Top 10 Cách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời

Tâm Thanh 16 0 Báo lỗi

Có nhiều lúc các bậc phụ huynh sẽ phải đối mặt với trường hợp trẻ bướng bỉnh, khó bảo, hành động trái những lời dạy bảo của người lớn. Để trẻ nghe lời, bên ... xem thêm...

  1. Khi trẻ bướng bỉnh và không chịu nghe lời, bố mẹ không nên tranh luận với trẻ, cáu giận hoặc đánh mắng con. Điều này không có tác dụng mà càng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Lúc này, cha mẹ cần lắng nghe và nói chuyện nhẹ nhàng với con và thận trọng trong việc giao tiếp cũng như sử dụng ngôn ngữ cơ thể.


    Để bắt đầu cuộc trò chuyện với con, bố mẹ có thể hỏi một số câu hỏi đơn giản như: Con đang gặp vấn đề gì? Bây giờ con muốn làm như thế nào? Những câu hỏi này sẽ giúp tâm trạng của trẻ được ổn định và biết rằng mình đang nhận được sự quan tâm từ bố mẹ.


    Trong quá trình trò chuyện cùng con, cha mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn, quan sát tìm ra nguyên nhân làm cho trẻ khó chịu và hãy làm dịu sự khó chịu đó. Cách dạy con nghe lời tốt nhất chính là kiên nhẫn lắng nghe con kỷ luật không nước mắt. Đồng thời, khi nhận thông tin, cha mẹ cần phản hồi nhẹ nhàng, chia nhỏ vấn đề và giải thích cụ thể. Như vậy, trẻ sẽ có thể nhìn nhận dưới góc độ mà cha mẹ kỳ vọng, dần dần xóa bỏ sự chống đối.

    Kiên nhẫn lắng nghe và đừng tranh luận
    Kiên nhẫn lắng nghe và đừng tranh luận
    Kiên nhẫn lắng nghe và đừng tranh luận
    Kiên nhẫn lắng nghe và đừng tranh luận

  2. Trẻ em chưa thể suy nghĩ thấu đáo như người lớn, nhưng trong một số trường hợp, trẻ nên được phép đưa ra quyết định của riêng mình. Bằng mọi cách, hãy khuyến khích trẻ thử những điều mới và bước ra ngoài vùng an toàn của chúng, nhưng đừng bao giờ cố ép buộc con vì bạn có thể sẽ gặp phải sự phản kháng. Đây là tâm lý thường gặp ở nhiều người lớn và cả trẻ em. Đặc biệt với những trẻ bướng bỉnh, có cá tính, chúng rất nhạy cảm với cách đối xử của ba mẹ. Vì vậy, khi trò chuyện với trẻ, ba mẹ không nên thể hiện giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể, từ ngữ mang tính chất ép buộc, ra lệnh.


    Đồng thời, ba mẹ cần xây dựng mối liên kết bền chặt hơn với trẻ để trẻ thực sự nghe lời mình. Ví dụ như khi con vẫn ham chơi dù đã đến giờ đi ngủ, thay vì ép buộc bé ngừng chơi, bạn hãy ngồi chơi cùng con và hỏi xem con đang làm gì. Hãy cùng bé bàn luận về trò chơi mà bé đang chơi, sau đó dần hướng sự chú ý này sang việc đi ngủ. Trẻ sẽ hợp tác với ba mẹ hơn khi cảm thấy mình không bị ép buộc và được quan tâm.

    Không ép buộc con
    Không ép buộc con
    Không ép buộc con
    Không ép buộc con
  3. Cách đối xử cũng như thái độ của người lớn là nguyên nhân quyết định đến việc trẻ có nghe lời hay không. Do đó, để thay đổi sự ương bướng của trẻ, cha mẹ cần động viên và khen ngợi khi con làm được việc tốt, dù đó là những việc nhỏ nhặt. Và không nên chỉ chú ý đến việc con làm sai rồi đưa ra những hình phạt nghiêm khắc mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu.

    Việc khuyến khích con làm việc tốt sẽ khiến cho các bé hiểu rằng đây là cách để có được sự chú ý cũng như nhận được lời khen từ người khác. Bên cạnh đó, để con thêm hào hứng, cha mẹ hãy tặng cho con các phần thưởng nhỏ để con có động lực làm nhiều điều tốt đây chính là cách dạy con nghe lời.


    Ba mẹ có thể thường xuyên sử dụng các từ cảm thán có tác dụng khen ngợi, đánh giá cao sự cố gắng của trẻ như:

    • Hoan hô, chúc mừng, thú vị lắm, rất chu đáo, thật tuyệt vời, rất ấn tượng,…
    • Ba/mẹ rất hạnh phúc vì con, rất có trách nhiệm, một việc làm ý nghĩa.
    • Ba/mẹ đánh giá cao những gì con làm, con có thể làm được.
    • Ba/mẹ có niềm tin vào khả năng của con.
    • Ba/mẹ biết rằng con có thể làm tốt hơn, thử làm lại lần nữa, ráng thêm chút nữa,…
    Khen ngợi con làm điều tốt
    Khen ngợi con làm điều tốt
    Khen ngợi con làm điều tốt
    Khen ngợi con làm điều tốt
  4. Mỗi lần con mắc sai lầm, cha mẹ cần phải suy nghĩ trước về hành động của mình. Việc làm này sẽ giúp cha mẹ kiềm chế được cơn tức giận của mình khi con làm điều sai. Khi đã đưa ra được phương án đối mặt với tình huống, cha mẹ cần phải chú ý đến cách ứng xử của mình và giải thích cho trẻ về việc làm đó.

    Trước khi áp dụng một quy định nào đó, hãy giải thích với con về việc con sẽ bị phạt thế nào nếu con vi phạm.


    Với những quy tắc đã đặt ra, cha mẹ có thể viết ra rồi dán ở những vị trí dễ thấy như: tủ lạnh, bàn học hoặc trong phòng ngủ. Những vị trí này phải đảm bảo con có thể đọc được hằng ngày. Hãy chọn hình phạt có đủ tính răn đe và quan trọng với trẻ để trẻ có thể nghe lời. Bởi đôi khi hình phạt có hiệu quả với đứa trẻ này nhưng không có hiệu quả với đứa trẻ khác.


    Việc áp dụng hình phạt này giúp con làm quen với việc con sẽ phải chịu những trách nhiệm với hành động của mình, giúp con biết mình được phép hoặc được phép làm gì, ba mẹ cũng giảm đi những lần phải la hét, cáu gắt.

    Cho trẻ hiểu rõ hậu quả khi không vâng lời, đặt ra quy tắc và hình phạt rõ ràng
    Cho trẻ hiểu rõ hậu quả khi không vâng lời, đặt ra quy tắc và hình phạt rõ ràng
    Cho trẻ hiểu rõ hậu quả khi không vâng lời, đặt ra quy tắc và hình phạt rõ ràng
    Cho trẻ hiểu rõ hậu quả khi không vâng lời, đặt ra quy tắc và hình phạt rõ ràng
  5. Trong quá trình dạy trẻ, không ít các bậc cha mẹ luôn luôn than phiền rằng cảm thấy thật sự mệt mỏi khi những đứa con của họ luôn tỏ ra chống đối, con bướng bỉnh và không chịu nghe lời. Đôi khi chính việc cha mẹ luôn đáp ứng mọi yêu cầu của con sẽ khiến con trở nên bướng bỉnh, khó bảo hơn và luôn cho rằng mình là số 1 trong gia đình. Một khi việc này trở thành thói quen, nếu không đòi hỏi thành công, nếu điều chúng muốn mà không được cha mẹ đáp ứng như trước kia, chúng sẽ cảm thấy tức giận ăn vạ và la hét.


    Vì vậy, phớt lờ những yêu sách không thỏa đáng của con cũng là một cách nuôi dạy con ngoan, trị dứt điểm sự bướng bỉnh, cứng đầu. Trẻ cần hiểu một điều rằng, không phải đòi hỏi nào con đưa ra cũng được chấp thuận 100%, mọi thứ luôn cần có một chừng mực nhất định.

    Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con
    Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con
    Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con
    Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con
  6. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có sở thích, nhu cầu mà nguyện vọng riêng. Cha mẹ không nên áp đặt suy nghĩ của mình vào chúng bởi chúng sẽ có khả năng không chịu nghe lời và có xu hướng nổi loạn trong giai đoạn trưởng thành. Nhất là ở giai đoạn 7 tuổi, trẻ đang dần có những nhận thức đầu tiên về thế giới xung quanh. Cha mẹ cần nhìn rõ và phân biệt được đâu là những nguyện vọng chính đáng để đáp ứng kịp thời.


    Không nên áp đặt suy nghĩ của mình vào trẻ trong mọi trường hợp. Không nên ép trẻ làm những việc không phải mong muốn của trẻ. Hãy cho trẻ cơ hội được lựa chọn những điều mình muốn trong một giới hạn nhất định để trẻ cảm nhận được sự tôn trọng từ phía cha mẹ. Như khi trẻ muốn học hát thay cho học đàn, hãy cho phép trẻ học môn mà trẻ thích như vậy trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng và có quyền chọn lựa.


    Hãy đưa ra cho bé các câu hỏi như: "Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước?" hoặc "Con thích đội mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?"… Chắc chắn bé sẽ vui vẻ thực hiện công việc theo lựa chọn của mình. Hầu hết trẻ em đều thích được trao quyền quyết định cho bé lựa chọn, bé sẽ quên đi cảm giác chống đối bố mẹ.

    Đừng cố bắt ép trẻ làm điều mà chúng không thích, hãy cho trẻ quyền lựa chọn
    Đừng cố bắt ép trẻ làm điều mà chúng không thích, hãy cho trẻ quyền lựa chọn
    Đừng cố bắt ép trẻ làm điều mà chúng không thích, hãy cho trẻ quyền lựa chọn
    Đừng cố bắt ép trẻ làm điều mà chúng không thích, hãy cho trẻ quyền lựa chọn
  7. Các bậc cha mẹ từ trước đến nay đều luôn bị ám ảnh về những thành công trong tương lai của con mình mà vô tình quên mất đi điều con trẻ cần được dạy dỗ không chỉ là sự tự tin, học giỏi, nghe lời, ngoan ngoãn mà còn là hạnh phúc – một trong những nhu cầu cơ bản của con người, và sau này nó còn là mục đích tìm kiếm của mỗi người trưởng thành. Trẻ em 7 tuổi học hỏi rất nhiều thông qua hành vi ứng xử hàng ngày của người lớn. Vì vậy, nếu các con nhìn thấy cha mẹ hay cãi nhau hoặc có những lời ăn tiếng nói không lịch sự thì chúng rất dễ học theo. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng và hành vi của trẻ em sau khi trưởng thành.


    Hãy mang đến cho trẻ một gia đình yên ấm, hạnh phúc, cha mẹ luôn có sự nhã nhặn và lắng nghe, thấu hiểu lẫn nhau. Trẻ sẽ lấy đó làm chuẩn mực trong cư xử. Việc cho con nhận thấy được vai trò quan trọng của trẻ đối với gia đình sẽ giúp việc thay đổi cách cư xử của con. Sự kết nối giữa cha mẹ và con cái rất cần thiết, nhiều ông bố bà mẹ quá bận rộn với việc mưu sinh mà quên đi yếu tố này. Chính vì vậy, ngoài công việc, cha mẹ nên dành thời gian cho con nhiều hơn. Những lúc ở bên con hãy thể hiện tình yêu của mình với con.

    Hãy cho trẻ được sống trong một gia đình yên ấm, hạnh phúc
    Hãy cho trẻ được sống trong một gia đình yên ấm, hạnh phúc
    Hãy cho trẻ được sống trong một gia đình yên ấm, hạnh phúc
    Hãy cho trẻ được sống trong một gia đình yên ấm, hạnh phúc
  8. Lo sợ con không an toàn ngoài vòng tay mình là một trong những nguyên nhân phụ huynh bao bọc con trẻ thái quá. Tuy nhiên một đứa trẻ được bao bọc đến mức tách khỏi môi trường sống bên ngoài sẽ càng trở nên yếu ớt.


    Bao bọc con quá mức là khi bố mẹ luôn có xu hướng cố bảo vệ con tránh khỏi tất cả những thử thách của cuộc sống hàng ngày. Dù trẻ đang trong độ tuổi nào thì cha mẹ cũng nên dạy con cách tự lập từ những việc nhỏ nhất như: tự mặc quần áo, tự vệ sinh cá nhân, tự ăn. Nhiều cha mẹ nhận hết công việc nhà vì thương con học hành vất vả, chỉ muốn trẻ chuyên tâm vào việc học, thương con sức khỏe yếu, sợ chúng bẩn quần áo. Tuy nhiên, sự quan tâm này của bố mẹ vô tình sẽ biến con thành 1 đứa lười biếng, ỉ lại, sống dựa dẫm vào người khác.


    Làm việc sẽ giúp trẻ có những trải nghiệm và khả năng tự giải quyết nhiều vấn để của mình trong cuộc sống. Trẻ sẽ có trách nghiệm hơn, mai mốt con ra ngoài xã hội sẽ không bị bỡ ngỡ. Sau này lớn lên, trẻ tự chủ hơn trong cuộc sống và sẵn sàng để vượt qua mọi khó khăn, thử thách mà không cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ. Hãy dạy chúng phải đương đầu với những khó khăn như thế nào, đó mới là dạy con đúng cách.

    Không bao bọc trẻ quá mức
    Không bao bọc trẻ quá mức
    Không bao bọc trẻ quá mức
    Không bao bọc trẻ quá mức
  9. Nếu trẻ không yêu cầu, bạn nên đứng ngoài quan sát cuộc chơi của trẻ, không bênh vực, không can thiệp, chỉ đứng ra làm trọng tài khi cần thiết. Thay vì bênh vực hay chỉ trích con trẻ, cha mẹ hãy nhìn nhận vấn đề một cách khách quan.


    Sau khi trẻ tự mình giải quyết vấn đề, hãy từ tốn chỉ ra cho con thấy rằng đâu là đúng, đâu là sai và cách giải quyết cho lần sau nếu gặp lại câu chuyện tương tự. Thay vì phạt trẻ, bạn hãy quan tâm, yêu thương và trở thành những tấm gương để chúng noi theo. Đó chính là bí quyết dạy con nghe lời hiệu quả nhất.


    Trẻ 7 tuổi cần có kỹ năng tự lập trong nhiều phương diện, một trong số đó chính là tự mình giải quyết vấn đề, giải quyết các mâu thuẫn. Nhưng những mâu thuẫn này chính là những cơ hội đầu đời để trẻ hoàn thiện khả năng đối diện, ứng phó, xử lý và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống sau này.

    Không can thiệp vào cuộc chơi của trẻ trừ khi thật sự cần thiết
    Không can thiệp vào cuộc chơi của trẻ trừ khi thật sự cần thiết
    Không can thiệp vào cuộc chơi của trẻ trừ khi thật sự cần thiết
    Không can thiệp vào cuộc chơi của trẻ trừ khi thật sự cần thiết
  10. Giáo dục trẻ luôn cần sự đồng hành giữa gia đình và nhà trường. Những bài học đầu đời của con là nhờ chính cha mẹ dạy dỗ. Các con thường có xu hướng bắt chước và học theo từ những điều gần gũi nhất với mình và cha mẹ chính là tấm gương của con trẻ.


    Chúng ta thường ví trẻ em như tờ giấy trắng, như tấm gương phản chiếu những hành động của cha mẹ. Vậy nên, cha mẹ hãy luôn luôn nhớ mình có trách nhiệm làm một tấm gương tốt cho con noi theo. Những quy tắc mà cha mẹ đặt ra, không chỉ cho bé thực hiện mà phải được áp dụng với tất cả các thành viên trong gia đình.


    Cha mẹ phải là hình mẫu trong việc thực hiện các quy tắc đã đặt ra để con noi theo. Nếu cha mẹ thường xuyên mắc lỗi, chắc chắn trẻ sẽ không chịu nghe lời và không học được những tính cách tốt từ cha mẹ. Ngoài ra, cha mẹ không nên xảy ra những xung đột, cãi vã trước mặt con để cách dạy con nghe lời có hiệu quả hơn.

    Trở thành tấm gương để con noi theo
    Trở thành tấm gương để con noi theo
    Trở thành tấm gương để con noi theo
    Trở thành tấm gương để con noi theo




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy