Top 8 Phương pháp giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non hiệu quả nhất

Tâm Thanh 44 0 Báo lỗi

Giáo dục sớm cho trẻ ngày càng được các bậc phụ huynh quan tâm. Ngoài giáo dục rèn luyện các kỹ năng thì còn có giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ. Việc giáo dục ... xem thêm...

  1. Đồng cảm là khi một người có thể đặt mình vào vị trí của một người khác và cảm nhận được những gì người đó đang trải qua. Mỗi người có một số phận, một cuộc sống khác nhau. Có nhiều người không may mắn hay gặp phải khó khăn, ba mẹ hãy dạy bé cách yêu thương và đồng cảm với họ. Nếu trong khả năng, bé có thể giúp đỡ dựa vào những gì mình có, có thể là vật chất hoặc là tinh thần để an ủi những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.


    Ba mẹ hãy kể cho bé nghe về các câu chuyện đời thực, về những tấm gương có lòng nhân ái hay giúp đỡ người khác. Nếu có khả năng hãy cho bé tham gia các hoạt động thiện nguyện để bé được tự mình cảm nhận như đóng góp quần áo, thực phẩm cho người nghèo, hoặc tham gia các hoạt động vận động giúp đỡ xã hội. Qua đó, con sẽ có cơ hội trực tiếp trải nghiệm và thấy được giá trị của sự đồng cảm và chia sẻ.

    Hãy tạo cơ hội cho trẻ thảo luận về cảm xúc và tình cảm của người khác trong những tình huống khác nhau. Hãy hỏi trẻ về cách họ cảm nhận và có suy nghĩ gì về những tình huống như vậy.

    Dạy con về sự đồng cảm
    Dạy con về sự đồng cảm
    Dạy con về sự đồng cảm
    Dạy con về sự đồng cảm

  2. Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng sống quan trọng ba mẹ nên dạy cho trẻ ngay từ nhỏ. Trẻ có kỹ năng này sẽ biết cách phân bổ, sắp xếp thời gian hợp lý, đồng thời giúp trẻ dễ dàng ứng phó với những áp lực công việc sau này.


    Đối với trẻ nhỏ, kỹ năng quản lý thời gian giúp trẻ biết cách phân bổ thời gian vui chơi, học tập và nghỉ ngơi. Trong quá trình trẻ hình thành nhận thức, làm chủ hành động, suy nghĩ của mình, ba mẹ cần phối hợp với nhà trường để dạy kỹ năng quản lý thời gian cho trẻ. Cụ thể, trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể bắt đầu tiếp xúc và học kỹ năng quản lý thời gian với nhiều hoạt động thú vị.


    Đầu tiên cha mẹ hãy giới thiệu khái niệm về thời gian cho con. Giải thích về tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian một cách hiệu quả và giới thiệu cho con khái niệm về kế hoạch và mục tiêu. Tiếp theo, hãy dạy con cách lập kế hoạch hàng ngày bằng cách xác định những việc cần làm và sắp xếp chúng một cách hợp lý. Ngoài ra, ba mẹ nên dạy trẻ những từ chỉ thời gian đơn giản để trẻ hiểu hoạt động của thời gian như "Trước khi xem tivi, con cần phải làm hết những bài tập này nhé". Ba mẹ nên hạn chế nói những từ chung chung như "lát nữa, tí nữa..." khiến trẻ không xác định thời gian cụ thể, dẫn đến việc ỷ lại, không quan tâm đến thời gian.

    Dạy con quản lý thời gian và công việc
    Dạy con quản lý thời gian và công việc
    Dạy con quản lý thời gian và công việc
    Dạy con quản lý thời gian và công việc
  3. Cảm xúc tiêu cực là những cảm giác gây đau khổ hay buồn bã với các cá nhân. Những cảm xúc này khiến bé trở nên buồn rầu, mất tự tin về bản thân, cảm thấy không còn lạc quan với cuộc sống và có những cảm nhận không tốt với mọi thứ xung quanh. Trong quá trình giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non, việc dạy con cách đối phó với sự căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực là một khía cạnh quan trọng. Trẻ ở độ tuổi này thường chưa biết cách xử lý những cảm xúc khó khăn, vì thế mà vai trò của phụ huynh là hỗ trợ con trong việc hiểu và biết cách đối mặt với những tình huống này.


    Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, dẫn đến căng thẳng và cảm xúc tiêu cực, đó là điều không thể tránh khỏi. Ba mẹ hãy dạy bé tiếp nhận những cảm xúc ấy “đúng cách”, không trốn tránh, công nhận điều đó như một sự việc bình thường của cuộc sống và luôn có cách giải quyết.

    Khi bé gặp phải vấn đề nào đó, ba mẹ hãy lắng nghe và an ủi bé để tâm trạng bé được tốt hơn. Có thể cho bé làm những việc yêu thích, đi chơi chung cùng gia đình hoặc làm những việc khác để lấy lại tinh thần. Sau đó bố mẹ nên nói chuyện lại với con, cho bé những lời khuyên để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực.

    Đối phó với sự căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực
    Đối phó với sự căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực
    Đối phó với sự căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực
    Đối phó với sự căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực
  4. Trong quá trình giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non, một khía cạnh quan trọng khác là giúp con nhận diện cảm xúc bản thân. Điều này bắt đầu từ việc giúp con hiểu rõ về những cảm xúc mà họ đang trải qua. Ngày nay nhiều trẻ em hay phản ứng theo cảm tính cá nhân, dễ nổi cáu và không biết kiềm chế bản thân. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hướng dẫn con cách kiềm chế cảm xúc, hình thành lối ứng xử tốt đẹp và hoà nhập với thế giới muôn màu.


    Phụ huynh có thể hướng dẫn con phân biệt và gọi tên những cảm xúc khác nhau, từ vui vẻ, buồn bã, sợ hãi, cho đến tức giận. Khi con nhận diện được cảm xúc của mình, hãy hướng dẫn con cách kiểm soát bản thân một cách phù hợp.


    Học cách hít thở sâu để giữ bình tĩnh, tìm hiểu những hoạt động giúp giải tỏa căng thẳng, nghĩ đến một thứ gì khiến bé vui. Việc này giúp con phát triển khả năng tự quản lý cảm xúc từ sớm, từ đó hình thành một nền tảng vững chắc cho sự phát triển về tinh thần của bản thân trẻ. Cha mẹ là hình mẫu trong việc tự kiểm soát cảm xúc của mình, thay vì chống lại “cơn giận dữ” như hét lên, cáu giận… cha mẹ nên dành thời gian để tự làm mình bình tĩnh lại. Bởi trẻ sẽ học được từ chính cha mẹ. Khi chúng ta hét lên, trẻ cũng sẽ học cách hét lên. Khi chúng ta nói chuyện bằng giọng tôn trọng thì chúng cũng học cách nói tôn trọng. Bất cứ khi nào, cha mẹ đều làm tấm gương trước các con để tự ngăn bản thân khỏi những hành động khi tức giận như thế nào, con bạn sẽ học được nguyên tắc cảm xúc đó.

    Giúp con nhận diện cảm xúc bản thân
    Giúp con nhận diện cảm xúc bản thân
    Giúp con nhận diện cảm xúc bản thân
    Giúp con nhận diện cảm xúc bản thân
  5. Một trong các sở thích khác của các bé chính là phim ảnh và nghe kể chuyện. Đây cũng là một cách để giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non được các trường áp dụng. Việc dạy con qua phim ảnh, truyện kể là một cách hiệu quả để giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, việc học qua truyện kể hoặc xem phim ảnh sẽ giúp con tiếp cận các tình huống và kỹ năng giao tiếp một cách đơn giản và dễ hiểu hơn.


    Đặc biệt phụ huynh có thể cho bé xem các chuyện cổ tích, thông điệp cuộc sống hoặc các câu chuyện có kèm các nội dung học tập cho bé. Phụ huynh có thể lựa chọn những bộ phim, cuốn sách phù hợp với độ tuổi và khuyến khích bé xem trong thời gian rảnh rỗi.


    Các bé còn nhỏ nên sẽ dễ bị thu hút bởi các trò chơi hoặc hoạt động ngoại khóa. Ba mẹ có thể quan sát phản ứng của bé khi thắng hoặc thua sẽ như thế nào để nhắc nhở bé. Phụ huynh và giáo viên có thể tận dụng những trò chơi thú vị này để giảng dạy về tình thương, tình bạn và các giá trị cảm xúc xã hội khác.

    Dạy con qua trò chơi, phim ảnh, truyện kể
    Dạy con qua trò chơi, phim ảnh, truyện kể
    Dạy con qua trò chơi, phim ảnh, truyện kể
    Dạy con qua trò chơi, phim ảnh, truyện kể
  6. Dạy con trở thành người tử tế luôn là điều mà các bậc làm cha mẹ mong muốn. Ngay từ khi còn nhỏ, nếu các bé được ba mẹ dạy về sự đồng cảm, bé sẽ dễ dàng quen với các việc tử tế. Xuất phát từ lòng thương người, sự tôn trọng với người có hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ họ chứ không phải chê trách và sỉ nhục họ.

    Ba mẹ hãy làm gương cho con và là người tạo điều kiện để các bé làm việc tốt, dần dần sẽ tạo được thói quen cho bé. Đơn giản như khi đi ngoài đường có thể giúp cụ già sang đường, nếu có điều kiện có thể ủng hộ những người tàn tật, nghèo khó... hoặc đơn giản chỉ là sự tôn trọng, lời chào hỏi tới những người xung quanh. Trong quá trình giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non, một khía cạnh cần đề cập đến chính là khuyến khích con làm việc tử tế. Khi con được khuyến khích và luyện tập làm việc tử tế từ nhỏ, trẻ sẽ phát triển tư duy tích cực và góp phần tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn trong tương lai.


    Để có thể dạy con trở thành người tử tế, bố mẹ hãy đặc biệt nghiêm túc trong việc đưa ra kỷ luật đối với con cái. Nếu như thấy bé có những hành vi khác nhau như: nói dối, cãi ngang, hãy đưa ra những hình phạt một cách rất nghiêm khắc. Đồng thời giải thích cho bé hiểu rõ tại sao mà bố mẹ lại phải áp dụng những hình phạt nghiêm khắc khi con mắc lỗi.

    Làm việc tử tế
    Làm việc tử tế
    Làm việc tử tế
    Làm việc tử tế
  7. Các bé thường không nghe lời hoặc không nghe theo các lời dạy từ người lớn bởi bé chưa biết được những việc đó sẽ gây ra hậu quả như thế nào. Việc đánh giá được kết quả hành vi của mình có thể giúp bé tránh phạm phải những sai lầm hoặc mất mát không đáng có. Nhiều trường hợp bé còn nhỏ thì phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn, mang đến những trải nghiệm cho các bé rút kinh nghiệm.


    Phụ huynh cần thường xuyên tương tác với con, kể cho họ nghe về những tình huống thực tế liên quan đến hành vi xấu, đồng thời giải thích về những hậu quả không mong muốn từ việc làm sai. Các câu chuyện thực tế và video có thể giúp trẻ hình dung dễ dàng hơn về những tình huống và hậu quả mà họ có thể gặp phải. Việc này giúp trẻ phát triển khả năng suy luận và tự quản lý hành vi của mình để tránh những hậu quả không mong muốn.

    Giúp trẻ hiểu hậu quả của hành vi
    Giúp trẻ hiểu hậu quả của hành vi
    Giúp trẻ hiểu hậu quả của hành vi
    Giúp trẻ hiểu hậu quả của hành vi
  8. Kỹ năng làm việc nhóm hay kỹ năng teamwork là khả năng tập hợp những người có các kỹ năng khác nhau thành một nhóm, mỗi cá nhân phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu chung của đội nhóm. Đối với học sinh mầm non, kỹ năng làm việc nhóm thể hiện qua việc các bé cùng tham gia vào các hoạt động học tập, các dự án trên lớp, các hoạt động ngoại khóa… và đạt được những mục tiêu chung đã đề ra.


    Trong quá trình giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non, thì việc hướng dẫn con làm việc nhóm cũng là một phần rất quan trọng. Khi làm việc tập thể sẽ mang lại hiệu quả công việc cao hơn, rút ngắn thời gian và còn có thể giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non. Các bé có cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn bè đồng trang lứa, cùng chia sẻ và học thêm những kiến thức khác từ mọi người.


    Thầy cô và ba mẹ có thể cùng phối hợp để giúp bé học cách làm việc nhóm trong học tập. Những người có tính cách, mục tiêu học tập giống nhau cùng hợp tác để trao đổi kiến thức và hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng hơn. Điều này góp phần giúp con phát triển khả năng thấu hiểu cảm xúc của bản thân và học cách xử lý tình huống khi gặp các ý kiến trái chiều trong một nhóm.

    Làm việc nhóm
    Làm việc nhóm
    Làm việc nhóm
    Làm việc nhóm




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy