Top 8 Điều cần biết về Bệnh tự kỷ ở trẻ

Phương Kem 47 0 Báo lỗi

Tự kỷ là một rối loạn phổ biến, ước tính có khoảng khoảng 1% dân số thế giới mắc (62,2 triệu người trên toàn cầu) vào năm 2015. Cũng như các rối loạn sức khỏe ... xem thêm...

  1. Tự kỷ là một tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài.

    Biểu hiện chung của bệnh tự kỷ bao gồm những khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực là kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường. Bên cạnh đó trẻ thường có rối loạn cảm giác. Nhiều trẻ tự kỷ có kèm theo tăng động và trí tuệ kém.

    Bệnh tự kỷ trẻ em được cho là bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần kinh (như có thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh) do có những gen bất thường. Tuy nhiên những vấn đề nêu trên vẫn đang là giả thuyết.

    Tỉ lệ chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên với tần suất gặp 1/100 trẻ, trong đó tự kỷ điển hình chiếm 16,8%. Trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần.

    Tự kỷ là gì ?
    Tự kỷ là gì ?
    Tự kỷ là gì ?
    Tự kỷ là gì ?

  2. Thực tế, trẻ bị tự kỷ nhẹ thường khó xác định thông qua hành vi. Đa phần các trẻ này có khả năng trí tuệ bình thường hoặc trên mức trung bình, một số ít có năng khiếu trí nhớ chụp hình, trí nhớ máy móc cao nên dễ nhầm tưởng trẻ thông minh. Bên cạnh đó, các bé tự kỷ nhẹ vẫn biết nói, nên rất khó để ba mẹ nhận biết.


    Tuy nhiên, một dấu hiệu về giảm khả năng tương tác có thể giúp nhận biết chứng tự kỷ nhẹ của trẻ, đó là trẻ thiếu khả năng kết nối với những trẻ em đồng trang lứa, hay thích chơi một mình hoặc chỉ là chạy đùa vận động theo bạn. Những trẻ này vẫn có mối quan hệ thân thiết với ba mẹ, anh chị và người thân trong gia đình nhưng thường là bám vào một người theo thứ tự ưu tiên. Ba mẹ thường chỉ nghĩ rằng đó là bản tính của đứa trẻ. Về ngôn ngữ trẻ vẫn nói được nhưng cách diễn đạt câu nói đơn giản, hỏi trẻ chỉ biết kể lại sự việc sơ sài, nói theo thụ động, đối đáp hội thoại kém, hay nói nhắc lại một vài mẫu câu...Ba mẹ thấy con vẫn quí người thân, vẫn hiểu lời hiểu mệnh lệnh quen thuộc, vẫn chạy đùa theo bạn nên thường cho là trẻ phát triển bình thường.


    Nếu quan sát và theo dõi thấy gọi tên trẻ ít đáp lại ngay, hay đòi làm theo ý mình, hay chơi một mình lâu, ít khoe thứ thích, ít hợp tác chia sẻ với bạn, cách chơi đồ chơi đơn điệu lặp lại, không biết trò chơi giả vờ tưởng tượng, không biết tham gia trò chơi tập thể... Trẻ thường có một vài thói quen khó thay đổi, giảm tập trung chú ý khi ba mẹ nói với trẻ nhứng nếu nói điều gì đúng ý thì trẻ chú ý ngay...Kết hợp nhiều biểu hiện trên nhưng ở mức độ nhẹ thì ba mẹ nên lưu ý khả năng con mắc chứng tự kỷ nhẹ mà nếu cho con đi khám các nhà chuyên môn có thể xếp các dấu hiệu này vào rối loạn phổ tự kỷ.


    Như vậy, những dấu hiệu điển hình của hội chứng tự kỷ nhẹ là sự chậm phát triển trong các kỹ năng tương tác xã hội, khả năng ngôn ngữ giao tiếp kém, hành vi làm theo ý mình. Mặc dù việc nhận biết và xác định những triệu chứng tự kỷ nhẹ ở trẻ em là một điều chẳng dễ dàng nhưng nếu ba mẹ nghi ngờ con em mình đang có các dấu hiệu như trên thì nên đến gặp các chuyên gia để sớm tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết, hạn chế những tác hại của chứng tự kỷ về sau này.Trong thực tế việc ba mẹ phát hiện ra trẻ bất thường là khi trẻ đã sau 3 tuổi, hoặc giáo viên mẫu giáo nhắc nhở thì gia đình mới lưu ý cho đi khám.

    Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ
    Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ
    Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ
    Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ
  3. Ngày nay, số trẻ em mắc bệnh tự kỉ ngày càng tăng lên (cứ 1.000 trẻ thì có 2 - 5 trẻ bị tự kỷ), điều này khiến các bà mẹ cảm thấy lo lắng. Bệnh phổ biến như vậy, nhiều trẻ mắc như vậy, nhưng họ lại không hiểu rõ về căn bệnh tự kỉ, thành ra việc phát hiện phòng tránh bệnh khá khó khăn. Vậy nguyên nhân trẻ tự kỉ là gì?


    Mặc dù đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra chứng tự kỷ ở trẻ nhưng có một số nhận định cho rằng, trẻ bị tự kỷ có thể là do:

    • Sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra, tổn thương não bộ
    • Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc thường xuyên với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy... làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra.
    • Yếu tố môi trường không thuận lợi làm tăng nguy cơ tự kỷ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm...
    Nguyên nhân gây ra tự kỷ
    Nguyên nhân gây ra tự kỷ
    Nguyên nhân gây ra tự kỷ
    Nguyên nhân gây ra tự kỷ
  4. Yếu tố nguy cơ làm cho bệnh tự kỷ nặng lên:

    • Gia đình ít dành thời gian dạy trẻ
    • Cho trẻ xem tivi quá nhiều
    • Ít cho trẻ được tiếp xúc và chơi với những trẻ khác

    5 dấu hiệu chỉ báo nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ là:

    • Khi 12 tháng trẻ không nói bập bẹ
    • Khi 12 tháng trẻ vẫn chưa biết chỉ ngón tay hoặc không có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp
    • Khi 16 tháng trẻ chưa nói từ đơn
    • Khi 24 tháng trẻ chưa nói được câu 2 từ hoặc nói chưa rõ
    • Trẻ bị mất đi kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội đã có ở bất kỳ lứa tuổi nào
    Đối tượng nguy cơ bệnh Tự kỷ ở trẻ em
    Đối tượng nguy cơ bệnh Tự kỷ ở trẻ em
    Đối tượng nguy cơ bệnh Tự kỷ ở trẻ em
    Đối tượng nguy cơ bệnh Tự kỷ ở trẻ em
  5. Tự kỷ nhẹ ở trẻ là mức độ nếu được can thiệp sớm sẽ giúp trẻ có khả năng hòa nhập tốt so với tự kỷ nặng và điển hình. Tuy nhiên nếu không tác động tích cực cho trẻ sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước được, chẳng hạn như:

    • Khiến trẻ rất khó hoặc không thể hòa nhập được vào xã hội và cộng đồng xung quanh mình, giảm khả năng giao tiếp, rất ngại khi phải tiếp xúc với người khác, trẻ trở nên thụ động, thu mình lại, dễ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
    • Trẻ tự kỷ không có các phản ứng bình thường như những đứa trẻ khác đồng trang lứa, đôi khi còn trở nên vô cảm, mất luôn phản ứng. Một số trường hợp, trẻ có thể thực hiện nhiều hành vi bột phát không tự kiểm soát được, gây hại cho bản thân, tự làm tổn thương thân thể mình.
    • Trẻ tự kỷ nhẹ nếu không được giải quyết sớm và chăm sóc đặc biệt, sẽ không thể phát triển toàn diện trong tương lai.
    • Tuy chứng tự kỷ nhẹ không thể chữa khỏi hoàn toàn được nhưng các nhà chuyên môn cùng ba mẹ có thể giúp trẻ khắc phục được. Đặc biệt, nếu được giải quyết sớm, trẻ mắc chứng tự kỷ nhẹ vẫn có thể đến trường học và có một cuộc sống bình thường, hạnh phúc.
    Tác hại của tự kỷ dạng nhẹ đối với bé
    Tác hại của tự kỷ dạng nhẹ đối với bé
    Tác hại của tự kỷ dạng nhẹ đối với bé
    Tác hại của tự kỷ dạng nhẹ đối với bé
  6. Hiện chưa có thuốc điều trị. Trẻ em tự kỷ lớn lên vẫn là một người tự kỷ mà nhiều người trong số đó cần chăm sóc và giám sát suốt đời. Song vẫn còn có hy vọng: Bệnh viện tâm thần ban ngày với mạng lưới các nhóm tổ chức xã hội được liên kết có thể giúp người tự kỷ phát triển được các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội của họ để họ có thể sống độc lập hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ.


    Trẻ em tự kỷ cần phải được chẩn đoán sớm để được giáo dục đặc biệt và can thiệp sớm. Chẩn đoán và can thiệp sớm có tầm quan trọng đặc biệt để trẻ có cơ hội phát triển tiềm năng sẵn có và đây cũng là công việc đảm bảo cho các nhu cầu đặc biệt của trẻ được nhận diện và đáp ứng.

    Tự kỷ có chữa được không?
    Tự kỷ có chữa được không?
    Tự kỷ có chữa được không?
    Tự kỷ có chữa được không?
  7. Trẻ tự kỷ nhẹ nếu không được phát hiện chữa trị sớm và nhận sự chăm sóc đặc biệt thì trung bình chỉ có khoảng 20% các trẻ có thể nói và học được nhưng đương nhiên quá trình này sẽ khó khăn hơn, đặc biệt trong quan hệ xã hội, giao tiếp, kết bạn. Còn lại 80% các trẻ tự kỷ nhẹ tiếp tục trưởng thành và trở thành người lớn mắc hội chứng tự kỷ, kèm theo đó là biểu hiện chậm phát triển về cả tâm thần, cảm xúc, trí tuệ, đôi khi còn đi kèm triệu chứng động kinh, trầm cảm, lo âu, ám ảnh...làm giảm khả năng thích ứng, khó hòa nhập xã hội.


    Tuy nhiên, nếu như trẻ tự kỷ nhẹ được kiểm tra, phát hiện và can thiệp sớm thì sự phát triển của trẻ vẫn có thể diễn ra tương đối bình thường, trẻ có thể hòa nhập được với cộng đồng xã hội. Trong trường hợp nặng hơn thì các biện pháp can thiệp và chăm sóc lúc này chỉ có thể giúp trẻ cải thiện phần nào để biết cách giao tiếp hơn.


    Chính vì vậy, trẻ tự kỷ rất cần tình yêu thương và sự quan tâm từ ba mẹ và người thân. Đừng mặc cảm, không chủ quan, không bỏ rơi trẻ. Và cũng đừng để cho ai kỳ thị trẻ. Ba mẹ hãy kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, luôn ở bên con và giành thời gian dạy con, có sự quan tâm đặc biệt của mình để giúp con chiến thắng tự kỷ.


    Bên cạnh đó, tự kỷ dù nhẹ hay nặng cũng là tổng hợp của các hội chứng, tình trạng suy giảm nhận thức, tương tác xã hội, ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp, vì vậy công việc chữa trị cần một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ cùng với những phương pháp khoa học từ chuyên gia. Sự phối hợp chặt chẽ của cả cha mẹ, gia đình, giáo viên, cộng đồng.. thì mới có thể mang lại hiệu quả tốt, chứ không thể chỉ dùng thuốc chữa trị như các bệnh khác.


    Ngoài ra, quý phụ huynh cần phải theo dõi tình trạng tự kỷ của con em một cách kỹ càng, trao đổi với nhà chuyên môn như bác sĩ, cán bộ tâm lý, giáo viên mẫu giáo và chuyên biệt, thực hiện đúng theo những lời khuyên và hướng dẫn trị liệu về việc chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ nhẹ, để từ đó hỗ trợ trẻ tốt hơn trong suốt chặng đường sắp tới mà trẻ phải đi.

    Cách chăm sóc trẻ tự kỷ nhẹ
    Cách chăm sóc trẻ tự kỷ nhẹ
    Cách chăm sóc trẻ tự kỷ nhẹ
    Cách chăm sóc trẻ tự kỷ nhẹ
  8. Khám thai thường quy có thể phát hiện sớm các bệnh lý của bà mẹ và tình trạng bất thường của thai gây tổn thương não của trẻ. Nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế xã, huyện, tỉnh là biện pháp tích cực nhất nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ tổn thương não.


    Khám trẻ khoẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh có nguy cơ cao thường quy hàng quý trong 24 tháng đầu đời có thể phát hiện sớm các rối loạn phát triển trong đó có tự kỷ.


    Muốn chăm sóc trẻ tốt, muốn trẻ phát triển tốt và tránh mắc bệnh thì cần hiểu rõ về bệnh tự kỉ – nguyên nhân trẻ tự kỉ và cách phòng tránh và từ đó có chế độ chăm sóc trẻ tốt, phòng tránh bệnh tự kỉ.

    Phòng ngừa tự kỷ ở trẻ em
    Phòng ngừa tự kỷ ở trẻ em
    Phòng ngừa tự kỷ ở trẻ em
    Phòng ngừa tự kỷ ở trẻ em



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy