Top 7 Cách dạy cho trẻ nhanh biết đi mà bố mẹ nên biết

Tâm Thanh 22 0 Báo lỗi

Cha mẹ muốn trẻ nhanh biết đi hơn có thể hỗ trợ trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của trẻ. Nhưng có một điều cần phải lưu ý ở đây là tính thời điểm, trẻ ... xem thêm...

  1. Top 1

    Tập đứng cho bé

    Trẻ biết đứng là một cột mốc quan trọng đối với cả trẻ và cha mẹ. Kỹ năng quan trọng này giúp trẻ sơ sinh phát triển cơ tay và cơ chân và mang đến cho trẻ một cái nhìn hoàn toàn mới về thế giới xung quanh. Thêm vào đó, đứng là bước khởi đầu cho việc trẻ đi bộ và chạy nhảy, có nghĩa trẻ sẽ sớm trở nên năng động hơn rất nhiều.


    Để bé nhanh biết đi, hãy cho bé tập đứng là điều phụ huynh không bao giờ được bỏ qua. Vì bé đứng vững được là tiền đề vững chắc cho việc tập đi. Trên thực tế, hầu như không có bé nào biết đi mà chưa qua giai đoạn tập đứng.


    Theo biểu đồ về mốc đánh giá sự phát triển của Denver II, trẻ sơ sinh thường có thể bắt đầu:

    • Đứng, vịn vào đồ vật trong khoảng từ 6 tháng rưỡi đến 8 tháng rưỡi
    • Tự đứng thẳng trong khoảng 2 giây khi đạt được 9 đến 11 tháng rưỡi
    • Đứng không cần sự trợ giúp từ 10 tháng rưỡi đến 14 tháng.


    Gợi ý cho bố mẹ khi tập đứng cho con là nên treo những món đồ chơi mà trẻ yêu thích (chuông, quả bóng, búp bê nhỏ, xúc xắc,…) lên một thanh lan can hoặc những nơi cao, chắc chắn. Những thứ này sẽ thu hút sự chú ý khiến bé muốn vươn tay để cầm lấy. Nhờ thế, trẻ sẽ vịn theo lan can mà đứng dậy, thậm chí còn chập chững bước chân muốn đi tới các món đồ chơi này. Đây cũng là cách mà đã được rất nhiều ba mẹ áp dụng thành công rồi đấy.

    Tập đứng cho bé
    Tập đứng cho bé
    Tập đứng cho bé
    Tập đứng cho bé

  2. Top 2

    Cho bé bước chân về phía trước

    Biết và sử dụng các mẹo cho bé nhanh biết đi sẽ giúp cả bố mẹ và con nhỏ nhẹ nhàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Nhờ những bài tập cho bé nhanh biết đi này, con trẻ có thể nhanh chóng, vững vàng chinh phục những bước đi đầu đời. Sau khi bé đã có thể đứng khá vững, việc tiếp theo bạn nên làm là luyện cho bé quen với việc tiến lên trước. Đây cũng được coi là bài tập giúp trẻ nhanh biết đi vô cùng hiệu quả.


    Để thực hiện, cha mẹ hoặc người hỗ trợ có thể dùng hai tay đỡ phía dưới nách của trẻ và chậm rãi khích lệ, dẫn dắt trẻ chuyển động bước chân về trước. Đến khi bé đã quen với động tác này và luyện được cho mình khả năng giữ thăng bằng tốt hơn, mẹ có thể nới lỏng tay hơn một chút, để trẻ dùng sức, tự đứng, dần dần tự đi. Đây cũng là một trong những cách mà hầu như ba mẹ nào cũng áp dụng đạt hiệu quả cho con.

    Cho bé bước chân về phía trước
    Cho bé bước chân về phía trước
    Cho bé bước chân về phía trước
    Cho bé bước chân về phía trước
  3. Top 3

    Hãy để bé đi chân trần

    Khi trẻ được đi chân trần, chúng có khả năng cảm nhận môi trường xung quanh một cách rõ ràng hơn, phát triển khả năng thăng bằng, phối hợp chuyển động và những cảm nhận về trọng lượng, hình dạng, sự nhạy cảm của da chân. Khi bé bắt đầu tập đi, để chân trần tiếp xúc với mặt đất sẽ giúp bé không bị trơn trượt, cũng như giữ cân bằng, giúp bé đi nhanh hơn. Nếu trời quá lạnh mới cần cho bé đi tất. Bé để chân trần, không bị bó buộc trong đôi tất chật chội sẽ phát triển tốt hơn.


    Ngoài ra, điều này còn giúp mu bàn chân, dây chằng và cơ phát triển khỏe mạnh, mắt cá chân thêm linh hoạt, tuần hoàn máu sẽ tốt hơn. Nên ba mẹ đừng lo lắng khi con không chịu đi dép hay tất nhé.


    Bé đi chân không trên đất sẽ giúp tuần hoàn máu và trao đổi chất tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích các dây thần kinh ở chân, thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan cảm giác và đại não.

    Hãy để bé đi chân trần
    Hãy để bé đi chân trần
    Hãy để bé đi chân trần
    Hãy để bé đi chân trần
  4. Top 4

    Di chuyển đồ vật khiến trẻ chú ý lên khỏi sàn

    Có thể con bạn quen bò và ít hứng thú với việc phải đứng lên hay đi bộ. Nếu trẻ hoàn toàn di chuyển tốt với việc bò, trẻ có thể ít có động lực hơn để thử nghiệm đi bộ. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu di chuyển đồ vật mà trẻ chú ý, yêu thích lên khỏi sàn, trẻ có thể đột nhiên muốn bước đi.


    Ban đầu, bạn đặt đồ chơi trên mép ghế dài hoặc trên bàn, ghế. Sau đó, khi trẻ quan tâm đến món đồ, hãy di chuyển bàn, ghế ra xa hơn một chút so với ghế dài, khi đó trẻ phải thực hiện một bước đi không cần trợ giúp để đi từ nơi này đến nơi khác. Ba mẹ phải đảm bảo xung quanh con không có vật cản trở và góc bàn ghế phải được bo tròn.


    Trong giai đoạn tập đi bé chắc chắn sẽ không tránh khỏi những việc như bị té ngã, vàn bạn cũng đừng vì thế mà nhụt ý chí không cho trẻ tập đi nữa, mà việc làm của bạn lúc này là hãy khích lệ trẻ, cổ vũ trẻ để giúp trẻ luôn có cảm giác an toàn nhé.

    Di chuyển đồ vật khiến trẻ chú ý lên khỏi sàn
    Di chuyển đồ vật khiến trẻ chú ý lên khỏi sàn
    Di chuyển đồ vật khiến trẻ chú ý lên khỏi sàn
    Di chuyển đồ vật khiến trẻ chú ý lên khỏi sàn
  5. Top 5

    Dẫn dắt sự chú ý của trẻ bằng đồ chơi

    Đồ chơi từ lâu đã được xem là người bạn đồng hành thân thiết của nhiều thế hệ trẻ nhỏ. Hãy để con bạn vịn đứng lên bằng một chiếc ghế chắc chắn. Bạn ngồi cách xa một vài bước chân với một món đồ chơi yêu thích và dơ lên cho bé quan sát, khi trẻ chú ý đến món đồ chơi rồi ba mẹ để ý và xem liệu trẻ có cố gắng bước tới gần bạn hoặc món đồ chơi đó không.


    Để khuyến khích vận động, đừng để đồ chơi ngay gần chỗ trẻ trên sàn nhà, vì khi ở gần các đồ chơi rồi sẽ khiến trẻ không còn muốn khám phá. Thay vào đó, hãy thử trải đồ chơi ra xung quanh xa hơn vị trí ngồi của trẻ để trẻ có động lực vận động. Đừng xa đến mức bé vươn lấy không được bé sẽ khó chịu và bỏ cuộc, mà hãy để vừa đủ tầm với để trẻ sẵn sàng đi vì nó một chút.


    Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ cầm đồ chơi khi đứng. Đôi khi cảm giác nắm giữ một thứ gì đó có thể giúp ích. Tiến sĩ Baer cho biết: “Một số trẻ sẽ có những bước đi độc lập hơn ngay từ đầu khi hai tay của trẻ bận cầm đồ vật (mỗi tay cầm một món đồ chơi hoặc đồ vật nhỏ) hơn là tay trống” và "Đồ chơi lục lạc rất tốt cho trẻ em cầm, vì chúng tạo ra tiếng ồn khi đứa trẻ di chuyển".

    Dẫn dắt sự chú ý của trẻ bằng đồ chơi
    Dẫn dắt sự chú ý của trẻ bằng đồ chơi
    Dẫn dắt sự chú ý của trẻ bằng đồ chơi
    Dẫn dắt sự chú ý của trẻ bằng đồ chơi
  6. Top 6

    Cho trẻ chơi cùng các trẻ khác có khả năng vận động tốt hơn

    Một cách giúp trẻ nhanh biết đi cực kỳ hiệu quả khác là cho trẻ chơi cùng với các trẻ khác đã phát triển khả năng vận động hơn so với trẻ nhưng không khác biệt quá nhiều. Chẳng hạn, nếu trẻ biết bò thành thạo và mới đi chập chững thì để trẻ chơi cùng những trẻ đi tốt hơn.


    Khi đó, những đứa trẻ đó sẽ thu hút, lôi cuốn trẻ vào những vận động gần tương đồng, bé sẽ cố gắng đi nhiều hơn và đó là một cách giúp trẻ nhanh biết đi rất hữu hiệu. Nếu các cha mẹ duy trì điều này hàng ngày thì sau 1 tháng bạn sẽ chứng kiến sự phát triển vận động của trẻ đến không ngờ. Nên ba mẹ hãy thử cho bé nhà mình nhé.


    Đồng thời khi cho trẻ chơi với bạn, ba mẹ sẽ nhận thấy con yêu trở nên vui vẻ, phấn khởi. Điều này sẽ giúp trẻ giải phóng những năng lượng tiêu cực, phát triển tâm lý lạc quan, lành mạnh mỗi ngày.

    Cho trẻ chơi cùng các trẻ khác có khả năng vận động tốt hơn
    Cho trẻ chơi cùng các trẻ khác có khả năng vận động tốt hơn
    Cho trẻ chơi cùng các trẻ khác có khả năng vận động tốt hơn
    Cho trẻ chơi cùng các trẻ khác có khả năng vận động tốt hơn
  7. Top 7

    Xe tập đi cho bé

    Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại xe tập đi dành cho bé với nhiều mẫu mã, chủng loại. Có thể kể đến các loại phổ biến như xe tập đi tròn, xe tập đi gỗ, xe tập đi đa năng. Nếu mẹ cho con sử dụng xe tập đi quá sớm thì sẽ không tốt nhưng nếu đúng thời điểm thì xe lại phát huy những công dụng tuyệt vời. Khi trẻ có thể tự mình đứng vững, hệ xương đã cứng cáp đủ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể thì lúc đó là thời điểm vàng để mẹ sắm cho con một dụng cụ hỗ trợ bé tập đi nhanh hơn, vừa là một món đồ chơi thú vị.


    Các mẹ có thể thấy việc sử dụng xe tập đi cho con phải đúng cách và đúng thời điểm mới có thể phát huy được hết công dụng của nó. Tuy nhiên, ba mẹ không thể vì quá lạm dụng những chiếc xe này, dựa dẫm vào đồ bảo hộ nên bé mất khả năng giữ thăng bằng, làm chủ cơ thể.


    Cuối cùng, phụ huynh có thể tạo các điều kiện để hỗ trợ các con bước đi an toàn như: Dành nhiều thời gian trên sàn nhà; Đặt bé gần các đồ nội thất mềm để giúp bé vịn vào và tự đứng lên; Giới hạn một khu vực an toàn để bé có thể chơi và di chuyển.

    Xe tập đi cho bé
    Xe tập đi cho bé
    Xe tập đi cho bé
    Xe tập đi cho bé



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy