Top 10 Điều cần biết về bệnh tim mạch

Phương Kem 29 0 Báo lỗi

Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bệnh tim mạch là gì?

    Bệnh tim mạch (CVD) là do các rối loạn của tim và mạch máu. Bệnh tim mạch bao gồm bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột quỵ), tăng huyết áp tăng (cao huyết áp), bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thấp tim, bệnh tim bẩm sinh và suy tim. Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời), tốn kém nhiều chi phí. Các nguyên nhân chính của bệnh tim mạch là sử dụng thuốc lá, thiếu hoạt động thể lực, chế độ ăn uống không lành mạnh và sử dụng rượu-bia ở mức độ nguy hại. Vì vậy, hầu hết các bệnh tim mạch có thể phòng ngừa được bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ hành vi này.


    Tuy nhiên, hiện tại bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong. Tại Việt Nam, bệnh tim mạch chịu trách nhiệm cho 31% tổng số ca tử vong trong năm 2016 tương đương với hơn 170.000 tử vong.


    Sự hỗ trợ của WHO cho phòng chống bệnh tim mạch chủ yếu tập trung vào kiểm soát thuốc lá, giảm tiêu thụ muối và quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường tại các trạm y tế xã.

    Bệnh tim mạch là gì?
    Bệnh tim mạch là gì?
    Bệnh tim mạch là gì?
    Bệnh tim mạch là gì?

  2. Top 2

    Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch là gì?

    Bệnh mạch vành là một trong những bệnh chủ yếu thường gặp của bệnh tim. Các nghiên cứu cho thấy bệnh mạch vành (CHD), hay còn gọi là bệnh động mạch vành (CAD), thường bắt đầu với tổn thương niêm mạc và lớp bên trong của động mạch vành (tim). Một số yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra bệnh, bao gồm:

    • Hút thuốc, bao gồm hút thuốc thụ động
    • Có một lượng lớn chất béo nhất định và cholesterol trong máu
    • Huyết áp cao
    • Lượng đường trong máu cao do kháng insulin hay tiểu đường
    • Viêm mạch máu.

    Các mảng bám có thể bắt đầu tích tụ lại trên các động mạch bị hư. Sự tích tụ các mảng bám trong động mạch vành có thể bắt đầu ngay từ khi người bệnh còn bé. Qua thời gian, mảng bám có thể đông cứng hoặc vỡ ra. Mảng bám cứng làm hẹp động mạch vành và làm giảm sự lưu thông máu giàu oxy đến tim. Điều này có thể gây ra đau ngực hoặc khó chịu gọi là đau thắt ngực. Nếu mảng bám bị vỡ ra, các mảnh vỡ tế bào máu (được gọi là tiểu cầu) dính vào nhau và hình thành cục máu đông.Cục máu đông có thể thu hẹp các động mạch vành và gây đau thắt ngực. Nếu một cục máu đông đủ lớn, nó có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn một động mạch vành và gây ra cơn đau tim.

    Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch là gì?
    Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch là gì?
    Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch là gì?
    Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch là gì?
  3. Top 3

    Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh tim mạch

    Bệnh tim mạch thường có các triệu chứng dưới đây:

    • Đau ngực: là triệu chứng thường gặp của bệnh tim mạch. Cơn đau tim điển hình được miêu tả là cơn đau tức, đè ép ở giữa ngực, xuất hiện khi gắng sức, đôi khi đi kèm triệu chứng đau nặng lan ra cánh tay trái, cổ hoặc ở hàm.
    • Khó thở: là triệu chứng cũng hay gặp của bệnh lý tim mạch. Bệnh nhân suy tim thường biểu hiện khó thở khi gắng sức, nặng hơn có thể khó thở cả khi nằm nghỉ, đôi khi bệnh nhân đang ngủ đột nhiên thức dậy rồi thở hổn hển, gọi là “khó thở kịch phát về đêm”
    • Đánh trống ngực: người bệnh có cảm giác nhịp tim đập nhanh, hay hụt nhịp, là các triệu chứng của các bệnh lý rối loạn nhịp tim. Bởi một số rối loạn nhịp có nguy cơ diễn tiến nặng, bệnh nhân cần được khám đánh giá bệnh lý để điều trị.
    • Hoa mắt, chóng mặt hay ngất: có thể do bởi não không cung cấp đủ máu, hay gặp trong các bệnh lý như hẹp động mạch cảnh, hạ huyết áp tư thế, các trường hợp rối loạn nhịp nhanh hay chậm. Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài có thể đưa đến ngất.
    • Đi tiểu đêm: Người bệnh suy tim sẽ đi tiểu thường xuyên vào ban đêm do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận đến thận thông qua các mạch máu.
    • Cơ thể bị tích nước, mặt, bàn chân căng phù: Triệu chứng phù do bệnh tim mạch thường là phù tím, phù mềm, dấu hiệu bắt đầu từ hai bàn chân kèm theo tình trạng gan to, tĩnh mạch cổ nổi.
    • Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức: cơ thể mệt mỏi, kiệt sức khi thực hiện các hoạt động thường ngày. Đây là dấu hiệu thiếu máu đến tim, não và phổi.
    • Ho dai dẳng, khò khè: Tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ ở phổi lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè.
    • Chán ăn, buồn nôn: Sự tích tụ của dịch trong gan, hệ thống tiêu hóa khiến người bệnh chán ăn và buồn nôn.
    Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh tim mạch
    Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh tim mạch
    Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh tim mạch
    Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh tim mạch
  4. Top 4

    Các bệnh lý tim mạch thường gặp

    Bệnh lý mạch vành
    Bệnh lý mạch vành là bệnh lý rất phổ biến trong các bệnh lý tim mạch. Bệnh lý mạch vành do bởi mạch vành bị hẹp do các mảng vữa xơ, khiến lượng máu nuôi cơ tim không được đáp ứng đủ. Bệnh lý mạch vành bao gồm cơn đau thắt ngực, co thắt động mạch vành, hội chứng vành cấp tính.


    Bệnh lý van tim
    Van tim là cấu trúc ngăn cách các buồng tim, có tác dụng đóng mỡ một chiều để hướng dòng máu theo hướng nhất định. Bệnh van tim do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến là do thấp tim hay thoái hóa, và thường biểu hiện dưới hai dạng tổn thương chính là hẹp van tim và hở van tim.


    Rối loạn nhịp tim

    Rối loạn nhịp tim là thuật ngữ dùng để chỉ sự bất thường liên quan đến nhịp tim hay dẫn truyền điện trong tim. Có một số loại rối loạn nhịp lành tính, có thể cùng tồn tại lâu dài nhưng cũng có những rối loạn nhịp ác tính, gây tử vong nếu không điều chỉnh kịp thời. Có các dạng rối loạn nhịp: nhịp nhanh, nhịp chậm, rối loạn dẫn truyền (block dẫn truyền) hay các dạng nhịp bất thường (ngoại tâm thu)


    Bệnh cơ tim
    Bệnh cơ tim là những bệnh lý liên quan đến khối cơ tim, gồm một số loại sau:

    • Bệnh cơ tim phì đại.
    • Bệnh cơ tim thể giãn.
    • Bệnh cơ tim hạn chế
    • Bệnh cơ tim thất phải sinh loạn nhịp

    Suy tim
    Suy tim là hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của quả tim dẫn đến tim không đủ khả năng tiếp nhận hoặc bơm máu đáp ứng nhu cầu cơ thể.

    Có nhiều nguyên nhân gây suy tim như:

    • Nhồi máu cơ tim
    • Bệnh van tim gây hở hoặc hẹp van tim
    • Bệnh tim bẩm sinh.
    • Viêm cơ tim.
    • Suy tim do loạn nhịp tim nhanh kéo dài
    • Suy tim cũng hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, cường giáp
    • Suy tim còn gặp ở bệnh nhân đang hóa trị điều trị ung thư hoặc một số loại thuốc đặc biệt khác.

    Bệnh tim bẩm sinh
    Bệnh tim bẩm sinh là những khiếm khuyết ở tim hay mạch máu xảy ra từ trong bào thai, khiến cấu trúc và chức năng của tim của trẻ bị ảnh hưởng.

    Bệnh lý tim bẩm sinh có nhiều loại khác nhau nhưng thường được phân thành 2 nhóm:

    • Bệnh tim bẩm sinh không tim: thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, hẹp van động mạch phổi, ...
    • Bệnh tim bẩm sinh có tím: kênh nhĩ thất, thân chung động mạch, tứ chứng Fallot, Ebsten, ...

    Bệnh tim do nhiễm khuẩn
    Có nhiều loại nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng tới tim mạch, bao gồm:

    • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
    • Viêm cơ tim
    • Thấp khớp cấp
    Các bệnh lý tim mạch thường gặp
    Các bệnh lý tim mạch thường gặp
    Các bệnh lý tim mạch thường gặp
    Các bệnh lý tim mạch thường gặp
  5. Top 5

    Làm gì để phòng ngừa bệnh lý tim mạch?

    Các bệnh tim mạch phổ biến nhất bao gồm bệnh tim mạch vành (ví dụ như đau tim) và bệnh mạch máu não (ví dụ như đột quỵ). Kiểm soát các yếu tố nguy cơ quan trọng như chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, sử dụng thuốc lá, và huyết áp có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch.


    Hầu hết các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch có thể được kiểm soát. Dưới đây là một vài lời khuyên về việc làm thế nào để kiểm soát các yếu tố nguy cơ và bảo vệ trái tim của bạn:

    • Năng vận động: 30 phút hoạt động mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ. Cố gắng hoạt động này trở thành một phần trong cuộc sống của bạn, sử dụng thang bộ thay cho thang máy,... Vận động cũng là một cách tuyệt vời để giảm stress và kiểm soát cân nặng của bạn, cả hai yếu tố đều gây nguy cơ cho bệnh tim mạch.
    • Nói không với thuốc lá: Nếu bạn ngừng hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành sẽ được giảm một nửa trong vòng một năm và sẽ trở lại mức bình thường theo thời gian. Tránh môi trường có nhiều khói thuốc, tiếp xúc với khói thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim.
    • Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, một loạt các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, đậu Hà Lan, đậu, đậu lăng, và thực phẩm ít chất béo bão hòa. Hãy cảnh giác với thực phẩm chế biến, thường chứa hàm lượng muối cao. Cố gắng tránh uống rượu hoặc nếu bạn uống rượu, hãy chắc chắn nó là một cách điều độ. Nên uống nhiều nước!
    • Kiểm soát tốt cân nặng: Kiểm soát tốt cân nặng và hạn chế lượng muối sẽ giúp kiểm soát huyết áp làm giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Một cách tốt để theo dõi một cơ thể khỏe mạnh là sử dụng chỉ số BMI (Body-Mass Index) là thước đo của bao nhiêu chất béo cơ thể về một người dựa trên chiều cao và cân nặng của họ. Để tính chỉ số BMI của bạn, bạn chia cân nặng của bạn (theo kg) cho bình phương chiều cao của bạn (tính bằng mét). Một người trưởng thành khỏe mạnh nên giữ chỉ số BMI của mình giữa 18,5 và 24,9kg/m^2.
    • Biết rõ tình trạng sức khoẻ của mình: Kiểm tra huyết áp, cholesterol và glucose của bạn thường xuyên. Cao huyết áp là yếu tố số một dẫn đến nguy cơ đột quỵ và yếu tố quan trọng gây khoảng một nửa số bệnh tim và đột quỵ. Nồng độ cholesterol và glucose trong máu cao cũng có thể đặt bạn vào nguy cơ lớn hơn.
    • Nhận biết những cảnh báo về bệnh tim mạch:
      • Ngáy, ngưng thở, khó thở khi ngủ
      • Cảm giác nặng trong ngực hoặc tức ngực
      • Hiện tượng phù, sưng đau chân và bàn chân
      • Cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức
      • Ho dai dẳng hoặc khò khè
      • Chán ăn
      • Đi tiểu ban đêm
      • Nhịp tim không đều, loạn nhịp
      • Di truyền
      • Lo lắng

    Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến cảnh báo bạn đang bị suy tim nhưng lại rất hay bị bỏ qua. Bệnh nhân thường có biểu hiện như thở nhanh, nhịp tim bất thường và lòng bàn tay đổ mồ hôi; nhiều người thường nhầm lẫn với các dấu hiệu như lo lắng hay căng thẳng. Do đó, nếu bạn hoặc người thân của bạn gần đây cảm thấy lo lắng hoặc cảm thấy bất an, cộng thêm một trong những triệu chứng đã nói ở trên cần đi kiểm tra bởi rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh suy tim.

      Làm gì để phòng ngừa bệnh lý tim mạch?
      Làm gì để phòng ngừa bệnh lý tim mạch?
      Làm gì để phòng ngừa bệnh lý tim mạch?
      Làm gì để phòng ngừa bệnh lý tim mạch?
    • Top 6

      Những ai có nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

      Những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

      • Độ tuổi: Lão hóa làm tăng nguy cơ bị tổn thương và thu hẹp các động mạch và suy yếu hoặc dày cơ tim.
      • Giới tính: Nam giới thường có nguy cơ cao bị mắc bệnh tim. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh tim mạch có thể tăng đối với phụ nữ mãn kinh.
      • Tiền sử bệnh gia đình: Nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh tim mạch, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành của bạn cũng có khả năng tăng.

      Ngoài ra, còn có một số nguy cơ mắc bệnh khác, bao gồm:

      • Hút thuốc
      • Chế độ ăn kiêng nghèo nàn
      • Huyết áp cao
      • Nồng độ cholesterol trong máu cao
      • Bệnh tiểu đường
      • Béo phì
      • Không hoạt động thể chất
      • Căng thẳng
      • Giữ vệ sinh kém.
      Những ai có nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
      Những ai có nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
      Những ai có nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
      Những ai có nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
    • Top 7

      Những biến chứng có thể xảy ra của bệnh tim mạch là gì?

      Các biến chứng của bệnh tim mạch bao gồm:

      • Suy tim: Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh tim, suy tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Suy tim có thể là kết quả của nhiều dạng bệnh tim, bao gồm cả các khuyết tật tim, bệnh tim mạch, bệnh van tim, bệnh nhiễm trùng tim hoặc bệnh cơ tim.
      • Đau tim: Một cục máu đông chặn sự lưu thông của máu, máu không thể đến tim sẽ gây ra một cơn đau tim, có thể gây tổn hại hoặc phá hủy một phần của cơ tim. Xơ vữa động mạch có thể gây ra một cơn đau tim.
      • Đột quỵ: Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch cũng có thể dẫn đến một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ. Điều này xảy ra khi động mạch não bị thu hẹp hoặc bị chặn, do đó có quá ít máu đến não của bạn. Một cơn đột quỵ cần được cấp cứu khẩn cấp, vì mô não bắt đầu chết chỉ trong vòng một vài phút khi cơn đột quỵ bắt đầu.
      • Chứng phình động mạch: Một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể của bạn, đó là chứng phình động mạch. Khi bị phình động mạch, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng chảy máu nội bộ và có thể đe dọa tính mạng.
      • Bệnh động mạch ngoại biên (PAD): Xơ vữa động mạch cũng có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên. Khi bị động mạch ngoại biên, tứ chi của bạn, chủ yếu là chân, sẽ không nhận đủ lượng máu. Điều này gây ra các triệu chứng đau, phổ biến nhất đau chân khi đi bộ.
      • Tim ngừng đột ngột: Ngừng tim đột ngột là chức năng tim, hơi thở và ý thức mất đột ngột, thường được gây ra bởi một rối loạn nhịp tim. Ngừng tim đột ngột là một trường hợp cần được cấp cứu khẩn cấp. Nếu không được điều trị ngay lập tức, nó có thể gây tử vong.
      Những biến chứng có thể xảy ra của bệnh tim mạch là gì?
      Những biến chứng có thể xảy ra của bệnh tim mạch là gì?
      Những biến chứng có thể xảy ra của bệnh tim mạch là gì?
      Những biến chứng có thể xảy ra của bệnh tim mạch là gì?
    • Top 8

      Các bệnh lý tim mạch được khám và phát hiện như thế nào?

      Khi nghi ngờ bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định một số xét nghiệm giúp đánh giá và chẩn đoán:

      • Khám lâm sàng: Thăm hỏi tiền sử bệnh lý của bệnh nhân cũng như gia đình, đánh giá các yếu tố nguy cơ. Khai thác triệu chứng bệnh lý, thăm khám kiểm tra huyết áp, nghe tim, khám các dấu hiệu và triệu chứng để tìm nguyên nhân.
      • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể tiến hành để xem có tình trạng thiếu máu hay không, kiểm tra nồng độ cholesterol, kiểm tra xem bệnh nhân có bị đái tháo đường hay không, kiểm tra xem bệnh nhân có bị suy tim không,...
      • Điện tâm đồ, siêu âm tim: Là những phương pháp đơn giản, an toàn, không xâm lấn, giúp phát hiện các bất thường và nguyên nhân gây ra các bất thường đó.
      • Thực hiện các xét nghiệm đánh giá chuyên sâu khi cần: gắng sức, holer huyết áp, điện tim, cắt lớp vi tính động mạch vành, xạ hình cơ tim ...
      Các bệnh lý tim mạch được khám và phát hiện như thế nào?
      Các bệnh lý tim mạch được khám và phát hiện như thế nào?
      Các bệnh lý tim mạch được khám và phát hiện như thế nào?
      Các bệnh lý tim mạch được khám và phát hiện như thế nào?
    • Top 9

      Những phương pháp điều trị bệnh tim mạch

      Các phương pháp điều trị bệnh tim mạch sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Ví dụ, nếu mắc nhiễm trùng tim, bạn có thể sẽ được cho thuốc kháng sinh. Nói chung, những cách chữa bệnh tim mạch thường bao gồm:

      • Thay đổi lối sống: thực hiện chế độ ăn uống ít chất béo và natri, tập thể dục vừa phải, ít nhất 30 phút mỗi ngày trong tuần, bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu.
      • Sử dụng thuốc: Ngoài việc thay đổi lối sống, bác sĩ có thể kê toa thuốc để kiểm soát bệnh tim mạch. Các loại thuốc này sẽ phụ thuộc vào loại bệnh tim bạn đang mắc phải.
      • Các kỹ thuật y tế hoặc phẫu thuật: Nếu thuốc không điều trị bệnh tim hiệu quả, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm các kỹ thuật y tế hoặc phẫu thuật tim. Loại phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh tim của bạn.
      Những phương pháp điều trị bệnh tim mạch
      Những phương pháp điều trị bệnh tim mạch
      Những phương pháp điều trị bệnh tim mạch
      Những phương pháp điều trị bệnh tim mạch
    • Top 10

      Người bệnh tim mạch nên ăn gì?

      Nên ăn

      Người mắc bệnh tim mạch cần có chế độ ăn vừa hợp khẩu vị, vừa góp phần bảo vệ trái tim của mình. Trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tim mạch nên bổ sung những loại thực phẩm sau đây:

      • Ngũ cốc nguyên cám và chất xơ.
      • Các loại rau củ chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất vi lượng.
      • Uống đủ nước.
      • Đậu nành.
      • Chuối, cam, quýt, dưa đỏ.
      • Cá.
      • Các loại nấm.
      • Trà xanh.
      • Ngoài ra cần kiểm soát chất béo, hàm lượng calo, cholesterol trong mỗi khẩu phần ăn.

      Kiêng ăn

      Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho tim mạch thì người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, gồm có:

      • Các loại thực phẩm giàu natri.
      • Thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ.
      • Thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh.
      • Thức uống có ga, chứa chất kích thích.
      Người bệnh tim mạch nên ăn gì?
      Người bệnh tim mạch nên ăn gì?
      Người bệnh tim mạch nên ăn gì?
      Người bệnh tim mạch nên ăn gì?



    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy