Top 10 Tuyệt chiêu để trẻ mầm non nghe lời cô giáo mà không cần dùng roi

Phương Trinh 10265 1 Báo lỗi

Câu chuyện về thưởng phạt trong giáo dục chưa bao giờ là có hồi kết. Người ta hay bảo "thương cho roi cho vọt", thế nhưng tình trạng bạo hành trẻ em tại các cơ ... xem thêm...

  1. Là giáo viên mầm non phải rõ ràng lúc nào nhu lúc nào cương, không cần dữ mà nghiêm khắc đúng lúc. Bình thường cô dịu dàng, nhẹ nhàng, thoải mái, hài hước càng tốt. Nếu bé không tuân theo quy định lớp cô sẽ nghiêm khắc, thể hiện rõ sự không hài lòng, giận dữ và bé sẽ hiểu cô đang không hài lòng. Trong quá trình rèn nề nếp cho bé chắc chắn cô phải nghiêm túc và khó tính. Nhưng với tình yêu trẻ, khi học thì nghiêm khi chơi thì hoà đồng với trẻ. Giờ ăn giấc ngủ chăm lo cho trẻ, thì trẻ sẽ cảm nhận được tình cảm của cô và trở nên yêu quý cô, từ đó sẽ bớt nghịch phá hơn. Cô vẫn có uy với trẻ mà trẻ lại yêu thương cô chứ không phải sợ hãi cô.

    Giáo dục mầm non rất khó, đa số các bé còn thiếu hiểu biết nên cô giáo rất vất vả. Không ít các trường hợp, cô giáo phát điên lên vì trẻ ngang bướng và phụ huynh khó chịu. Tuy vậy khi rèn được bé vô nề nếp thì sẽ thấy rất “sướng”. Mỗi trường, mỗi lớp, mỗi cô đều khác nhau nên tuỳ theo tình hình của bé mà cô giáo cân nhắc ứng xử cho phù hợp.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Nghiêm khắc đúng lúc
    Nghiêm khắc đúng lúc

  2. Trẻ thích lấy đồ chơi trong giờ học thì bạn hãy cho trẻ cầm đúng cái đò chơi mà trẻ đang thích sau đó đưa thật cao lên đầu trong vòng 3- 5 phút tùy theo độ tuổi của trẻ. Hay đối với những trẻ chạy lung tung trong giờ học mà không ngồi yên thì bạn hãy cho trẻ chạy 10 vòng quanh lớp đến khi nào bạn cảm thấy đủ thì có thể dừng lại. Và sau mỗi hình phạt bạn nên hỏi ý kiến trẻ là trẻ làm như vậy có đúng không, rồi hứa với cô như thế nào... và cách giải thích của bạn để trẻ hiểu thêm về lỗi của mình.


    Một ví dụ khác: trẻ hay ném đồ chơi trong lúc chơi thì cô cho trẻ ngồi ghế để nhìn các bạn chơi, không cho trẻ chơi... đó cũng là cách phạt trẻ. Khi nào trẻ muốn chơi thì lúc ý giáo viên nói chuyện với trẻ về vấn đề ném đồ chơi cho trẻ hiểu đó là sai. Tuy nhiên với trẻ phát làm nhiều lần đừng mong 1 - 2 lần mà có hiệu quả được.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Trẻ phạm lỗi gì thì dùng đúng cái đó để phạt
    Trẻ phạm lỗi gì thì dùng đúng cái đó để phạt
  3. Bạn nên thoả thuận với lớp 1 góc phạt trong lớp, đặt 1 cái ghế ở đó và quy định khi ai đó không ngoan sẽ bị ngồi ở đó 15phút, không cho làm bất cứ việc gì, chỉ ngồi và nhìn các bạn khác chơi (học).... sau đó khi cho con quay lại lớp thì giải thích ngắn gọn, tại sao con bị phạt? Con có vui khi bị đứng 1 mình không? Lần sau con có làm như vậy nữa không? (cho trẻ tự quyết định việc mình làm và chịu hậu quả của nó)... Cách dạy này sẽ rất mất thời gian nhưng hiệu quả thì vô cùng tuyệt vời, các cô có thể thử xem.


    Hay bạn cũng có thể đặt 1 chiếc ghế ở 1 góc và cho cả lớp đặt tên chiếc ghế đó theo ý trẻ, lấy ý kiến của trẻ và hướng trẻ theo ý mình, rồi đặt tên chiếc ghế là ghế xấu xa. Trước khi đặt tên thì nên nói hậu quả khi trẻ nghịch và có hành vi làm đau bạn... Khi trẻ nghịch thì mời trẻ lên đó và nói với trẻ (khi con người lên chiếc ghế xấu xa này con sẽ trở thành người xấu xa và sẽ không có 1 bạn nào chơi với con cả, con sẽ trở thành người xấu và con sẽ không được học được chơi đồ chơi với các bạn, con có muốn thành người xấu xa không? Nhưng vì hôm nay con nghịch nên con sẽ lên đây ngồi, khi nào con ngoan và ra xin lỗi cô, các bạn và hứa không nghịch nữa con sẽ trở thành người tốt?) cách này nên áp dụng từ từ và thỏa thuận rõ ràng với trẻ, nên có thêm 1 khẩu hiệu trong lớp và bắt trẻ học thuộc (5 Không: Không nói chuyện, không đánh bạn, không nghịch phá đồ chơi, không khóc, không ăn chậm). Cách này có thể áp dụng được với các lớp lớn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Thỏa thuận hình phạt với lớp
    Thỏa thuận hình phạt với lớp
  4. Mỗi trẻ một tính. Trẻ ưa ngọt thì khi trẻ làm sai, cô giáo nói ngọt và nịnh là trẻ sẽ nghe lời thôi. Trẻ ưa mặn - Có nhiều bé ưa mặn thì chắc chắn cô giáo nói ngọt trẻ sẽ không bao giờ nghe nên đôi khi nói ngược lại với nịnh. Miễn sao cô không làm gì quá đáng với trẻ là được.


    Cô giáo cần tìm ra điểm yếu, điểm mạnh, nguyên nhân, hướng khắc phục, và số trẻ thích nghịch ngơm, không nghe lời trong một lớp chỉ là cá biệt thôi. Có những bé cứ thích chạy ra khỏi chỗ để gây sự chú ý với cô. Cô cáu là bé nhăn nhăn cười luôn. Với những trường hợp và tình huống như vậy thì cô giáo nên kiên trì và thay đổi cách xử lí linh hoạt. Có thể nói chuyện dịu dàng, ân cần, quan tâm và trò chuyện với trẻ như những người bạn, hay sử dụng khuôn mặt nghiêm khắc, hoặc phạt đứng góc, bắt ngồi 1 suy nghĩ, tạo trò chơi gây hứng thú...

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Hiểu tính cách của từng trẻ
    Hiểu tính cách của từng trẻ
  5. Bằng những cách khác nhau, giáo viên phải là người tạo ra không khí đầm ấm của một gia đình, tạo ra sự gần gũi, thân thương giữa cô và trò thì ngay lập tức trẻ sẽ rất hào hứng khi được đến trường. Để trẻ mầm non nghe lời mà không cần đòn roi, cách "Giao nhiệm vụ cho trẻ và sau đó khen trẻ" cũng được nhiều giáo viên mầm non áp dụng. Đây là cách làm khá phổ biến và không quá khó để thực hiện nhưng lại mang đến nhiều kết quả đáng mong đợi đấy.


    Với những trẻ hiếu động hay quậy phá thì dường như các hình thức phạt sẽ không có tác dụng. Vậy trường hợp này, cô giáo phải làm sao? Cô giáo có thể giao việc nhỏ cho trẻ làm rồi khen trẻ khi trẻ làm tốt, nếu lớp đã vào nề nếp, cô giáo có thể giao cho trẻ coi một nhóm bạn để trẻ coi và nhắc nhở bạn mình, trẻ đó sẽ phải tự làm gương và ngoan hơn.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Giao nhiệm vụ cho trẻ và sau đó khen trẻ
    Giao nhiệm vụ cho trẻ và sau đó khen trẻ
  6. Cô giáo có thể tâm sự với trẻ: "Hôm nay, cô thấy bạn A ngoan và bạn B cũng ngoan đáng khen đừng giống như một số bạn ở lớp cô... (giáo viên mượn tạm một cô nào đó trong trường). Không ngoan như giờ học nghịch chọc phá bạn, giờ ăn thì nói chuyện làm vơi vãi cơm, có bạn chạy giỡn lung tung làm mất trật tự trong lớp nè, không chú ý nghe cô nói như vậy có ngoan không các con? Có được cắm cờ không? Muốn được cắm cờ mình phải làm sau, giờ ngủ có nói chuyện không, không được nhiều cờ cuối tuần có được bông hồng không?"


    Nói chung, cô giáo đem những gì mà trẻ trong lớp mình vướng phải ra để nói chê nhưng không phải chê trẻ trong lớp mà mượn trẻ lớp khác chê để củng cố lớp mình. Đây chính là cách đánh vào tâm lý trẻ thích được khen, đem khuyết điểm của chúng nói cho những trẻ khác để chúng thấy như vậy không đúng. Bao giờ cũng vậy, bạn nên khen trước sau đó nói cái này, việc này là con ngoan, con giỏi nhưng cái này việc này thì chưa ngoan, chưa đúng,... để trẻ tự nhận thấy được lỗi của mình.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Khen trẻ và nói về những khuyết điểm xấu
    Khen trẻ và nói về những khuyết điểm xấu
  7. Ở lứa tuổi mầm non với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển mạnh, trẻ còn bé hay tò mò thích bắt chước, cô giáo phải tôn trọng trẻ và hết sức công bằng sử dụng khen, chê đúng mực. Khen và chê có tác dụng mạnh đến hành vi vâng lời của trẻ, những không nên khen quá đáng và chê trách chung chung, nên tôi thường khen những gương tốt để trẻ bắt chước.


    VD: Cô khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, mặc quần áo gọn gàng, sạch đẹp. Biết chào cô khi đến lớp, không khóc nhè thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện và mọi lúc mọi nơi, cũng có thể giúp trẻ có thói quen nề nếp tốt hơn hoặc cô không nên chê trẻ trước tập thể mà nên gần gũi để góp ý nhỏ với trẻ về một số nề nếp chưa tốt. Hay trong lớp còn một vài cháu hay nhõng nhẽo không nghe lời cô do sự nuông chiều của ông bà, bố mẹ thì cô giáo nên dựa vào lúc có điều kiện, trong giờ hoạt động nào đó mà trẻ có thể học tập, bắt chước, tranh thủ mọi cơ hội có thể thay đổi trẻ bằng mọi hình thức.

    Nói về những tấm gương tốt
    Nói về những tấm gương tốt
    Nói về những tấm gương tốt
    Nói về những tấm gương tốt
  8. Trẻ rất thích cảm giác giống như người lớn, được tự làm một việc gì đó từ đầu đến cuối theo cách của mình. Bạn hãy cho trẻ quyền lựa chọn giữa việc ngoan ngoãn để nhận phần thưởng hay không ngoan sẽ bị trách phạt. Hãy để trẻ đưa ra quyết định của mình, khi ấy trẻ sẽ ngoan một cách tự nhiên mà không thể hiện sự chống đối. Hãy giải thích cho các bé rõ ràng về những con đường mà bé có thể chọn lựa, đây cũng là cách để bạn thân với trẻ hơn đồng thời dạy trẻ được nhiều điều hay lẽ phải đấy.


    Với phương pháp "Cho trẻ quyền lựa chọn", đòi hỏi giáo viên cần có sự kiên nhẫn để giải thích, định hướng cho các bé hiểu về sự việc. Nếu các bé có lựa chọn sai, hãy giải thích và giúp cháu hướng về cách làm đúng một cách tự nguyện nhất, hạn chế việc ép buộc và sắp đặt bởi điều này sẽ khiến cháu khó chịu và không muốn làm theo.

    Cho trẻ quyền lựa chọn
    Cho trẻ quyền lựa chọn
    Cho trẻ quyền lựa chọn
    Cho trẻ quyền lựa chọn
  9. Giáo viên phải làm việc bằng cả cái tâm, bằng cả tấm lòng, mong muốn làm những điều tốt nhất cho các con, dù có bất kì tình huống như thế nào cũng phải kiên nhẫn, yêu thương tạo điều kiện cho các con phát triển tốt nhất. Bởi lẽ, giáo viên mầm non là một nghề rất đặc thù, đối tượng của các cô là các con rất non nớt, ngây thơ chưa ý thức được hành động vì thế nếu cô không làm việc từ cái tâm tốt thì khó có thể gần gũi và yêu thương các con.


    Trong quá trình rèn nề nếp cho bé chắc chắn cô phải nghiêm túc và khó tính. Nhưng với tình yêu trẻ, khi học thì nghiêm khi chơi thì hoà đồng với trẻ. Giờ ăn giấc ngủ chăm lo cho trẻ.. thì trẻ sẽ cảm nhận được tình cảm của cô và trở nên yêu quý cô, từ đó sẽ bớt nghịch phá hơn. Cô vẫn có uy với trẻ mà trẻ lại yêu thương cô chứ không phải sợ hãi cô. Giáo dục mầm non rất khó, đa số các bé còn thiếu hiểu biết nên cô giáo rất vất vả. Không ít các trường hợp, cô giáo phát điên lên vì trẻ ngang bướng và phụ huynh khó chịu. Tuy vậy khi rèn được bé vô nề nếp thì sẽ thấy rất “sướng”. Mỗi trường, mỗi lớp, mỗi cô đều khác nhau nên tuỳ theo tình hình của bé mà cô giáo cân nhắc ứng xử cho phù hợp.

    Cô giáo luôn thể hiện tình yêu đối với trẻ
    Cô giáo luôn thể hiện tình yêu đối với trẻ
    Cô giáo luôn thể hiện tình yêu đối với trẻ
    Cô giáo luôn thể hiện tình yêu đối với trẻ
  10. Nếu trẻ ương bướng, không nghe lời thì cô giáo cần kiên nhẫn, phải tìm lí do mà trẻ lại ương bướng, không chịu ăn, không nghe lời cô. Có thể do chưa quen lớp nên sợ không dám nói, có thể ở nhà con rất được chiều chuộng, thích làm theo ý mình. Dù đôi khi trẻ không hợp tác nhưng các cô nên chọn thái độ nhẹ nhàng để giáo dục trẻ, đây là cách làm giúp trẻ thoải mái và dễ dàng tiếp thu lời dạy của cô hơn.


    Hãy luôn là một người cô kiên nhẫn để giải thích cho các bé hiểu ngọn ngành thay vì chỉ dành cho trẻ những ánh nhìn thiếu thiện cảm. Ví dụ khi trẻ không chịu uống thuốc, bạn hãy nói với bé là "Con phải uống thuốc để nhanh khỏi ốm và để không lây cho các bạn khi con đến lớp". Như vậy, trẻ sẽ hiểu rõ được lý do, uống thuốc không chỉ tốt cho mình mà còn không gây ảnh hưởng cho người khác.

    Đừng nhìn trẻ với ánh mắt chán ghét và trách móc
    Đừng nhìn trẻ với ánh mắt chán ghét và trách móc
    Đừng nhìn trẻ với ánh mắt chán ghét và trách móc
    Đừng nhìn trẻ với ánh mắt chán ghét và trách móc




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy