Top 12 Kỹ năng sống thiết yếu để phát triển toàn diện dành cho trẻ mầm non
Thông thường ở lứa tuổi mầm non, trẻ có xu hướng tiếp thu, học hỏi cái mới một cách nhanh chóng. Vì thế, đây là thời điểm lý tưởng để các phụ huynh rèn luyện ... xem thêm...các kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Những kỹ năng sống dưới đây sẽ trở thành nền tảng xây dựng cá tính và thế mạnh của trẻ sau này.
-
Tự ăn được xem là một trong các kỹ năng tự phục vụ mà các bậc phụ huynh nên rèn luyện cho trẻ từ sớm. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trẻ từ khoảng sau 6 tháng đã có thể tự bốc thức ăn để cho vào miệng, sau khoảng 9 tháng trẻ có thể dùng được muỗng, trẻ trên 1 tuổi có thể sử dụng đũa để ăn uống.
Tuy nhiên, quá trình dạy con tự ăn cũng đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng rất nhiều của các bậc phụ huynh cùng những người chăm sóc chính cho trẻ. Đối với những trẻ còn quá nhỏ thì việc để trẻ tự ăn uống có thể khiến cho quần áo, mặt mũi của trẻ lấm lem và sau khi ăn, ba mẹ phải là người thu dọn “chiến trường”.
Ngoài ra, vào thời gian đầu tiên khi áp dụng việc cho trẻ tự ăn thì đôi khi trẻ sẽ không ăn được nhiều như lúc được ba mẹ hỗ trợ. Các bậc phụ huynh cũng đừng nên quá lo lắng về điều này vì chỉ cần hỗ trợ rèn luyện trong thời gian ngắn thì trẻ đã có thể ăn uống tốt và quen dần với việc tự phục vụ bản thân.
Bên cạnh đó, trong quá trình này, phụ huynh cũng cần đặt ra quy định cụ thể về thời gian ăn của trẻ, tốt nhất là khoảng 30 phút. Nếu sau 30 phút mà trẻ vẫn chưa thể ăn hết thức ăn thì ba mẹ nên kiên quyết thu hồi lại để trẻ có thể rút kinh nghiệm và ăn uống nghiêm túc hơn cho lần sau.
-
Các phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non cần được áp dụng từ sớm để hình thành và phát triển cho trẻ cách tương tác, ứng xử và tự tin để kết nối với mọi người xung quanh. Quá trình này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ và kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường cùng với gia đình để có thể tạo điều kiện thuận lợi, giúp trẻ nhỏ rèn luyện và phát huy tốt các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Giao tiếp được biết đến là một trong các kỹ năng quan trọng và rất cần thiết đối với đời sống sinh hoạt của mỗi con người. Nhờ có giao tiếp mà con người có thể thấu hiểu, đồng cảm và gắn kết với nhau nhiều hơn. Trong bất kỳ hoạt động xã hội nào, chúng ta cũng cần có sự tương tác qua lại lẫn nhau để có thể hoàn thành tốt các công việc, nhiệm vụ và cùng nhau phát triển, tạo dựng các mối quan hệ lành mạnh.
Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp cần được rèn luyện và phát triển trong những năm tháng đầu đời, đặc biệt là những trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Đây được xem là giai đoạn vàng để kích thích ngôn ngữ và gia tăng nhu cầu được tương tác, kết nối với thế giới xung quanh của hầu hết mọi trẻ nhỏ.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, ngay từ khi vừa chào đời, trẻ đã bắt đầu có những cử chỉ tương tác với thế giới thông qua việc quan sát, các cử động của tay chân hoặc đặc biệt là tiếng khóc của trẻ. Khi trẻ dần lớn lên, trẻ sẽ học tập và hình thành tốt ngôn ngữ để có thể giao tiếp, kết nối với mọi người xung quanh.
Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp tốt còn hỗ trợ cho trẻ nhỏ biết cách lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng ý kiến của người khác, nhờ thế mà trẻ có thể dễ dàng tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp, duy trì cuộc sống lành mạnh. Những đứa trẻ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử từ nhỏ sẽ có sự tự tin và luôn biết cách làm chủ chính mình, do đó trẻ cũng biết cách nắm bắt các cơ hội, dễ dàng đạt được thành công. -
Bơi lội là một trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non được các bố mẹ quan tâm khi nuôi dạy con. Kỹ năng này không những hỗ trợ phát triển thể chất mà còn giúp tăng khả năng sinh tồn cho bé. Đồng thời, khi tiếp xúc với bộ môn bơi lội, bé sẽ có cơ hội làm quen với môi trường mới, tạo sự thích thú, tăng khả năng sáng tạo trong học tập. Vì thế, các bố mẹ hãy dành thời gian để đưa con đi bơi mỗi tuần nhé.
Mặt khác bơi lội còn là một môn thể thao được nhiều người yêu thích, trong đó có các em nhỏ. Bơi lội còn mang đến nhiều lợi ích cho các bé. Do đó mà không ít phụ huynh cho trẻ học bơi từ nhỏ.
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều minh chứng về việc trẻ học bơi thông minh vượt trội. Nhờ vào sự vận động dưới nước giúp kích thích các dây thần kinh não bộ của trẻ phát triển. Vì thế mà học bơi giúp bé thông minh và linh hoạt hơn. Thực tế thì việc trẻ thường xuyên bơi lội có khả năng phát triển ngôn ngữ tốt. Kỹ năng vận động tốt giúp trẻ tự tin, phát triển thể chất. Ngoài ra còn giúp trẻ có hệ thống miễn dịch tốt hơn trẻ không bơi và ít bơi.
-
Dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, gọn gàng, khoa học là một kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mà cha mẹ cần lưu tâm. Điều này không chỉ đơn thuần do lười biếng hay không có kỹ năng dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc sao cho hợp lý, thuận tiện sử dụng nhất mà điều chúng ta cần quan tâm đó là “Gọn gàng, ngăn nắp là thói quen cần xây dựng từ nhỏ”. Vậy cha mẹ đã dạy con về điều này như thế nào?
Bạn biết đấy, đa phần những thói quen nhỏ của chúng ta đều được hình thành dưới sự giám sát và khuyến khích của ba mẹ và gọn gàng, ngăn nắp cũng không phải ngoại lệ.
Dạy con dọn dẹp từ nhỏ ngoài việc giúp con tự lập, có trách nhiệm với bản thân, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ thì điều cuối cùng bố mẹ nhận được đó là những đứa trẻ có kỹ năng cần thiết để đảm bảo cuộc sống độc lập của chúng sau này.
-
Bố mẹ mặc dù rất thương yêu con nhưng không thể lúc nào cũng đồng hành với con cái trên mọi chặng đường được. Vậy nên hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết để bé có thể thành công trong cuộc sống. Kỹ năng không thể thiếu đó chính là kỹ năng tự chăm sóc bản thân.
Tự chăm sóc bản thân là khả năng có thể tự chăm lo cho cuộc sống của mình về sức khỏe, tinh thần và vật chất. Hiểu biết và quản lý bản thân, không để những cảm xúc tiêu cực của mình ảnh hưởng tới người khác, tới công việc chung. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân bao gồm chăm sóc về dinh dưỡng, sức khỏe thể chất, chăm sóc tinh thần và biết cách quản lý thời gian hiệu quả.
Học được cách tự chăm sóc bản thân khi còn bé sẽ đem tới nhiều lợi ích cho sự phát triển về tinh thần, thể chất và cả trí tuệ cho trẻ sau này. Có được những kỹ năng cơ bản để chăm sóc bản thân đồng nghĩa với việc các em đang rèn luyện cho mình tinh thần trách nhiệm, tính tự giác cao với mọi hành động và lời nói của bản thân. Các em cũng sẽ bắt đầu hành trình tìm hiểu chính mình, biết được sở thích, sở trường, sở đoản của mình là gì, từ đó sẽ có những định hướng phát triển phù hợp với cá tính của bản thân.
Biết được kỹ năng chăm sóc bản thân, các em không những có thể chăm sóc tốt cho bản thân mình mà còn có khả năng chăm sóc và quan tâm tới mọi người xung quanh, đặc biệt là những người mà các em yêu thương như ông bà, bố mẹ, anh chị em trong gia đình…Dưới đây là những kỹ năng mà bố mẹ có thể rèn luyện cho trẻ mầm non tự chăm sóc bản thân:
- Dạy trẻ biết cách chăm sóc các bộ phận của cơ thể
- Dạy trẻ cách quản lý, vệ sinh đồ dùng cá nhân
- Dạy trẻ biết cách ứng xử, giao tiếp
- Dạy con biết cách chọn lựa khôn ngoan
- ...
-
Trong cuộc sống, bất cứ ai cũng cần biết cách quản lý thời gian, dù là trẻ nhỏ hay người lớn. Kỹ năng này góp phần quan trọng trong quá trình phát triển và hoàn thiện bản thân của mỗi người. Đối với trẻ nhỏ, kỹ năng quản lý thời gian giúp trẻ biết cách phân bổ thời gian vui chơi, học tập và nghỉ ngơi. Trong quá trình trẻ hình thành nhận thức, làm chủ hành động, suy nghĩ của mình, ba mẹ cần phối hợp với nhà trường để dạy kỹ năng quản lý thời gian cho trẻ. Cụ thể, trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể bắt đầu tiếp xúc và học kỹ năng quản lý thời gian với nhiều hoạt động thú vị.
Những cách dạy kỹ năng quản lý thời gian cho trẻ:
- Dạy con cách sử dụng đồng hồ
- Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên
- Lập thời gian biểu cụ thể hàng ngày
- Chuẩn bị cho con một cuốn sổ ghi nhớ
- Dạy kỹ năng quản lý thời gian cho trẻ qua những câu chuyện thú vị
- Ba mẹ là tấm gương sáng cho trẻ
- Dạy con cách sử dụng đồng hồ
-
Ở độ tuổi mầm non, trẻ thường thích thú với những điều mới lạ xung quanh, tuy nhiên, hầu hết các con sẽ gặp khó khăn hay chướng ngại vật khi không có người lớn trợ giúp. Vì vậy, ngay từ những năm đầu đời cha mẹ hãy dạy trẻ kỹ năng vượt khó – để giúp con tự tin vào bản thân mình và tự do khám phá thế giới.
4 hành động của cha mẹ giúp con rèn luyện kỹ năng vượt khó:
- Động viên con: Hãy luôn động viên con tự mình làm các công việc vừa sức với con.
- Khuyến khích con tự do sáng tạo: Để con có một khả năng thích ứng, xử lý mọi tình huống trong cuộc sống yêu cầu con phải có khả năng sáng tạo tốt. Để kích thích khả năng tư duy sáng tạo của con, cha mẹ cần cho con tiếp xúc với các trò chơi có tính mày mò, quan sát và phán đoán nhanh, tìm cách giải quyết, ví dụ như nặn tượng đất sét, sắp xếp tranh, lắp mô hình… cho con thoải mái sáng tạo theo cách của mình. Đồng thời lắng nghe ý kiến của con và khuyến khích con bày tỏ ý kiến riêng của bản thân.
- Rèn kỹ năng vượt khó qua hoạt động thể dục thể thao: Tập luyện một môn thể thao không những giúp con tăng khả năng vận động, rèn luyện một cơ thể cân đối mà còn giúp hình thành tính kiên trì, vượt khó trong mỗi đứa trẻ. Cha mẹ hãy tập luyện với con bằng những bài tập cơ bản như đi bộ ở công viên, nhảy dây sau đó dần dần tăng mức độ khó của các môn thể thao như leo núi trong nhà…con sẽ thấy được không gì là dễ dàng và sẽ rất vui khi vượt được qua các chướng ngại vật mà cha mẹ đặt ra.
- Dạy trẻ kỹ năng quan sát và đặt câu hỏi: Đây là hai hành động con cần học và thực hiện khi đứng trước một khó khăn. Khi trẻ gặp một chướng ngại vật hoặc vấn đề nào đó, điều con cần làm là giữ thái độ bình tĩnh và quan sát để tìm ra cách xử lý phù hợp nhất. Ví dụ khi trót làm dây màu vẽ ra quần áo, con hãy nhìn xung quanh và bình tĩnh xử lý bằng cách lấy khăn giấy thấm trước khi nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ. Đôi khi cha mẹ hãy để con được tự mình giải quyết vấn đề. Các phụ huynh có thể giúp đỡ nếu trẻ đưa ra lời xin trợ giúp hoặc cần hướng dẫn. Đặt câu hỏi là một cách tuyệt vời để giúp trẻ kiểm soát vấn đề của bản thân mình. Ngoài ra việc tự đặt câu hỏi còn kích thích năng lực tư duy trong trẻ và hình thành khả năng sáng tạo, trẻ sẽ có nhiều phương án giải quyết khó khăn và lạc quan khi xử lý tình huống hơn.
- Động viên con: Hãy luôn động viên con tự mình làm các công việc vừa sức với con.
-
Bên cạnh việc dạy cho trẻ kỹ năng tự phục vụ chính mình, các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm đến việc hướng dẫn và nâng cao cho trẻ tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ những người xung quanh. Không chỉ cần rèn luyện cho trẻ tính tự lập riêng của bản thân mà còn phải hỗ trợ trẻ biết cách giúp đỡ và san sẻ công việc cùng với những người xung quanh, để trẻ có thể sống hòa nhập và nhận được nhiều sự yêu thương của mọi người.
Nhân ái là một trong những đức tính rất tốt mà trẻ cần học hỏi. Nếu muốn con trở thành một người nhân hậu và ngọt ngào thì bạn nên dạy bé biết quan tâm và giúp đỡ người khác.
Để trẻ học được kỹ năng này, trước hết các bậc phụ huynh cần là tấm gương tốt để con noi theo. Khi thấy người khác gặp vấn đề, hãy gợi ý cho trẻ giúp đỡ và chia sẻ khó khăn bằng nhiều cách. -
Khi trẻ bắt đầu đi học, ngoài việc tiếp thu kiến thức văn hóa, trẻ còn bắt đầu làm quen với một môi trường mới với cuộc sống tập thể. Chính vì vậy, việc trang bị cho trẻ mẫu giáo những kỹ năng sống cần thiết sẽ giúp trẻ vui chơi và hòa nhập với mọi người dễ dàng hơn, đồng thời hình thành những thói quen và tính cách tốt đẹp.
Trẻ mầm non hay tò mò, quan sát và muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Vì vậy, kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non mà ba mẹ cần dạy trẻ là kỹ năng học hỏi. Bố mẹ nên tạo điều kiện hết sức để trẻ có thể tự do khám phá và tích cực học hỏi.
Phụ huynh hãy để trẻ đọc sách đa dạng chủ đề, tham gia các hoạt động vui chơi, xem chương trình khoa giáo… Cũng như hãy dạy con mình cách đặt câu hỏi Vì Sao? và cùng bé tìm lời giải đáp cho từng câu hỏi. Việc có bố mẹ đồng hành trong quá trình khám phá sẽ giúp bé hào hứng và đam mê học hỏi cái mới. -
Trong cuộc sống, để nuôi dạy con trẻ nên người, ngoài việc cho con một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, một môi trường giáo dục tốt thì việc dạy con trẻ những kỹ năng tự vệ cũng vô cùng quan trọng, cần thiết. Sự giáo dục có thể được học ngay trong gia đình, ở trường. Điều quan trọng là cần giúp trẻ nhận biết được nguy hiểm rình rập và học cách đối phó, không bị bỡ ngỡ và có cách giải quyết vấn đề một cách tốt nhất có thể.
Cha mẹ dạy trẻ cẩn trọng khi tiếp xúc với người lạ, không nhận hay lấy bất cứ thứ gì từ người lạ. Hạn chế cho trẻ ngồi lòng người lạ, kể cả bản thân của cha mẹ, nhất là người khác giới để đề phòng mọi tình huống có thể xả ra.
-
Một kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết khác chính là trồng cây và chăm sóc động vật. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc biết yêu thương động vật và thiên nhiên sẽ khiến cho tâm hồn và tính cách của bé trở nên tươi đẹp hơn. Từ đó góp phần giúp trẻ hình thành những cảm xúc tích cực, khả năng tư duy và tấm lòng biết quan tâm đến mọi việc xung quanh.
Hãy giúp con học cách sống hòa hợp, chăm sóc và yêu thương động vật. Điều này sẽ giúp tăng sự yêu thương và san sẻ ngay từ nhỏ của trẻ. Việc một đứa trẻ biết chăm sóc cây cối, thiên nhiên cũng giúp bé hình thành ý thức bảo vệ môi trường. -
Trẻ em giống như một tờ giấy trắng, không biết nói dối là gì và tác hại của việc nói dối. Tuy nhiên, ở lứa tuổi mầm non, các con tiếp thu nhanh, dễ học, dễ nhớ. Mặc dù trên thực tế nói dối không hoàn toàn sai trong nhiều trường hợp, nhưng trẻ còn quá nhỏ để nghĩ như vậy.
Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện với con, khuyến khích con nói ra suy nghĩ của mình. Nếu trẻ mắc lỗi hãy động viên trẻ thừa nhận, sau đó khen trẻ ngoan để con nhận ra lỗi lầm đó là lời xin lỗi chứ không phải nói dối để che đậy sự việc. Đây chính là một kỹ năng sống cho trẻ mầm non đòi hỏi sự kiên nhẫn của ba mẹ khi dạy con.