Top 10 Bệnh tâm thần thường gặp nhất tại Việt Nam
Bệnh tâm thần được định nghĩa là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. ... xem thêm...Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức,... bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh. Ngày nay, các loại bệnh tâm thần ngày càng trở nên phổ biến, số lượng bệnh nhân thuộc chuyên khoa Tâm thần ngày càng tăng. Sau đây, mời bạn đọc cùng toplist điểm qua danh sách những bệnh tâm thần thường gặp nhất tại Việt Nam hiện nay.
-
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người, giúp con người được nghỉ ngơi sau những khoảng thời gian làm việc và học tập. Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể bao gồm ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ và vẫn có thể cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ có thể gây tình trạng mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống.
Trung bình một người bình thường ngủ từ 7- 8 tiếng/ngày trong đó giấc ngủ phải đảm bảo đủ về thời gian, đủ sâu và cảm thấy thỏa mái khỏe khoắn sau khi thức dậy. Mất ngủ bao gồm: Mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính. Mất ngủ mạn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài trong vòng ít nhất là 1 tháng. Mất ngủ cấp tính là mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng. Bị mất ngủ là tình trạng phổ biến hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến người già và còn gặp ở những người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những thay đổi về thói quen ngày hàng ngày có thể giúp cải thiện giấc ngủ trên một số đối tượng.
-
Suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng của não bộ và một số trung khu nằm dưới vỏ não do làm việc quá tải hay chịu nhiều áp lực, căng thẳng dẫn đến suy nhược. Suy nhược thần kinh xảy ra mọi lứa tuổi ở nam và nữ. Suy nhược thần kinh nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời sẽ gây ra hệ lụy khôn lường như trầm cảm, mất trí nhớ, rối loạn thần kinh, tâm thần...
Nếu bạn còn trẻ tuổi, chắc chắn căn bệnh suy nhược thần kinh đang ảnh hưởng tới cuộc sống, tương lai còn đang dang dở. Bạn vẫn còn phải đi làm, lo cho vợ chồng, con cái… Nhưng từ khi mắc căn bệnh suy nhược thần kinh, bạn chưa từng được hưởng cuộc sống trọn vẹn, thậm chí còn là lỗi lo lắng cho chính bản thân và gia đình. Nếu bạn ở độ tuổi ngoài 50, đáng nhẽ phải có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc bên con cháu. Thế nhưng, căn bệnh suy nhược thần kinh lại trở thành gánh nặng cho con cái, phục vụ bạn từng bữa ăn, giấc ngủ, sinh hoạt hàng ngày cần có người bên cạnh. -
Rối loạn tâm thần do rượu bao gồm các bệnh như nhiễm độc rượu, loạn thần do rượu, hội chứng cai rượu,... Hiện nay, số người nghiện rượu ở nước ta ngày càng tăng nên số bệnh nhân bị rối loạn tâm thần do rượu cũng tăng lên đáng kể. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 30 - 50 tuổi. Những triệu chứng của bệnh có liên quan trực tiếp đến rượu. Người bị rối loạn tâm thần do rượu thường kèm theo một số bệnh cơ thể khác nhưsuy kiệt, thiếu máu, viêm gan, xơ gan, viêm dạ dày,...
Rối loạn tâm thần gồm các ảo giác kéo dài, chủ yếu là ảo thị, ảo thanh, không có mê sảng, thường xuất hiện trong vòng 2 ngày khi những người lệ thuộc rượu ngưng uống rượu. Loạn thần rượu có thể kéo dài mãn tính và bệnh cảnh lâm sàng gần giống tâm thần phân liệt. Đây là trạng thái hiếm gặp, tỷ lệ mắc của nam/nữ là 4/1, thường gặp ở những người có tiền sử uống rượu trên 10 năm.
Rượu có khả năng ức chế hệ thần kinh, gây dung nạp chéo. Với nồng độ rượu 0,05% trong máu, quá trình suy nghĩ và phán đoán sẽ trở nên lỏng lẻo hoặc ngưng trệ. Ở nồng độ rượu 0,1% trong máu, các cử động tự ý trở nên vụng về. Ngộ độc rượu khi nồng độ rượu trong máu ở mức 0,1 - 0,15%. Ở nồng độ 0,2%, chức năng toàn bộ vùng vận động của não bị ức chế. Ở mức 0,3%, người bệnh bị lú lẫn và hôn mê. Từ 0,4 – 0,5%, bệnh nhân rơi vào hôn mê. Rượu có thể gây rối loạn tâm thần. Rối loạn tâm thần do sử dụng rượu có thể do ngộ độc rượu cấp tính hoặc do ngộ độc rượu mạn tính (nghiện rượu). -
Rối loạn sử dụng chất là một loại rối loạn liên quan đến sử dụng chất liên quan đến một mô hình hành vi bệnh lý, trong đó bệnh nhân tiếp tục sử dụng một chất mặc dù gặp phải những vấn đề đáng kể liên quan đến việc sử dụng chất đó. Có thể có biểu hiện sinh lý, bao gồm cả sự thay đổi trong hệ thống dẫn truyền của não bộ.
Các chất có liên quan thường nằm trong danh sách 10 nhóm chất thường gây rối loạn liên quan đến sử dụng chất. Những chất này đều hoạt hóa trực tiếp hệ thống tưởng thưởng của não bộ và tạo ra cảm giác thoải mái. Việc hoạt hóa có thể rất mãnh liệt đến nỗi các bệnh nhân thèm nhớ một cách mãnh liệt và bỏ bê các hoạt động thường ngày để có được và sử dụng chất đó.
Các thuật ngữ phổ biến "nghiện", "lạm dụng" và "phụ thuộc" thường được sử dụng liên quan đến sử dụng chất, nhưng những thuật ngữ này rất không chắc chắn và dễ thay đổi để được xác định là rất hữu ích trong chẩn đoán một cách có hệ thống. Rối loạn sử dụng chất toàn diện hơn và có ít ý nghĩa tiêu cực hơn.
-
Tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần nặng. Nhiều bệnh nhân bị bệnh từ khi còn rất trẻ và kéo dài suốt cả cuộc đời. Biểu hiện của tâm thần phân liệt là những ý nghĩ sai lệch, không phù hợp của người bệnh, người khách không thể giải thích cho người bệnh hiểu được khi nào là đúng, sai. Người bệnh tâm thần phân biệt thường có hoạt động kỳ dị, lạ lùng do hoang tưởng, cảm xúc nghèo nàn.
Trong thời gian bị bệnh, bệnh nhân thường trở nên xa lánh những người khác, ít nói chuyện với người thân, trở nên trầm tư, lo âu hoặc hay sợ hãi, thậm chí là hoang tưởng nặng. Các triệu chứng cơ bản của tâm thần phân liệt bệnh học: Hoang tưởng, ảo giác (ảo thanh), rối loạn suy nghĩ,... Bệnh thường kèm theo một số triệu chứng khác ít đặc trưng hơn.
Hiện nay cứ trong 100 người dân thì có 1 người mắc bệnh này. Bệnh tâm thần phân liệt có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm là ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần và về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách của người bệnh. Tâm thần phân liệt thường bắt đầu ở những người trẻ và thường kéo dài suốt cả cuộc đời. Bệnh có tính khởi phát nhanh với các triệu chứng cấp tính xuất hiện trong vài tuần, hay có thể khởi phát chậm dần dần trong nhiều tháng, nhiều năm.
-
Loạn thần cấp là một bệnh cảnh loạn thần xảy ra cấp tính và nhất thời, các triệu chứng có thể giống với triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt (các ảo giác, hoang tưởng) nhưng thường nhẹ hơn. Bệnh có thể xuất hiện sau một stress tâm lý xã hội nặng hoặc một nhóm các stress. Bệnh thường xảy ra ở những đối tượng 20 - 30 tuổi, thường gặp ở những người thuộc tầng lớp kinh tế xã hội thấp.
Loạn thần cấp và nhất thời là sự biến đổi từ một trạng thái không có những nét loạn thần sang một trạng thái loạn thần rõ rệt trong vòng hai tuần hay ngắn hơn, có thể kết hợp với stress hoặc không. Bệnh khỏi hoàn toàn trong vòng từ 2-3 tháng, thường khỏi hoàn toàn trong vài tuần hay vài ngày và chỉ có một tỷ lệ nhỏ số bệnh nhân có rối loạn này kéo dài dai dẳng và gây tật chứng.
-
Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên do một yếu tố tâm lý nào nào tạo thành những biến đổi bất thường trong suy nghĩ hành vi tác phong. Phụ nữ thường gặp bệnh trầm cảm nhiều hơn nam giới (2 nữ/ 1 nam) xảy ra ở nhiều lứa tuổi đặc biệt trong độ tuổi trưởng thành.
Tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ngày một gia tăng, theo tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 850000 chết do hành vi tự sát do bệnh trầm cảm, là một bệnh phổ biến ở trên toàn cầu. Tuy nhiên trong số đó những người được chẩn đoán và điều trị kịp thời còn rất thấp chiếm khoảng 25%.
Trầm cảm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì nguy cơ bệnh nhân tự sát là rất cao chiếm 50% tổng số bệnh nhân trầm cảm. Trong gia đình, người thân có ai có những biểu hiện trên cần được đưa đến bệnh viện chuyên khoa tâm thần khám phát hiện và chữa trị kịp thời.
-
Dẫu biết, lo âu cũng là một trong những trạng thái bình thường của con người. Thế nhưng nếu nó xuất hiện một cách dày đặc và rối loạn thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Hội chứng loạn lo âu là bệnh lý khiến con người trở nên ám ảnh với các nỗi sợ hãi quá mức. Dù là các tình huống đơn giản, một khúc mắc vô lý cũng khiến người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng quá độ. Những người mắc phải hội chứng này sẽ thường sống trong tâm trạng lo lắng thái quá, stress kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Đa phần những người mắc phải chứng rối loạn lo âu đều là nữ giới và không giới hạn độ tuổi.
Rối loạn lo âu bao gồm một số bệnh phổ biến như rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng loạn, sợ đám đông,... Ở nước ta, số bệnh nhân mắc các bệnh rối loạn lo âu ngày càng tăng trong những năm gần đây. Theo một số thống kê, tỷ lệ bệnh nhân bị rối loạn lo âu chiếm 25% tổng số các bệnh nhân đến khám bệnh tâm thần. Lo âu kéo dài làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, đôi khi dẫn đến một số bệnh khác như trầm cảm, bệnh tim mạch,mất ngủ,...
-
Chậm phát triển tâm thần hay chậm phát triển trí tuệ có những mức độ từ nhẹ đến trung bình, nặng và rất nặng. Ở những thể nặng, bệnh chẩn đoán dễ dàng vì bệnh cảnh lâm sàng khá rõ nhưng can thiệp điều trị lại rất ít kết quả. Trẻ chậm phát triển tâm thần thể nặng và thể vừa đều có những biểu hiện yếu kém về mặt tư duy, cảm xúc, hành vi tác phong hoặc có những dị dạng cơ thể ở nhiều bộ phận.
Theo số liệu điều tra nghiên cứu của nhiều tác giả thì chậm phát triển tâm thần thể nặng chỉ chiếm 5%. Còn chẩn đoán Chậm phát triển tâm thần thể nhẹ thì khó vì bệnh cảnh lâm sàng nhiều khi không rõ ràng, dễ nhầm lẫn nó với giới hạn bình thường nhưng nó lại chiếm tới hơn 80%. Ở mức độ nhẹ này việc can thiệp bằng giáo dục, huấn luyện có thể giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn, hòa nhập tốt hơn vào môi trường xã hội.
Nhìn chung, điều trị chậm phát triển tâm thần đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng và kiên nhẫn đối với trẻ. Do đó, gia đình khi có trẻ gặp phải tình trạng này, mỗi cha mẹ cần có sự ý thức và chu đáo hơn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ kết hợp với các liệu pháp điều trị khác. Nếu các bậc cha mẹ thấy trẻ có dấu hiệu chậm phát triển tâm thần thì cần bình tĩnh và hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để các bác sĩ kiểm tra. Tuỳ theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có can thiệp phù hợp để cải thiện tình trạng chậm phát triển ở trẻ.
-
Rối loạn nhân cách là các mẫu hoạt động nhân cách ăn sâu dẫn đến các phản ứng cứng nhắc, mất uyển chuyển trong rất nhiều bối cảnh xã hội và giữa cá nhân dẫn đến các dạng khác nhau về đau buồn chủ quan và hư tổn hoạt động hay gây đau buồn cho các người khác liên đới với người đó. Người bệnh rối loạn nhân cách thường có tính khí thất thường, cô lập xã hội, khó kết bạn, kiểm soát kém suy nghĩ và hành vi,... Rối loạn nhân cách thường bắt đầu trở nên rõ ràng trong giai đoạn muộn ở độ tuổi vị thành niên hoặc giai đoạn đầu ở độ tuổi người lớn, và các đặc tính và các triệu chứng của chúng khác nhau đáng kể về mức độ kéo dài của chúng; nhiều trường hợp cần thời gian để giải quyết.
Rối loạn nhân cách tồn tại khi những đặc tính trở nên rõ ràng, cứng nhắc, và không thích nghi làm suy giảm chức năng tương tác cá nhân và/hoặc công việc. Những sự không thích nghi xã hội này có thể gây ra những khó chịu đáng kể với những người có rối loạn nhân cách và những người xung quanh họ. Đối với những người mắc rối loạn nhân cách (không giống như những người khác tìm kiếm đến sự tư vấn), nỗi đau khổ do hậu quả của hành vi không thích nghi xã hội của bản thân thường là lý do họ tìm kiếm đến sự điều trị, hơn là bất kỳ sự không thoải mái nào với những suy nghĩ và cảm xúc của họ. Do đó, đầu tiên bác sĩ lâm sàng phải giúp bệnh nhân nhận thấy rằng đặc tính nhân cách của họ là gốc rễ của vấn đề.