khi bị xước xát, viêm nhiễm cũng rất quan trọng.


    Để điều trị áp xe vú hiệu quả, bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây:

    • Nghỉ ngơi nhiều, không cho con bú bên vú bị áp xe.
    • Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa nhưng đảm bảo đủ dinh dưỡng để nhanh hồi phục sức khỏe.
    • Chỉ cho con bú bên không bị áp xe hoặc vắt sữa ra cho con bú ngoài để tránh tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ.
    • Xoa bóp nhẹ nhàng, chườm nóng, vắt bỏ sữa để hỗ trợ thông tuyến sữa.
    • Thực hiện uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
    • Trong trường hợp uống thuốc không điều trị triệt để bệnh, bên vú áp xe sẽ được chích rạch, dẫn lưu tháo mủ. Chỉ cần chích nặn mủ đối với áp xe vùng da nông. Đối với áp xe sâu bên trong, chích áp xe theo đường nan hoa ở chỗ nông nhất nhưng phải cách núm vú từ 2 cm đến 3 cm. Sau khi tháo mủ bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu. Hàng ngày, vú áp xe sẽ được bơm rửa các ổ dịch bằng dung dịch sát khuẩn, kết hợp với dùng thuốc kháng sinh toàn thân.
    Điều trị Áp xe vú
    Điều trị Áp xe vú
    Điều trị Áp xe vú
    Điều trị Áp xe vú
  8. Bệnh áp xe vú chủ yếu xảy ra ở phụ nữ sau sinh và cho con bú. Để phòng bệnh áp xe vú, mẹ đang cho con bú cần chú ý một số điều sau:

    • Sau khi sinh con mẹ nên mát xa nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoát và cho con bú sớm ngay sau sinh, bú thường xuyên và bú đúng tư thế.
    • Vệ sinh núm vú đúng cách và sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.
    • Nên cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, nếu không, phải vắt hết sữa thừa sau mỗi lần con bú.
    • Nếu có hiện tượng tắc tia sữa, phải điều trị kịp thời để thông ống dẫn sữa. Để tránh bị tắc tia sữa, bạn có thể xoa bóp bằng tay, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại hoặc hút sữa bằng máy...
    • Tránh làm nứt hoặc xước núm vú vì đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa; cũng nên tránh để da bị khô nẻ. Nên mặc áo ngực phù hợp, vừa vặn... để tránh gây tổn thương vú.
    • Không cai sữa sớm, khi cai sữa, nên giảm dần số lượng và số cữ bú từ từ.

    Ngay khi phát hiện vú có biểu hiện đau, nhức, sưng bầu vú, nứt núm vú... hãy ngừng tạm thời việc cho con bú và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe của bạn.

    Biện pháp đề phòng bệnh áp xe vú
    Biện pháp đề phòng bệnh áp xe vú
    Biện pháp đề phòng bệnh áp xe vú
    Biện pháp đề phòng bệnh áp xe vú



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy