Top 10 Điều cần biết về bệnh viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa là bệnh da liễu phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh viêm da cơ địa rất dễ bị tái phát và để lại biến chứng nguy hiểm. Vậy nên, hãy để Toplist ... xem thêm...chia sẻ thêm vấn đề xoay quanh bệnh viêm da cơ địa để mọi người tham khảo nhé!
-
Viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào nhưng thường gặp là vùng bàn tay và các nếp gấp (gấp khoeo chân, gấp khuỷu tay...). Các triệu chứng rầm rộ từng đợt rồi thuyên giảm và sau một thời gian sẽ lặp lại. Chính vì vậy, bệnh lý này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, làm người bệnh mệt mỏi và khó chịu.
Viêm da cơ địa thường tiến triển thành từng đợt, trong đợt cấp tính, người bệnh thấy một vùng da nổi mẩn đỏ và ngứa. Mức độ ngứa đôi khi rất nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ. Khi bệnh lui dần, vùng da sẽ chuyển sang màu nâu, xám, hoặc để lại các mảng dày da do chà xát nhiều.
Do ngứa nhiều người bệnh phải gãi, vùng da bệnh rất dễ bị trầy xước, có thể bị nhiễm trùng, tổn thương sẽ sưng viêm, tiết mủ đục, có mùi hôi. Tình trạng ngứa mạn tính và việc chà xát kéo dài sẽ khiến da dày lên. Đặc điểm da của người bệnh viêm da cơ địa thường khô, nứt nẻ.
-
Viêm da cơ địa hay chàm cơ địa, chàm thể tạng, liken đơn dạng mãn tính, eczema... là một bệnh lý phổ biến trong cộng đồng. Đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây nhiều phiền toái do kéo dài và thường xuyên tái phát. Vì bệnh gây ngứa nhiều, người bệnh thường xuyên gãi làm bệnh nặng hơn, dẫn đến một vòng bệnh lý luẩn quẩn. Bệnh viêm da cơ địa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ dưới hai tuổi. Hơn 60% trẻ bị viêm da cơ địa có biểu hiện trong hai tháng đầu đời. Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn thông thường là sự nối tiếp tình trạng bệnh lý từ thời thơ ấu và niên thiếu, rất hiếm khi bệnh khởi phát ở lứa tuổi trưởng thành. Tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa ở người lớn hiện chưa được thống kê chính xác, không có sự khác biệt rõ ràng giữa hai giới. Viêm da cơ địa thường do một số nguyên nhân sau:
- Do cơ địa nhạy cảm: Cơ địa dễ bị dị ứng, mẩn đỏ, nổi mề đay, dị ứng với đồ hải sản như: tôm, cua, cá, ghẹ... Hay tiếp xúc với phấn hoa, thời tiết thay đổi, lông động vật như chó, mèo cũng dẫn đến bệnh viêm da cơ địa.
Hay do cơ thể đã mắc các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, các bệnh về gan, rối loạn nội tiết tố... do sức đề kháng yếu, do tiếp xúc với đồ vật gây ngứa như dây lưng, đồng hồ, các loại trang sức, phụ kiện... - Do yếu tố di truyền: Bệnh viêm da cơ địa mang tính di truyền cao. Nếu trong gia đình có cha mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa thì con cái rất dễ mắc bệnh.
- Do môi trường sống và làm việc: Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, chất tẩy rửa, hóa chất, hóa mỹ phẩm, thời tiết khô hanh... Đặc biệt môi trường làm việc trong các khu công nghiệp sản xuất xà phòng, thuốc lá, hóa mỹ phẩm, kỹ thuật viên y tế... tỉ lệ mắc bệnh cao.
- Do cơ địa nhạy cảm: Cơ địa dễ bị dị ứng, mẩn đỏ, nổi mề đay, dị ứng với đồ hải sản như: tôm, cua, cá, ghẹ... Hay tiếp xúc với phấn hoa, thời tiết thay đổi, lông động vật như chó, mèo cũng dẫn đến bệnh viêm da cơ địa.
-
Nguyên nhân của bệnh hiện vẫn chưa được tìm ra rõ nhưng qua nghiên cứu, viêm da cơ địa có thể do yếu tố di truyền, gia đình hay xuất hiện ở những người có bệnh tự miễn hay dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng (60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh). Ngoài ra còn có các nguyên nhân khởi phát hoặc làm cho bệnh nặng lên như tiếp xúc hóa chất, phấn hoa, bọ nhà, khói... tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng (mặc quần áo dày hoặc quá bó sát, tắm nước quá nóng, ngồi quá gần lò sưởi…), dị ứng một số loại xà phòng, nước hoa, lông động vật; do thay đổi thời tiết bất thường (từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng đột ngột, thời tiết quá khô, nhiều gió hay quá lạnh…), bị nhiễm virus hoặc một số bệnh nhiễm khuẩn. Mỗi dạng bệnh có biểu hiện khác nhau:
- Bệnh Á sừng: Hiện tượng bong tróc da tay, da chân đặc biệt ở đầu ngón tay, ngón chân và gót chân. Thời tiết khô hanh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn: nứt nẻ, chảy máu hay hiện tượng móng tay dày lên, xù xì...
- Bệnh vảy nến: Hiện tượng tình trạng da bong lớp vẩy trắng dày, dùng tay cạo lớp vẩy trắng xuất hiện lớp da hồng như sáp nến ban đầu ở thể nhỏ sau đó có thể lan rộng khi gặp điều kiện thuận lợi. Các tế bào chết dày lên, vảy ngày càng phát triển xuất hiện da đầu, khuỷu tay, đầu gối, có thể cả người. Vẩy nến có nhiều dạng như: mảng, thể giọt, thể mủ. Tình trạng nặng hơn có thể bị lở loét, ảnh hưởng đến khớp, thoái hóa khớp, ung thư da...
- Eczema: Biểu hiện ngứa như nổi mẩn, mụn nước, đỏ, kèm theo vết sần cổ trâu... Eczema có 4 giai đoạn: giai đoạn đỏ da (xuất hiện trên da vết đỏ, hạt lấm tấm như hạt kê), giai đoạn mụn nước (xuất hiện mụn nước lên vùng da tổn thương, mụn nước nhỏ 1 - 2 mm, rất ngứa gãi tự vỡ), giai đoạn lên da non (các vết thương có dịch vàng giảm, bong tróc da, đóng vảy thành lớp nhẵn bóng hơi cộm), giai đoạn liken hóa (vết sần cổ trâu, giai đoạn da xù xì, khô rát, ngứa dai dẳng).
- Bệnh tổ đỉa: Bệnh xuất hiện mụn nước thành chùm, nằm sâu dưới da. Mụn nước thường xuất hiện lòng bàn tay, bàn chân, kẽ tay, kẽ chân kèm theo ngứa rát, mụn nước vỡ ra hình thành vảy, bong tróc da.
- Bệnh chàm sữa: Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Biểu hiện xuất hiện mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước và tróc vảy vùng da mặt có khi lan rộng cả người.
- Dị ứng nổi mề đay: Hiện tượng da phát ban, nổi điểm hoặc những mảng lớn màu đỏ hoặc màu trắng. Khiến người bệnh có cảm giác ngứa và đau khiến bạn có cảm giác nóng.
- Bệnh Á sừng: Hiện tượng bong tróc da tay, da chân đặc biệt ở đầu ngón tay, ngón chân và gót chân. Thời tiết khô hanh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn: nứt nẻ, chảy máu hay hiện tượng móng tay dày lên, xù xì...
-
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc đẩy lùi các triệu chứng do viêm da cơ địa gây ra và hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da. Đối với người bị viêm da cơ địa cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Rau xanh và hoa quả cung cấp vitamin A giúp tăng sức đề kháng và rất tốt cho da như rau cải xanh, bắp cải, súp lơ, rau má, cà rốt, đu đủ, xoài... Nhóm thực phẩm giàu vitamin C, E như cam, bưởi, rau mầm... này sẽ giúp cải tạo lớp tế bào sừng trên da, cải thiện hệ thống miễn dịch, hỗ trợ cho việc điều trị bệnh. Đặc biệt khi mắc bệnh viêm da cơ địa ngoài việc uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả thì cần bổ sung ăn cá biển. Cá biển có hàm lượng omega3, kẽm rất tốt cho da như cá hồi, cá thu, cá basa. Nhưng đối với cơ địa từng người nếu bị dị ứng thì không nên ăn thực phẩm này.
Thực phẩm giàu vitamin B giúp hỗ trợ quá trình tăng trưởng và tái tạo mô, tế bào da mới như các loại rau xanh đặc biệt là rau chân vịt và ngũ cốc. Bên cạnh, những thực phẩm hỗ trợ bệnh viêm da cơ địa thì có loại thực phẩm làm tình trạng bệnh nặng hơn như trứng, cá, nhóm thực phẩm dễ dị ứng như hải sản, nghêu, sò, ốc, hến, nhộng tằm, sữa bơ... Ngoài ra, thịt gà, thịt bò, thịt chó, thịt dê cũng không ăn - nhóm thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nó cũng làm cho bệnh viêm da cơ địa nặng hơn hoặc tái phát bất cứ lúc nào. Và không sử dụng sản phẩm đã lên men như dưa chua, cà muối... Nói "không" với chất kích thích như rượu, bia, thuốc là, cafe...
-
Mỹ phẩm là một trong nguyên nhân gây viêm da cơ địa, chính vì thế đây không phải sự lựa chọn tốt cho người bệnh. Vùng da bị viêm vốn đã tổn thương, nếu bạn bôi thêm kem, phấn, dùng mặt nạ… thì sẽ làm bít tắc, đồng thời kích thích phản ứng gây ngứa. Trong trường hợp sử dụng mỹ phẩm có chất lượng kém hoặc quá lạm dụng, bệnh nhân thậm chí có thể bị nhiễm trùng da. Ngoài mỹ phẩm thì hóa chất, các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng cũng sẽ góp phần khiến cơn ngứa của bạn thêm trầm trọng. Xà phòng, sữa tắm, nước tẩy, nước xả vải… chính là những món đồ quen thuộc mà chúng ta cần tránh xa trong thời gian điều trị viêm da cơ địa… Để hạn chế việc tiếp xúc với hóa chất, hãy dùng bồ kết khi gội đầu, nước ấm khi rửa bát và tham khảo một số sản phẩm trung tính, ít kích ứng theo sự tư vấn của bác sĩ.
Những người mắc bệnh viêm da cơ địa không nên tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng. Nhiều người cho rằng khi bị viêm da thì nên hạn chế tiếp xúc với nước, tức là ít tắm hơn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bệnh nhân phải thường xuyên tắm rửa để đảm bảo bề mặt da luôn được sạch sẽ. Có điều khi tắm, hãy pha nước cho vừa đủ ấm, không sử dụng nước quá lạnh hoặc quá lạnh để tránh gây bong tróc, khô, mất nước và kích ứng vùng da vốn đã tổn thương. Bạn có thể dùng lá khế, tía tô, trầu không hoặc trà xanh…. để nấu nước tắm hàng ngày. Các loại thảo dược vườn nhà này sẽ giúp sát trùng, giảm ngứa, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Ngứa ngáy là triệu chứng đáng sợ và ám ảnh nhất với người bị căn bệnh này. Việc dùng tay để gãi, chà xát sẽ khiến các vùng da bị bệnh càng thêm tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, bạn không nên gãi vùng bị viêm da cơ địa nhé. Ngoài ra, hành động này còn tạo nên cái vòng luẩn quẩn “ngứa - gãi - viêm da - ngứa - gãi” khiến bệnh tái đi tái tại không dứt. Vào thời điểm giao mùa, gió lạnh, hanh khô thì bệnh dễ tái phát và tiến triển nặng nề hơn. Vì thế, hãy chú ý mặc kín, đeo khẩu trang và kính khi đi ra ngoài đường. Việc này cũng giúp bạn tránh được sự tiếp xúc với các dị nguyên khác như khói bụi, ô nhiễm. Bên cạnh đó, chế độ luyện tập thể dục thể thao và lối sống lành mạnh cũng giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh.
-
Viêm da cơ địa là một bệnh dị ứng, miễn dịch có tính gia đình. Nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa cho đến nay vẫn chưa thật rõ ràng. Một số giả thiết cho rằng do da quá khô và dễ bị kích thích, đồng thời, những rối loạn trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh cũng có thể gây nổi mẩn ngứa trên da. Theo đó, tình trạng này có thể khởi phát sớm từ tuổi sơ sinh cũng như sẽ gặp nhiều trong gia đình có các thành viên có bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng... Một số yếu tố khác được cho là làm tình trạng viêm da dễ khởi phát hơn hay làm những triệu chứng nặng nề hơn như tắm nước nóng hoặc tắm quá lâu, thay đổi xà phòng, thay đổi nhiệt độ, bài tiết mồ hôi, môi trường có độ ẩm thấp, mặc quần áo lông cừu hoặc vải nhân tạo, len dạ, tiếp xúc bụi bặm, lông động vật, khói thuốc lá hay ăn một số loại thực phẩm dễ bị dị ứng như trứng, sữa, cá, đậu nành hay lúa mì...
Nói chung, để tìm kiếm nguyên nhân đôi khi cần phải thực hiện các xét nghiệm rất chuyên sâu nhưng cũng không phải lúc nào cũng xác định được. Do đó, người bệnh thường được khuyến cáo nên tránh các yếu tố dễ gây kích thích như đã liệt kê, nhằm hạn chế khả năng khởi phát bệnh. Đối với các bệnh viêm da cơ địa nhẹ có thể điều trị bằng các dân gian như ngâm nước lá mò trắng, chè xanh hay lá trầu không, kinh giới... Người bị viêm da cơ địa vẫn không nên chủ quan mà cần phải đến bác sĩ để khám và chuẩn đoán bệnh, có phương pháp điều trị kịp thời tránh trường hợp bệnh lan rộng và nặng hơn.
-
Do bệnh viêm da cơ địa biểu hiện thành từng đợt và thuyên giảm dần với thể nhẹ, đa số không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bệnh nhân bị ngứa và gãi nhiều, móng tay không vệ sinh có thể gây viêm nhiễm cho da làm cấu trúc da bị phá vỡ, lở loét vả các vết nứt trên da bị nhiễm trùng bởi vi sinh vật thường trú trên da hay vi khuẩn ngoại lai. Do đó khi vết thương trên da lành trở lại có thể gây ra sẹo xấu làm mất thẩm mỹ.
Khi mắc bệnh viêm da cơ địa, da của người bệnh sẽ bị tổn thương và trong tình trạng có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng da. Cần có sự khám xét, chẩn đoán và tư vấn điều trị chuyên nghiệp của bác sĩ da liễu khi có dấu hiệu đầu tiên của bất kì nhiễm trùng da nào. Người bệnh viêm da cơ địa cũng có nguy cơ phát triển bệnh mụn rộp do vi rút Herpes simplex tuy 1 có thể lây lan trên diện rộng của da và đôi khi gây nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng da hay còn gọi là chốc lở. Để tránh các biến chứng liên quan này bệnh cần được thảo luận với các chuyên gia da liễu.
-
Ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường không rõ rệt mà sẽ gần giống như triệu chứng của các bệnh dị ứng da thông thường. Chính vì vậy, người bệnh thường chủ quan và không điều trị ngay, dẫn tới tình trạng bệnh trở nặng và khó kiểm soát. Bệnh viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào và ở mỗi đối tượng bị bệnh lại có những biểu hiện phát bệnh khác nhau. Viêm da cơ địa có thể bắt gặp ở những trẻ em sơ sinh mấy tuần tuổi cho tới người trưởng thành và người cao tuổi. Hơn thế nữa, bệnh có nguy cơ tái bệnh nhiều lần chứ khó có thể mất hẳn sau một lần điều trị.
Viêm da cơ địa được chia làm 2 giai đoạn chính đó là: Viêm da cơ địa dạng dị ứng (thông thường sẽ dễ dàng được chữa trị) và giai đoạn viêm da cơ địa bội nhiễm (biến chứng nặng do viêm da cơ địa dị ứng gây ra mà không được điều trị đúng cách, khó điều trị).
Một trong những câu hỏi luôn được rất nhiều người quan tâm chính là “bệnh viêm da cơ địa có lây được không?”
Mặc dù viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý gây tổn thương da trầm trọng và mức độ xuất hiện bệnh ngày càng tăng, tuy nhiên, căn bệnh này đã được kiểm chứng là không lây nhiễm được. Thậm chí, bề mặt da bị bệnh có thể xuất hiện nhiều nốt mủ, vết trầy xước rỉ máu nhưng cũng không thể lây nhiễm cho người khác thông qua việc tiếp xúc. Bệnh viêm da cơ địa không thể lây nhiễm từ người sang người, mặt khác bệnh có thể được di truyền qua nhiều thế hệ, đặc biệt đối với tình trạng cả bố và mẹ của người bệnh đã có tiền sử mắc căn bệnh này. Theo một số nghiên cứu uy tín cho thấy rằng, trong một gia đình nếu cả người bố và người mẹ đều đã từng bị viêm da cơ địa thì khả năng người con sẽ bị bệnh chiếm tới 80%.
-
Bệnh lý này hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là vì yếu tố di truyền, do dị ứng hóa chất hoặc chịu tác động từ môi trường ô nhiễm. Chính vì thế, bạn có thể chủ động phòng bệnh bằng những thói quen sinh hoạt lành mạnh. Đầu tiên, bạn hãy bỏ thói quen gãi trên da, các vi khuẩn có thể tận dụng cơ hội này để xâm nhập vào vùng da bị tổn thương và gây nhiễm trùng. Trong điều kiện thời tiết nóng bức, chúng ta nên lựa chọn trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi và cung cấp đầy đủ ẩm cho làn da nhé!
Đối với những bạn có cơ địa nhạy cảm, tốt nhất chúng ta chỉ sử dụng một loại nước hoa, xà phòng quen dùng, ưu tiên sản phẩm thân thiện với làn da, hạn chế nguy cơ bị kích ứng. Đặc biệt, việc giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, gọn gàng là điều bạn không nên bỏ qua.
Mặc dù bệnh viêm da cơ địa không đe dọa trực tiếp tới sức khỏe song chúng ta không nên coi thường. Nếu gặp bất cứ triệu chứng nào, bạn nên đi khám và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, trẻ nhỏ là đối tượng cần được ưu tiên theo dõi, điều trị cẩn thận nhất. -
Do viêm da cơ địa biểu hiện thành từng đợt sau đó tự thuyên giảm, với thể nhẹ đa số không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngứa và phải gãi nhiều, móng tay dài, nhọn và kém vệ sinh có thể gây nhiễm trùng da. Cấu trúc vùng da bị phá vỡ, lở loét và vết nứt da bị lây nhiễm bởi chủng vi sinh vật thường trú trên da hay cả vi khuẩn ngoại lai. Do đó, khi vết thương trên da lành lặn trở lại có thể để lại Sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ.
Trường hợp bị bội nhiễm thêm virus gây hội chứng Kaposi-juliusberg (hay Eczema herpeticum) khá nặng nề, biểu hiện có sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da, tổn thương nội tạng... tỉ lệ tử vong từ 1-9%. Ngoài ra, do bệnh lý mạn tính kéo dài nhiều năm, nếu điều trị sai, lạm dụng các thuốc bôi hoặc uống có Corticoid có thể dẫn đến tình trạng đỏ da toàn thân. Toàn thân người bệnh đỏ, có thể có những đợt sốt, rét run, ngứa thường xuyên...
Viêm da cơ địa ở vùng da xung quanh mắt làm cho người bệnh khó chịu, ngứa, da quanh mắt thâm do gãi thường xuyên ảnh hưởng đến thẩm mĩ. Do gãi nhiều gây các vết xước trên da có thể nhiễm trùng. Các biến chứng mắt bao gồm chảy nước mắt liên tục, viêm mí mắt và viêm kết mạc. Nếu nghi ngờ biến chứng mắt, cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.