Top 10 Điều cần biết về căn bệnh thuỷ đậu

Bệnh thủy đậu (tiếng anh là chickenpox) hay còn được gọi là trái rạ, phỏng dạ, thường xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể ... xem thêm...

  1. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus thuộc họ Herpesviridae có tên khoa học là Varicella Zoster (VZV). Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh: Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm virus gây bệnh thủy đậu, đặc biệt là trẻ em. Đối với người lớn, tỷ lệ mắc thủy đậu thấp hơn nhưng vẫn có nhiều ca biến chứng nặng, thậm chí gây tử vong do không có kiến thức phòng ngừa và điều trị bệnh.


    Thủy đậu bội nhiễm là hiện tượng nốt thủy đậu mưng mủ, ngứa, đau và lâu lành. Thủy đậu bội nhiễm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ở phủ tạng đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Ngoài ra, thủy đậu bội nhiễm còn có thể dẫn đến hoại tử, lở loét da, gây viêm thanh quản, viêm tai, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu,… Khi những nốt thủy đậu này lặn đi cũng rất dễ để lại sẹo, khó phục hồi.

    Bệnh thuỷ đậu
    Bệnh thuỷ đậu
    Bệnh thuỷ đậu
    Bệnh thuỷ đậu

  2. Bệnh thủy đậu được gây ra bởi virus Varicella Zoster (VZV), một thành viên thuộc họ Herpesviruses, nên VZV có những đặc tính cấu trúc như virus Herpes Simplex. Virus có hình khối cầu với kích thước từ 150 – 200 nm. Phần vỏ ngoài của virus VZV bằng lipid, phần lõi có chứa phân tử ADN chuỗi đôi. Virus có thể tồn tại được vài ngày trong vảy thủy đậu, nhưng cũng rất dễ chết bởi các thuốc sát khuẩn thường dùng.


    Virus VZV xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp trên, rồi nhân lên tại chỗ gây nhiễm virus huyết tiên phát. Sau khi gây nhiễm virus huyết tiên phát, virus VZV tiếp tục nhân lên trong tế bào hệ thống liên võng nội mô gây nhiễm virus huyết thứ phát, lan tràn đến da và niêm mạc. Varicella Zoster là loại virus có khả năng “ngủ lại” trong cơ thể sau lần nhiễm bệnh đầu tiên và sẵn sàng hoạt động trở lại ngay khi có điều kiện thuận lợi.

    Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu
    Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu
    Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu
    Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu
  3. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và lây truyền từ người sang người bằng cách tiếp xúc trực tiếp, lây lan qua không khí từ các giọt nước bọt nhỏ li ti được tiết ra từ đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện) hoặc lây từ các chất dịch ở nốt phỏng.


    Ngoài ra, thủy đậu còn lây truyền gián tiếp qua những đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng. Như việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn mặt, ăn uống chung với người đang bị thủy đậu.


    Nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 90% người chưa có miễn dịch thủy đậu sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc với người bệnh thủy đậu. Ngoài ra, việc tiếp xúc với các vật dụng cá nhân nhiễm virus thủy đậu cũng khiến bệnh lây nhiễm. Bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm trong khoảng thời gian từ 1 – 2 ngày trước khi xuất hiện mụn nước, cho đến lúc các mụn nước khô lại và bong tróc vảy. Ngoài ra, bệnh thủy đậu còn có thể lây truyền từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai bị thủy đậu có thể lây truyền cho thai nhi qua nhau thai hoặc lây sau khi sinh nở.

    Thủy đậu có lây không?
    Thủy đậu có lây không?
    Thủy đậu có lây không?
    Thủy đậu có lây không?
  4. Bệnh thủy đậu thường trải qua qua 4 giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn sẽ có biểu hiện bệnh khác nhau, cụ thể:

    • Giai đoạn ủ bệnh: Đây là giai đoạn virus nhân lên trong cơ thể, thường kéo dài từ 10 – 20 ngày. Người mắc bệnh lúc này không có bất kỳ dấu hiệu gì, rất khó để nhận biết.
    • Giai đoạn khởi phát (phát bệnh): Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ thể,… Đối với những mụn nước, chúng có kích thước vài milimet trong vòng 24 – 48 giờ đầu. Bên cạnh đó, một số trường hợp còn có biểu hiện hạch sau tai, viêm họng.
    • Giai đoạn toàn phát: Những mụn nước xuất hiện toàn thân, mọc kín trên cơ thể. Tuy nhiên, một vài đối tượng còn xuất hiện cả niêm mạc miệng. Điều này gây khó khăn trong việc ăn uống. Bệnh nhân bắt đầu sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, đau đầu,… Các nốt ban bắt đầu gia tăng kích thước. Bệnh nhân cảm thấy khó chịu do ngứa rát, khó chịu. Một số trường hợp nhiễm trùng mụn nước có kích thước lớn, dịch bên trong mụn nước có màu đục do chứa mủ.
    • Giai đoạn hồi phục: Sau từ 7 – 10 ngày phát bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy dần hồi phục trở lại. Trong giai đoạn này cần vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh để nhiễm trùng. Thủy đậu có để lại sẹo rỗ (lõm) sau khi chúng biến mất. Sau khoảng 7 – 10 ngày phát bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy. Điều này là dấu hiệu bệnh tình dần hồi phục. Lưu ý, trong giai đoạn này, việc vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh nhiễm trùng vì các mụn nước không được xử lý cẩn thận sẽ hình thành sẹo.
    Triệu chứng của bệnh thủy đậu
    Triệu chứng của bệnh thủy đậu
    Triệu chứng của bệnh thủy đậu
    Triệu chứng của bệnh thủy đậu
  5. Thủy đậu là bệnh lành tính, chúng vốn sẽ khỏi sau 1 thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, bệnh nào cũng sẽ có những biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp chữa trị đúng cách.


    Các biến chứng của thủy đậu gồm:

    • Nhiễm trùng, gây lở loét các vết mụn nước sau khi vỡ, gây chảy máu bên trong. Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ do không kiêng giữ được như dùng tay để gãi ngứa.
    • Gây viêm não, viêm màng não (xuất hiện sau 1 tuần mọc mụn nước): là biến chứng có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn, tuy nhiên người lớn dễ gặp phải biến chứng này hơn. Các triệu chứng đi kèm gồm sốt cao, hôn mê, co giật, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu. Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
    • Viêm phổi thủy đậu: biến chứng này thường xảy ra ở người trưởng thành, vào ngày thứ 3 - 5 sau khi phát bệnh. Biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, khó thở và tức ngực.
    • Gây viêm thận, viêm cầu thận cấp: các triệu chứng của biến chứng này là tiểu ra máu và suy thận.
    • Phụ nữ mang thai bị bị thủy đậu, mẹ bầu nếu bị thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau khi sinh có thể lây nhiễm thủy đậu từ mẹ sang con, bé có thể bị khuyết tật hoặc tử vong.
    • Gây viêm tai giữa, viêm thanh quản: do các nốt mụn thủy đậu mọc ở khu vực này gây lở loét, nhiễm trùng gây sưng tấy.
    Những biến chứng nguy hiểm của  bệnh thuỷ đậu
    Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thuỷ đậu
    Những biến chứng nguy hiểm của  bệnh thuỷ đậu
    Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thuỷ đậu
  6. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả. Có khoảng 88-98% người đã tiêm phòng vắc xin thủy đậu sẽ tránh được căn bệnh này.


    Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết: “Việc chủng ngừa vắc xin phòng bệnh thủy đậu trước hoặc sau mùa dịch cũng đóng một phần quan trọng, giúp mọi người có kháng thể thích nghi trong cơ thể, chuẩn bị sẵn sàng cho đợt dịch thủy đậu có thể xảy đến. Vì thế, chúng ta cần tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch ít nhất 1 tháng. Tại Việt Nam, mùa bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào tháng 2-6 hằng năm”.


    Tiêm chủng ngừa vắc xin thủy đậu là biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả nhất hiện nay. Chúng không chỉ có tác dụng ở thời điểm ngay sau tiêm mà còn kéo dài trong nhiều năm. Đối với trẻ nhỏ, việc tiêm chủng lại càng quan trọng. Vì thế, cha mẹ cần chú ý và đưa trẻ đến đơn vị y tế để tiêm chủng theo đúng lịch. Lịch tiêm chủng vắc xin phòng thủy đậu:

    • Mũi 1: Tiêm cho trẻ trên 12 tháng tuổi
    • Mũi 2: Tiêm cho trẻ từ 1 – 13 tuổi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng. Đối với trẻ 13 tuổi trở lên, mũi 2 sẽ được tiêm cách mũi 1 một tháng.


    Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây nếu không mong muốn mắc bệnh thủy đậu:

    • Tuyệt đối không trực tiếp tiếp xúc với mụn nước của thủy đậu, nhất là các mụn nước đã bị vỡ.
    • Không sử dụng đồ dùng cá nhân với người đang nhiễm bệnh.
    • Tự cách ly nếu bản thân đang mắc bệnh nhằm tránh lây nhiễm rộng rãi.
    • Vệ sinh mụn nước đúng cách bằng nước muối sinh lý hoặc làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
    • Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để năng cao sức khỏe, tránh mệt mỏi.
    • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tuyệt đối không mặc trang phục gò bó, bởi vì điều này sẽ cọ xát vào mụn nước, khiến chúng bị vỡ và lan rộng diện tích tổn thương.
    • Trao đổi với bác sĩ nếu chẳng may chưa biết chính xác cách chăm sóc và vệ sinh vùng da bị tổn thương do thủy đậu.
    Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu
    Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu
    Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu
    Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu
  7. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh thủy đậu đều tương đối nhẹ và sẽ khỏi sau 5 đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh có thể trở nên nghiêm trọng, thậm chí có những trường hợp đe dọa tính mạng.


    Trẻ sơ sinh, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và những người bị suy giảm hệ miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu cao. Các biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng đối với những đối tượng này khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các biến chứng nguy hiểm cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ bệnh nhân thuỷ đậu nào và không có phương pháp dự đoán các biến chứng này.


    Một lý do nữa nên tiêm phòng thuỷ đậu là bệnh lý này rất dễ truyền nhiễm và nếu không có thuốc chủng ngừa, bệnh thủy đậu có thể lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc qua không khí khi bệnh nhân hắt hơi hoặc ho. Ngoài ra, bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với chất dịch từ các mụn nước thủy đậu. Bệnh thủy đậu gây phát ban ngứa, thường hình thành từ rất nhiều mụn nước trên toàn bộ cơ thể, gây đau đầu, ho. Do đó, một số trường hợp diễn tiến nhẹ nhưng bệnh nhân vẫn sẽ cảm thấy không thoải mái trong giai đoạn bệnh.

    Tại sao cần tiêm phòng thủy đậu?
    Tại sao cần tiêm phòng thủy đậu?
    Tại sao cần tiêm phòng thủy đậu?
    Tại sao cần tiêm phòng thủy đậu?
  8. Bất kỳ ai có bệnh lý nền nên đợi đến khi bệnh thuyên giảm trước khi tiêm. Ngoài ra, nếu bạn có phản ứng dị ứng với mũi tiêm đầu tiên, bạn không nên tiêm phòng thủy đậu mũi thứ hai.


    Những trường hợp khác không nên tiêm phòng thủy đậu bao gồm:

    • Phụ nữ có thai.
    • Người dị ứng với gelatin.
    • Người dị ứng với neomycin.
    • Người bị suy giảm hoặc ức chế hệ thống miễn dịch.
    • Đang dùng steroid liều cao.
    • Đang được điều trị ung thư bằng tia X, thuốc hoặc hóa trị.
    • Được truyền máu trong vòng năm tháng trước khi tiêm.
    • Một số chống chỉ định khác tuỳ theo nhà sản xuất vaccine.
    Những ai không nên tiêm phòng thủy đậu?
    Những ai không nên tiêm phòng thủy đậu?
    Những ai không nên tiêm phòng thủy đậu?
    Những ai không nên tiêm phòng thủy đậu?
  9. Tuỳ độ tuổi và loại vaccine Vaccine chủng ngừa thủy đậu được tiêm hai liều theo phác đồ của Bộ Y tế.


    Đối với vaccine ngừa thuỷ đậu của Mỹ hoặc Hàn Quốc, khuyến cáo lịch tiêm chủng như sau:

    Lịch tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi:

    • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
    • Khuyến cáo mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 3 tháng hoặc mũi 2 lúc trẻ 4-6 tuổi.

    Lịch tiêm cho trẻ từ 13 tuổi và người lớn:

    • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
    • Mũi 2: Cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

    Đối với vaccine ngừa thuỷ đậu của Bỉ, khuyến cáo lịch tiêm chủng như sau:

    Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi:

    • Mũi 1: Là mũi tiêm lần đầu tiên.
    • Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 3 tháng.

    Trẻ từ 13 tuổi và người lớn:

    • Mũi 1: là mũi tiêm lần đầu tiên.
    • Mũi 2: sau mũi 1 ít nhất là 1 tháng (không tiêm trước 4 tuần trong bất cứ hoàn cảnh nào).

    Có đến 90% những người được chủng ngừa sẽ không bị thủy đậu. Những trường hợp mắc thường chỉ bị nhẹ và nhanh chóng hồi phục.

    Cần bao nhiêu mũi thuốc chủng ngừa thủy đậu?
    Cần bao nhiêu mũi thuốc chủng ngừa thủy đậu?
    Cần bao nhiêu mũi thuốc chủng ngừa thủy đậu?
    Cần bao nhiêu mũi thuốc chủng ngừa thủy đậu?
  10. Quý phụ huynh không nên tự ý áp dụng những mẹo vặt dân gian khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Thay vào đó, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị.


    Vậy, khám bệnh thủy đậu ở bệnh viện nào uy tín? Hãy tham khảo những gợi ý được chia sẻ dưới đây của Toplist:

    • Bệnh viện Quốc tế City
    • Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
    • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
    • Bệnh viện Đa khoa Thiện Nhân
    • Khoa Da liễu – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
    • ....
    Địa chỉ khám chữa bệnh thủy đậu đáng tin cậy
    Địa chỉ khám chữa bệnh thủy đậu đáng tin cậy
    Địa chỉ khám chữa bệnh thủy đậu đáng tin cậy
    Địa chỉ khám chữa bệnh thủy đậu đáng tin cậy




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy