Top 6 Kỹ năng quan trọng phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
Giai đoạn phát triển đầu tiên được xem là thời điểm hoàn hảo nhất mà các bậc phụ huynh nên giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mầm non. Điều này, giúp trẻ ... xem thêm...được hình thành những thói quen tốt và nhận thức đầy đủ, toàn diện hơn về cuộc sống, thế giới xung quanh. Vậy đâu là kỹ năng quan trọng phát triển nhận thức cho trẻ mầm non. Hãy cùng Toplist tìm hiểu nhé.
-
Sử dụng những câu ngắn để truyền đạt rõ ý
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng, giúp trẻ xây dựng nền móng vững chắc cho sự học hỏi, giao tiếp và tư duy trong tương lai. Sự phát triển nhận thức của trẻ thường sẽ dựa vào khả năng quan sát của mình. Tuy nhiên, với các bé mầm non thường năng lực ngôn ngữ còn hạn chế. Vậy nên, ba mẹ nên hướng dẫn sử dụng những câu ngắn để truyền đạt rõ ý mình muốn nói hơn. Thông qua tính nhận thức mà mỗi bé đều có những cách đón nhận, tiếp thu và tích lũy kỹ năng giao tiếp khác nhau bởi bản chất nhận thức mỗi bé đều có sự riêng biệt.
Chẳng hạn như, khi bé chào hỏi mọi người, ba mẹ có thể gợi ý cho con chào những câu ngắn gọn như “Cháu chào bác ạ”. Hay khi muốn thuật lại câu chuyện, chỉ cần nói những câu đơn nhưng vẫn đầy đủ chủ vị ngữ. Phụ huynh nên dành thời gian hướng dẫn trẻ sử dụng các câu ngắn đơn giản trong các sự việc thường gặp hằng ngày để tạo thói quen giao tiếp tốt cho trẻ. Đồng thời, cũng nên đặt ra những câu hỏi phù hợp độ tuổi của bé, không áp lực bé có thể trả lời ngay lập tức.
-
Dạy trẻ biết cách kể chuyện theo thứ tự
Một kỹ năng quan trọng trong việc giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mà phụ huynh không nên bỏ qua đó chính là kể chuyện theo thứ tự. Khi tường thuật về một sự việc gặp phải trước đó, trẻ có xu hướng kể một cách lộn xộn, không theo bất cứ trình tự nào. Chắc hẳn đây là một điều vô cùng bình thường, có thể gặp ở bất kỳ đứa trẻ nào. Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là cách giúp bé thể hiện khả năng tư duy, ngôn ngữ, sắp xếp các sự kiện sao cho hợp lý. Có ích cho bé rất nhiều trong học tập và tương lai trong công việc đời sống.
Kể chuyện theo thứ tự được xem là phương pháp giáo dục rất tốt để phát triển nhận thức khá hiệu quả. Ở đây, ba mẹ nên hướng dẫn cho con tường thuật lại một sự việc theo trình tự thời gian. Chẳng hạn như “buổi sáng, buổi trưa ở trường con ăn gì?”, lúc này trẻ sẽ bắt đầu lục lại trí nhớ, tư duy để kể lại hành trình theo thời gian từ sáng đến trưa.
Sau khi bé đã bắt đầu làm quen dần, ba mẹ có thể tăng mức độ khó lên để cùng con tập luyện, cũng như xây dựng các tình huống giả định để xem cách xử lý của trẻ. Cách này giúp bé thể hiện khả năng tư duy, ngôn ngữ, sắp xếp các sự kiện sao cho hợp lý. Có ích cho bé rất nhiều trong học tập và tương lai trong công việc đời sống. -
Phân biệt được thực tế và hư cấu từ truyện
Với trẻ em mầm non thường khá thích đọc truyện, xem phim với nhiều chủ đề khác nhau từ hư cấu đến thực tế. Vậy nên, để bé không chìm đắm trong những thứ hư cấu, hão huyền thì ba mẹ cần phải dạy trẻ phân biết được đâu là thực tế và đâu là giả định trong tưởng tượng.
Khả năng phân biệt được thực tế và hư cấu từ truyện rất quan trọng vì kỹ năng này sẽ theo trẻ cho đến khi trưởng thành. Do vậy, phụ huynh nên cho trẻ tiếp cận sớm loại hình giáo dục phát triển nhận thức này ngay từ bé để trẻ được phát triển một cách toàn diện.
Giáo viên hoặc phụ huynh có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng phân biệt thực tế và hư cấu bằng cách đặt vấn đề và yêu cầu trẻ giải thích lý do vì sao trẻ lại tin rằng đó là một sự việc thực tế hay chỉ là sự hư cấu. Ngoài ra, trẻ cũng có thể cùng với bạn bè tự đặt câu hỏi rằng “Tại sao một điều gì đó lại là sự thật?”. Việc này cũng góp phần giúp trẻ cải thiện tư duy phản biện của mình. -
Dạy trẻ kỹ năng đếm từ 1 đến 10
Trong cuộc sống hằng ngày, trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều đối tượng, sự vật khác nhau. Tuy nhiên, khi trẻ không nhận thức được số lượng từ chính đối tượng mà mình tiếp xúc thì sẽ gây nên tình trạng mơ hồ, kém nhận thức và giảm khả năng tưởng tượng. Phụ huynh có thể trợ giúp bằng cách dạy cho trẻ đếm số từ 1 đến 10. Với kỹ năng này, bạn có thể bắt đầu bằng những cách đơn giản như đếm đầu ngón tay, đếm các đồ vật trong nhà, xem đồng hồ.
Bạn có thể cùng chơi đồ hàng với trẻ, dùng đồng xu để mua đồ chơi với số lượng xu khác nhau cho mỗi món. Trong lúc chơi, cả hai hãy thảo luận về số lượng đồ chơi có thể mua được khi có 10 xu. Khi bé đã đếm quen, hãy tăng mức độ khó để con học tập và tư duy tốt hơn. Về phần toán học, nếu được làm quen sớm với các con số sẽ hỗ trợ trẻ phát triển tư duy, kỹ năng tính toán nhạy bén hơn. Qua việc thực hiện các phép tính cộng trừ đơn giản và tăng dần độ khó lên khi bé đã thành thạo.
-
Giúp con phân biệt được việc nên làm và không nên làm
Trước tiên ba mẹ rèn cho trẻ có thói quen giúp đỡ người khác. Khi bạn dạy con làm việc sẽ giúp trẻ hình thành tư duy quan tâm đến những người xung quanh. Khi ai đó gặp khó khăn, trẻ sẽ chủ động đề nghị giúp đỡ và dần trở thành người sống có ích và tốt bụng. Ba mẹ nên cho trẻ làm việc nhà từ sớm sẽ giúp ích cho các em nhận thức được phải biết sống có trách nhiệm, có tính tự lập, biết cách thích nghi với mọi hoàn cảnh, có tính kỷ luật, có sự khéo léo và cẩn thận, có thói quen giúp đỡ người khác, có kỹ năng làm việc nhóm, sống có mục đích có ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống trưởng thành sau này. Đây là những kỹ năng sống cơ bản và cần thiết cần được cha mẹ chú ý rèn luyện sớm.
Không nên cho con ỉ lại vào người khác quá nhiều tránh thói hư cho con ngay từ nhỏ, không cho con nói trống không không chủ ngữ, vị ngữ, con nên thành thật khi làm sai một việc gì đó. Ngay cả khi cho con ra ngoài ba mẹ cũng cố gắng giúp con phân biệt cái gì nên làm và không nên làm,"như con nên vứt rác đúng nơi quy định không nên được vứt lung tung". -
Nghe hiểu hướng dẫn theo quy trình
Việc nghe hiểu hướng dẫn theo quy trình là một kỹ năng giáo dục phát triển nhận thức có sức ảnh hưởng đến tương lai của trẻ mầm non sau này. Bởi có nhiều công việc yêu cầu cần phải làm theo từng bước như quy trình thì mới có thể hoàn thành, điển hình như nấu ăn. Vì thế, phụ huynh nên giáo dục kỹ năng này cho trẻ từ khi còn bé để giúp cho sự phát triển công việc trong tương lai của trẻ sau này.
Ở độ tuổi từ 3-5 tuổi, trẻ khó có thể nghe và hiểu hướng dẫn theo quy trình bởi vì khả năng ghi nhớ của trẻ thường ngắn hơn. Việc làm theo nhiều bước, đặc biệt là các bước có độ phức tạp cao sẽ khiến cho trẻ dễ nản chí và muốn từ bỏ. Vì thế nên các phụ huynh nên sử dụng các bước ngắn và trực tiếp, đồng thời cũng phải khác biệt, không nên có sự trùng lặp trong quá trình hướng dẫn cho trẻ. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên sử dụng các hình ảnh minh họa rõ ràng cho từng bước để trẻ tăng hứng thú học tập.