Top 5 Hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non hiệu quả nhất

Tâm Thanh 124 0 Báo lỗi

Âm nhạc hoàn toàn có thể giúp mỗi đứa trẻ phát triển tư duy một cách toàn diện nhất. Âm nhạc được biết đến là phương thức giáo dục hữu hiệu, có tác dụng kích ... xem thêm...

  1. Dạy hát là nội dung trọng tâm của hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. Âm nhạc có thể phát triển được khả năng thụ cảm và trẻ cũng rất yêu thích hoạt động này. Âm nhạc được giảng dạy thường là các bài hát sôi nổi, có âm điệu vui tươi, mang màu sắc ngộ nghĩnh của con vật. Trẻ em được học tập bài hát, được xem biểu diễn âm nhạc và thưởng thức nghệ thuật.


    Hoạt động dạy hát là phần nội dung quan trọng và trọng tâm tác động mạnh mẽ đến khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ mầm non. Mỗi bài hát với giai điệu, nhịp điệu và tiết tấu khác nhau, hấp dẫn dễ nghe dễ thuộc giúp đưa trẻ vào thế giới cái đẹp với ngập tràn màu sắc.

    Hoạt động ca hát còn kích thích và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về bài hát. Trẻ được giảng dạy học hát, hát đúng âm vần và nhạc điệu. Ca hát còn giúp trẻ bộc lộ được những cảm xúc, những suy nghĩ của trẻ về bài hát đó. Khi hát trẻ còn phải thể hiện tình cảm, hát đúng nhạc, đúng lời, thể hiện được sự biểu cảm với những cường độ, âm sắc phù hợp với nội dung và tính chất âm nhạc. Trẻ hát kết hợp với việc sử dụng các dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo tiết tấu âm nhạc sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú cũng như những kĩ năng hoạt động nghệ thuật phong phú.

    Dạy hát
    Dạy hát
    Dạy hát
    Dạy hát

  2. Nghe hát và nghe nhạc là phương thức nhanh chóng nhất giúp trẻ cảm thụ nhạc điệu, âm sắc bài hát. Cảm xúc âm nhạc cũng được phát triển và dần hình thành thói quen nghe nhạc ở trẻ. Thông qua hoạt động nghe, trẻ có thể ghi nhớ nội dung bài hát, phân biệt các thể loại nhạc và hỗ trợ hoạt động rèn luyện thính giác.


    Hoạt động này góp phần rèn luyện khả năng tập trung, sự cảm thụ âm thanh. Hướng trẻ đến khả năng cảm thụ, đánh giá, nhận xét và bày tỏ được thể loại âm nhạc mình yêu thích. Giúp trẻ hiểu biết về các tác phẩm âm nhạc và năng lực cảm thụ, giúp trẻ hình thành kĩ năng nghe, đó là sự tập trung và chăm chú, không ồn ào, biết nhận xét hoặc đánh giá về tác phẩm. Nghe nhạc còn nhằm giáo dục cho trẻ thị hiếu âm nhạc lành mạnh, phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ.


    Trẻ được nghe hát hoặc nghe nhạc không lời, đặc biệt là những ca khúc quen thuộc mang âm hưởng dân ca, các làn điệu được chuyển thể do các nhạc cụ dân tộc diễn tấu hoặc nghe nhạc kết hợp với xem biểu diễn, múa cũng góp phần tích cực vào việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ.

    Dạy nghe hát – nghe nhạc
    Dạy nghe hát – nghe nhạc
    Dạy nghe hát – nghe nhạc
    Dạy nghe hát – nghe nhạc
  3. Đối với trẻ nhỏ, việc cho bé vui chơi, giải trí bằng các trò chơi âm nhạc dành cho trẻ mầm non hấp dẫn, thú vị sẽ giúp trẻ gia tăng cảm xúc, sự tự tin và phát triển tốt về ngôn ngữ, trí tuệ. Đây cũng chính là nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển của bé về sau.


    Trò chơi âm nhạc là một dạng tổng hợp của các hoạt động giáo dục âm nhạc. Trong các trò chơi, trẻ được nghe nhạc, ca hát, vui chơi,… theo sự dẫn dắt của giáo viên. Trò chơi âm nhạc được xây dựng nội dung trên cơ sở các bài hát và chơi dựa trên quy luật âm nhạc. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ ôn luyện các kỹ năng trình diễn âm nhạc. Các trò chơi âm nhạc đều có khả năng dẫn dắt trẻ vui chơi, ca hát, bộc lộ và phát triển bản thân.


    Trò chơi âm nhạc giúp trẻ rèn luyện tai nghe, củng cố ca hát, phát triển cảm giác nhịp điệu,… Mỗi loại trò chơi đều hướng đến phát triển một hay nhiều kĩ năng âm nhạc giúp trẻ ôn luyện, củng cố và tiếp thu các nội dung giáo dục. Sự mới lạ và thú vị trong các trò chơi đa dạng, hấp dẫn do cô giáo thiết kế, sáng tạo và tổ chức gắn liền với bài học cũ và bài học mới nâng dần về yêu cầu sẽ là động lực giúp trẻ tích cực, hứng thú và thoải mái trong vui chơi.

    Trò chơi âm nhạc
    Trò chơi âm nhạc
    Trò chơi âm nhạc
    Trò chơi âm nhạc
  4. Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, phản ứng nhanh nhẹ. Ngoài ra còn thể hiện nhu cầu tình cảm của trẻ. Trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Hiện nay vận động theo nhạc đang được các trường mầm non quan tâm và thực hiện theo đúng chương trình quy định đồng thời giúp giáo viên có được những cơ hội và điều kiện thể hiện khả năng của mình.


    Vận động cùng âm nhạc được hiểu là sự kết hợp giữa các hoạt động tay chân và âm nhạc bài hát. Hoạt động theo nhạc có thể giáo dục thể chất ở trẻ, giúp trẻ rèn luyện sự dẻo dai và linh hoạt từ cơ thể. Âm nhạc rèn cho trẻ khả năng phản ứng nhanh với các hoạt động, bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhạc điệu.

    Các động tác hướng dẫn cho trẻ vận động cần đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ, phải phù hợp với tính chất, cấu trúc và nội dung âm nhạc của tác phẩm. Động tác không nên quá khó khiến trẻ không thực hiện được và cũng không nên lạm dụng quá nhiều động tác trong một bài vận động hoặc có sự di chuyển, sắp xếp đội hình phức tạp sẽ làm trẻ khó nhớ, khó thực hiện được.

    Vận động theo nhạc
    Vận động theo nhạc
    Vận động theo nhạc
    Vận động theo nhạc
  5. Ở trường mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức các sự vật xung quanh, phát triển lời nói, trao đổi tình cảm… Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu.


    Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc mầm non và các động tác của cơ thể hoặc sử dụng dụng cụ âm nhạc, gõ đệm theo nhịp điệu âm nhạc tạo cho trẻ có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách.


    Đây là hình thức phân biệt tiết tấu bài hát nhanh – chậm từ bài hát. Vỗ tay là hoạt động hướng dẫn trẻ nắm bắt tiết tấu nhanh – chậm. Trẻ thực hiện minh họa bài hát bằng các hoạt động cơ thể thông qua hình thức tạo dáng hoặc múa. Hoạt động minh họa thường được giảng dạy nhiều hơn, do tính chất dễ thực hiện và hoạt động tốt.

    Hoạt động này giúp bé vận động được hình thể tốt nhất mà hầu như trẻ rất thích thú, tạo được sự hào hứng và sự tham gia rất nhiệt tình của trẻ. Ở hoạt động này, trẻ sẽ không phải ngồi một chỗ lâu và được vận động, được thả sức bộc lộ cảm xúc của mình một cách ngẫu hứng.

    Hoạt động minh họa theo nhịp điệu
    Hoạt động minh họa theo nhịp điệu
    Hoạt động minh họa theo nhịp điệu
    Hoạt động minh họa theo nhịp điệu




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy