Top 9 Điều cần biết về dị ứng sữa ở trẻ

Sữa là một trong số những nguyên nhân phổ biến gây dị ứng cho bé. Để giúp các mẹ hiểu hơn về dị ứng sữa, hôm nay Toplist sẽ tổng hợp giúp các mẹ những điều ... xem thêm...

  1. Dị ứng là phản ứng phòng vệ của hệ thống miễn dịch của cơ thể lên một vật thể lạ (trong trường hợp này là các protein trong sữa). Điều này có nghĩa khi trẻ uống sữa, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ nhầm các protein là các kháng thể lạ gây hại cho cơ thể và bắt đầu hoạt động để chống lại chúng, gây nên các biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ.


    Tương tự cơ thể trẻ sẽ khó hấp thu các protein có trong sữa bột công thức, đi kèm là các phản ứng dị ứng nên trẻ có thể bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng. Tùy thuộc vào dấu hiệu bé dị ứng sữa công thức mà ta xác định mức độ nghiêm trọng của phản ứng. Thông thường trẻ bị dị ứng với protein trong sữa bò cũng sẽ phản ứng với các loại protein trong sữa cừu và sữa dê.

    Dị ứng sữa là gì?
    Dị ứng sữa là gì?
    Dị ứng sữa là gì?
    Dị ứng sữa là gì?

  2. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị dị ứng với sữa. Tuy nhiên, lứa tuổi bị dị ứng nhiều nhất là trẻ dưới 1 tuổi (khoảng 2-3% trẻ nhỏ). Một số trẻ sau khi lớn vẫn còn mắc phải tình trạng này.


    Khi trẻ em bị dị ứng với sữa, điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức với lượng protein trong sữa. Khi bé uống sữa, hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm các protein là các kháng thể lạ gây hại cho cơ thể nên bắt đầu hoạt động để chống lại chúng.


    Trẻ em thường có biểu hiện dị ứng sữa trong tuần đầu tiên sau khi uống sữa. Các bé được bú sữa mẹ thường ít có nguy cơ bị dị ứng hơn các trẻ uống sữa bột. Tuy nhiên, trẻ uống sữa mẹ cũng có thể gặp phải dị ứng nếu trong khẩu phần dinh dưỡng của mẹ tại thời điểm cho con bú có các thành phẩn tương tự.


    Dị ứng với sữa bò khác với chứng không dung nạp lactose khi cơ thể không thể tiêu hóa sữa. Một vài trẻ có thể bị dị ứng sữa bò ngay sau khi uống, một vài trường hợp khác có thể phản ứng sau khoảng vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng năng của sốc phản vệ như co giật, hôn mê, đau bụng dữ dội, tím tái.

    Bản chất của dị ứng sữa ở trẻ
    Bản chất của dị ứng sữa ở trẻ
    Bản chất của dị ứng sữa ở trẻ
    Bản chất của dị ứng sữa ở trẻ
  3. Ước tính có từ 10 - 30% trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi bị dị ứng với sữa bột công thức. Từ 1 tuổi trở lên tình trạng trẻ dị ứng với sữa công thức sẽ giảm xuống dần, và khi trẻ từ 3 tuổi trở lên thì có đến 75% trẻ không còn bị dị ứng với sữa. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp trẻ sẽ bị dị ứng với sữa suốt đời.


    Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác vì sao trẻ bị dị ứng sữa công thức. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy trẻ bị dị ứng sữa công thức có thể là do di truyền từ cha mẹ. Nếu mẹ hoặc cha đã từng dị ứng với sữa bột lúc còn nhỏ thì có khoảng 50 - 80% cơ hội trẻ cũng thừa hưởng những biểu hiện tương tự.


    Ngoài ra, cách xuất hiện các bệnh dị ứng còn phụ thuộc vào cơ địa, môi trường sống và chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Các biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ thường là tổng hợp của nhiều triệu chứng và các triệu chứng này sẽ tăng lên nếu trẻ vẫn tiếp tục được dùng loại sữa gây dị ứng.

    Nguyên nhân dị ứng sữa
    Nguyên nhân dị ứng sữa
    Nguyên nhân dị ứng sữa
    Nguyên nhân dị ứng sữa
  4. Khi dị ứng xảy ra, trẻ có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau với từng mức độ từ nhẹ đến nặng. Trong đó, tiêu hóa, da và hô hấp là những cơ quan bị tác động nhiều nhất. Các triệu chứng đa dạng, thường không đặc hiệu nên có thể dễ bị bỏ sót, nhất là ở trẻ nhỏ:

    • Đường tiêu hóa: Trẻ sơ sinh bú giảm, ọc sữa, quấy khóc hay tiêu máu là những triệu chứng thường gặp. Trẻ lớn có thể tiêu chảy hay táo bón, đau bụng, tiêu máu, khó nuốt. Nếu tình trạng kéo dài, trẻ có thể xanh xao do thiếu máu thiếu sắt và chậm tăng cân.
    • Nhận biết qua da: Là một trong những triệu chứng thường gặp nhất. Trẻ thường nổi mẩn đỏ từng mảng gồ trên da khắp cơ thể và rất ngứa. Nặng hơn, trẻ có thể sưng phù mắt và môi.
    • Hô hấp: Trẻ có thể ngứa mũi, chảy nước mũi, ho khan. Nếu dị ứng nặng, trẻ có thể khó thở, tím tái.
    • Buồn nôn, nôn ra sữa: Trẻ sơ sinh thường có trớ lượng ít sữa khi ăn nhưng nếu trẻ nôn trớ ngoài giờ ăn thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Triệu chứng trào ngược, thể hiện bởi hiện tượng nôn và khó nuốt, có thể là biểu hiện của bệnh dị ứng.
    • Trẻ cáu gắt, quấy khóc: Nếu trẻ đột nhiên khóc kéo dài, quấy khóc không dứt cơn thì có thể là do đau bụng do bị dị ứng protein trong sữa bột công thức.

    Dị ứng sữa có những biểu hiện khác nhau vào những thời điểm khác nhau và còn tùy thuộc vào cơ địa của bé. Một vài trường hợp chỉ có những biểu hiện nhẹ và ảnh hưởng đến một vài bộ phận trên cơ thể như nổi mề đay trên da, đau họng. Tuy nhiên trường hợp nặng trẻ có thể bị sốc phản vệ với các dấu hiệu: Co giật, đau bụng dữ dội, tím tái, cơ thể hoặc chân tay mềm nhũn, hôn mê bất tỉnh...Đây là những dấu hiệu có thể đe dọa tính mạng nên cha mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay lập tức để điều trị kịp thời.

    Biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ
    Biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ
    Biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ
    Biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ
  5. Hệ miễn dịch của cơ thể có thể xem protein trong sữa là có hại nên sẽ tăng cường sản xuất kháng thể IgF khống chế các protein này.


    Sau này nếu các protein sữa gây dị ứng lại tiếp tục xuất hiện trong cơ thể thì cơ thể sẽ nhanh chóng nhận diện bởi kháng thể IgE đồng thời hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng sẽ được kích hoạt, giải phóng histamin và các chất trung gian hóa học khác, gây tình trạng dị ứng trên lâm sàng với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng.

    Cơ chế dị ứng sữa
    Cơ chế dị ứng sữa
    Cơ chế dị ứng sữa
    Cơ chế dị ứng sữa
  6. Dị ứng sữa rất phổ biến khiến nhiều người chủ quan không coi trọng việc điều trị, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng như đe dọa đến tính mạng của người bị dị ứng. Đối tượng nguy cơ bị dị ứng như:

    • Dị ứng sữa xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Nguy cơ dị ứng sữa sẽ giảm dần khi hệ tiêu hóa trưởng thành.
    • Trẻ có cơ địa dị ứng với bất kỳ một tác nhân nào đều là đối tượng nguy cơ của dị ứng sữa.
    • Trẻ bị viêm da dị ứng mạn tính có nhiều khả năng dị ứng với sữa.
    • Tiền sử gia đình: nguy cơ dị ứng ở trẻ sẽ tăng lên nếu trong gia đình có người bị dị ứng sữa, đặc biệt là bố, mẹ có tiền sử dị ứng thực phẩm, chàm, mề đay, hen phế quản…
    Đối tượng nguy cơ dị ứng sữa
    Đối tượng nguy cơ dị ứng sữa
    Đối tượng nguy cơ dị ứng sữa
    Đối tượng nguy cơ dị ứng sữa
  7. Nếu không may trẻ có phản ứng mạnh mẽ với sữa công thức, mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ địa trẻ quá mẫn cảm, thì cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn đầu.


    Trong trường hợp không có sữa mẹ thì có thể cho trẻ dùng sữa công thức, tuy nhiên cần chú ý cho trẻ bú từng chút một để xem trẻ có bị dị ứng với loại sữa đó không. Nếu thấy an toàn thì cha mẹ có thể điều chỉnh tăng dần lượng sữa ở những lần tiếp theo.


    Lưu ý: Với những trẻ bị dị ứng với sữa bò thì có nhiều khả năng trẻ cũng sẽ bị dị ứng với các loại thực phẩm khác (sữa dê, sữa đậu nành...). Do vậy trong giai đoạn ăn dặm của trẻ, cha mẹ nên chú ý thêm đến vấn đề này, cần đến gặp bác sỹ chuyên gia Dị ứng để được tư vấn về chế độ ăn phù hợp cho trẻ.


    Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể đưa trẻ đi tầm soát dị ứng bằng cách test lấy da và xét nghiệm máu. Việc không phát hiện tình trạng dị ứng sữa ở trẻ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, sức khỏe lâu dài của trẻ.

    Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng sữa
    Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng sữa
    Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng sữa
    Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng sữa
  8. Khai thác triệu chứng lâm sàng, bệnh sử, tiền sử dị ứng: Sau khi thu thập thông tin, các bác sĩ sẽ có hướng chẩn đoán bệnh và chỉ định xét nghiệm phù hợp để chắc chắn về chẩn đoán.

      Các xét nghiệm dị ứng cần thực hiện:

      • Thử nghiệm chích da: nếu vùng da thử nghiệm sưng, đỏ trong vòng 15-20 phút, thì chứng tỏ đã xảy ra phản ứng dị ứng sữa.
      • Xét nghiệm máu: nhằm tìm kiếm kháng thể IgE – loại kháng thể được tạo ra khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

      Xét nghiệm thành phần: Đây là một loại xét nghiệm máu mới, người bệnh được thử nghiệm với các protein đặc biệt có trong sữa như casein, whey, lactalbumin. Điều này có thể giúp xác định nguy cơ dị ứng với các thành phần của sữa.


      Thử nghiệm thực phẩm: Chỉ khi điều kiện cấp cứu đầy đủ mới nên thực hiện thử nghiệm thực phẩm.

      Các biện pháp chẩn đoán bệnh dị ứng sữa
      Các biện pháp chẩn đoán bệnh dị ứng sữa
      Các biện pháp chẩn đoán bệnh dị ứng sữa
      Các biện pháp chẩn đoán bệnh dị ứng sữa
    • Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa dị ứng thực phẩm, nhưng bạn có thể ngăn ngừa các phản ứng bằng cách tránh thực phẩm gây ra dị ứng, cha mẹ có thể cân nhắc một số loại sữa công thức áp dụng công nghệ mới: Sữa thủy phân chất đạm (protein) một phần hoặc toàn phần để phù hợp với cơ thể của trẻ nhỏ.


      Các lựa chọn thay thế sữa cho trẻ sơ sinh

      Ở những trẻ bị dị ứng với sữa, cho con bú và sử dụng sữa công thức ít gây dị ứng có thể ngăn ngừa các phản ứng dị ứng.

      • Cho trẻ bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh của bạn. Nên cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt, đặc biệt nếu trẻ sơ sinh của bạn có nguy cơ cao bị dị ứng sữa.
      • Sữa công thức ít gây dị ứng được sản xuất bằng cách sử dụng các enzym để phân hủy (thủy phân) protein sữa, chẳng hạn như casein hoặc whey. Quá trình xử lý tiếp theo có thể bao gồm nhiệt và lọc. Tùy thuộc vào mức độ chế biến của chúng, các sản phẩm được phân loại là thủy phân một phần hoặc toàn bộ. Hoặc chúng cũng có thể được gọi là công thức nguyên tố.

      Một số công thức ít gây dị ứng không phải là sữa, mà thay vào đó chứa các axit amin. Bên cạnh các sản phẩm được thủy phân rộng rãi, các công thức dựa trên axit amin ít có khả năng gây ra phản ứng dị ứng nhất.

      • Sữa công thức làm từ đậu nành dựa trên protein đậu nành thay vì sữa. Sữa công thức từ đậu nành được bổ sung để hoàn thiện về mặt dinh dưỡng - nhưng thật không may, một số trẻ bị dị ứng sữa cũng bị dị ứng với đậu nành.

      Nếu bạn đang cho con bú và con bạn bị dị ứng với sữa, các protein sữa bò truyền qua sữa mẹ của bạn có thể gây ra phản ứng dị ứng. Bạn có thể cần phải loại trừ khỏi chế độ ăn uống của mình tất cả các sản phẩm có chứa sữa. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn biết - hoặc nghi ngờ - rằng con bạn bị dị ứng sữa và xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng sau khi cho con bú.


      Nếu bạn hoặc con bạn đang ăn kiêng không có sữa, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn lập kế hoạch cho các bữa ăn cân bằng dinh dưỡng. Bạn hoặc con bạn có thể cần phải uống bổ sung để thay thế canxi và các chất dinh dưỡng có trong sữa, chẳng hạn như vitamin D và riboflavin.

        Phòng ngừa
        Phòng ngừa
        Phòng ngừa
        Phòng ngừa



      Công Ty cổ Phần Toplist
      Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
      Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
      Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
      Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy