Top 10 Cách phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ hiệu quả nhất

Tâm Thanh 30 0 Báo lỗi

Tư duy sáng tạo cho phép trẻ linh hoạt hơn và trở thành người giải quyết vấn đề tốt hơn, điều này khiến trẻ có khả năng thích ứng với những tiến bộ trong công ... xem thêm...

  1. Đọc sách cho phép trẻ phát huy trí tưởng tượng theo cách mà phim ảnh và truyền hình không làm được. Nó đưa con đến với vô số thế giới trò chơi sáng tạo của họ, đồng thời cho phép con hình dung câu chuyện. Các nhà tâm lý học nhấn mạnh lợi ích của việc đọc sách là rất nhiều. Nó giúp trẻ khuyến khích sự sáng tạo, mở rộng vốn từ vựng và cải thiện kỹ năng tư duy phản biện.


    Khi trẻ lần đầu tiếp xúc với việc đọc hoặc nghe cha mẹ đọc sách, cha mẹ nên bắt đầu với những loại sách ít chữ, có nhiều hình ảnh minh họa, mang tính hài hước và dễ thương để trẻ làm quen với mặt chữ và tư duy tưởng tượng. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, sự phát triển toàn diện của con người cả về thể chất và tinh thần được ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, bố mẹ hãy dành thời gian rảnh để cùng con tham gia các họat động này để giúp con được phát triển tư duy sáng tạo một cách toàn diện.

    Rèn luyện cho con thói quen đọc sách
    Rèn luyện cho con thói quen đọc sách
    Rèn luyện cho con thói quen đọc sách
    Rèn luyện cho con thói quen đọc sách

  2. Nói chuyện với trẻ và lắng nghe những gì trẻ muốn nói là rất quan trọng. Nó giúp bạn và con gắn kết hơn, vì vậy hãy khuyến khích chúng lắng nghe những gì bạn muốn nói. Điều này giúp trẻ thiết lập những mối quan hệ và xây dựng lòng tự trọng.


    Giống như người lớn, trẻ em cũng có những suy nghĩ và lập luận của riêng mình. Cha mẹ hãy thường xuyên lắng nghe và trò chuyện cùng trẻ, đặt ra những câu hỏi liên quan đến các hoạt động thường ngày của trẻ, lắng nghe trẻ kể chuyện và hiểu cách trẻ đang cảm nhận về những câu chuyện xung quanh mình. Việc trò chuyện cùng trẻ thường xuyên cũng giúp trẻ có cơ hội đặt ra nhiều câu hỏi về thế giới xung quanh trẻ, cha mẹ giúp trẻ giải quyết những câu hỏi ấy sẽ giúp trẻ tăng tính tò mò, nâng cao khả năng tưởng tượng của mình.


    Đây cũng là cách phát triển tư duy sáng tạo cho bé được nhiều ba mẹ áp dụng. Thay vì nói "Con nên làm thế này thế kia" thì ba mẹ hãy thử nói "Con thử nghĩ xem". Thay vì chỉ ra lệnh, ba mẹ hãy thử để con đưa ra ý kiến của mình và lựa chọn phương án tốt nhất. Để làm được điều này đòi hỏi tự kiên trì và tâm huyết của người lớn.

    Lắng nghe, trò chuyện cùng trẻ thường xuyên
    Lắng nghe, trò chuyện cùng trẻ thường xuyên
    Lắng nghe, trò chuyện cùng trẻ thường xuyên
    Lắng nghe, trò chuyện cùng trẻ thường xuyên
  3. Việc tập cho trẻ thói quen viết nhật ký để trẻ ghi lại một cách sinh động, chân thực những sinh hoạt diễn ra hằng ngày của bản thân. Viết nhật ký không phải là việc đơn giản như nhiều người nghĩ vì đòi hỏi sự tập trung, kiên trì và vốn từ khá phong phú.


    Dạy con bạn viết nhật ký là một cách tuyệt vời để phát triển tư duy sáng tạo. Cuốn nhật ký có thể vừa là một người bạn, vừa là một người thầy. Với nhật ký của riêng mình, con tự do sáng tạo, khám phá nhiều hơn về bản thân, phát triển tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề.


    Bằng cách viết ra những suy nghĩ trong đầu, con bạn có thể hiểu sâu hơn về bản thân. Đối với trẻ em, viết nhật ký không chỉ để con khám phá bản thân mà còn để rèn luyện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Hơn hết, viết nhật ký là một hoạt động thú vị giúp trẻ tránh xa điện thoại và màn hình TV.

    Dạy con viết nhật ký
    Dạy con viết nhật ký
    Dạy con viết nhật ký
    Dạy con viết nhật ký
  4. Theo nghiên cứu của trường đại học Westminster, Vương quốc Anh, việc cho trẻ tiếp xúc với hội họa ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ thông minh hơn. 4-11 tuổi là giai đoạn não bộ của trẻ hoạt động tích cực so với người trưởng thành. Sự phát triển phụ thuộc vào gen và những trải nghiệm của bé trong cuộc sống hàng ngày. Tận dụng được giai đoạn "vàng" này sẽ giúp trẻ phát huy tối đa khả năng sáng tạo.


    Hội họa là một trong những môn học kích thích sự sáng tạo, giúp trẻ thể hiện suy nghĩ, cụ thể hóa những điều trẻ quan sát. Thường xuyên vẽ tranh sẽ giúp trẻ nâng cao nhận thức, thị giác phát triển, tạo thói quen học hỏi, vận động, tư duy về hình khối, màu sắc, sự liên kết của các chủ thể trong một không gian,...


    Ba mẹ hãy khuyến khích con thể hiện ý tưởng với hoạt động vẽ tranh, tô màu từ những hình ảnh đơn giản như bông hoa, ông mặt trời, ngôi nhà... Tuy nhiên, hãy chú ý lựa chọn các sản phẩm đồ chơi sáng tạo như bút màu, bút chì, bảng vẽ, màu nước... có nguồn gốc uy tín để đảm bảo chất lượng an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

    Vẽ tranh cùng trẻ
    Vẽ tranh cùng trẻ
    Vẽ tranh cùng trẻ
    Vẽ tranh cùng trẻ
  5. Giải đáp câu đố là một trong những cách giúp rèn luyện tư duy, trí não nhanh nhạy hơn. Hơn thế, các câu đố chữ với độ khó vừa phải sẽ mang lại những giây phút giải trí thoải mái cho bé và những người xung quanh.


    Trò chơi giáo dục đố chữ vừa đáp ứng nhu cầu giải trí vừa giúp trẻ học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích. Thông thường để giải được câu đố, trẻ buộc phải nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau, từ đó tìm ra những điều mới lạ từ những hiện tượng đời thường.


    Đây là kỹ năng tư duy cần thiết để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ sau này. Nên ba mẹ hãy thường xuyên tham gia với con để kích thích sự tư duy của bé.

    Chơi đố chữ với con
    Chơi đố chữ với con
    Chơi đố chữ với con
    Chơi đố chữ với con
  6. Đồ chơi đất nặn cho bé được xem là món đồ chơi thông minh giúp trẻ phát triển trí thông minh và óc sáng tạo. Đồng thời những hoạt động thú vị với đất nặn sẽ giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng vận động tinh hiệu quả. Điều này rất cần thiết cho trẻ ở lứa tuổi mầm non để chuẩn bị cho việc cầm bút, viết sau này.


    Cũng giống với vẽ tranh, trẻ có thể thể hiện sự quan sát của mình với các sự vật xung quanh thông qua hoạt động tạo hình bằng đất nặn. Nặn tạo hình bằng đất nặn giúp trẻ tăng tư duy tự do sáng tạo, khả năng quan sát và sự khéo léo của đôi tay. Tính chất đàn hồi và màu sắc đa dạng của đất nặn giúp trẻ tự do sáng tạo các sự vật theo trí tưởng tượng của mình.


    Ngoài ra tạo hình bằng đất nặn thông những khối đất nặn mềm mại và đầy màu sắc, các em thoải mái tạo khối thành nhiều mô hình với các kiểu dáng khác nhau. Ba mẹ cũng nên can nhắc chọn ra những loại đất an toàn không chất độc hại cho bé nhé.

    Tạo hình bằng đất nặn
    Tạo hình bằng đất nặn
    Tạo hình bằng đất nặn
    Tạo hình bằng đất nặn
  7. Đóng kịch hay trò chơi nhập vai tưởng tượng luôn cuốn hút các bạn nhỏ. Hoạt động này cũng có tác dụng khơi dậy tư duy sáng tạo cho bé và gắn kết tình cảm gia đình rất tốt. Hơn nữa, trẻ sẽ dần hình thành được thói quen suy nghĩ và phản ứng với các tình huống trong thực tế. Từ đó trẻ sẽ cảm thấy tự tin và phản xạ nhanh nhạy hơn.


    Ba mẹ có thể cùng con chơi các trò nhập vai với búp bê, thú bông, đồ chơi bác sĩ, đồ chơi bán hàng... "Chất liệu" cho vở kịch có thể là từ các tình huống có thật trong cuộc sống hoặc để trẻ tự do sáng tạo ra những cuộc trò chuyện, tình huống thú vị theo trí tưởng tượng của mình.

    Cho trẻ tham gia đóng kịch
    Cho trẻ tham gia đóng kịch
    Cho trẻ tham gia đóng kịch
    Cho trẻ tham gia đóng kịch
  8. Để trẻ tiếp xúc nhiều hơn với môi trường mới, được quan sát và cọ sát với sự vật xung quanh luôn là một điều tốt cho trẻ. Qua việc du lịch và tham quan nhiều nơi, trẻ được phát triển trí tưởng tượng qua những hình ảnh và màu sắc, được cảm nhận văn hóa, cách ứng xử, con người và xã hội ở một địa điểm mới.


    Cha mẹ hướng dẫn con nhận biết các sự vật, hiện tượng xung quanh mà con quan sát được. Đặt ra nhiều câu hỏi để trẻ tìm mối liên quan, liên hệ giữa các sự vật khác nhau để trẻ ghi nhớ. Khi đã ghi nhớ được thì trẻ có thể tưởng tượng để vẽ lại hoặc miêu tả lại bằng ngôn ngữ của mình. Và cũng nhờ việc trẻ quan sát, ghi nhớ và ứng dụng, trẻ sẽ tự sáng tạo ra những gì trẻ cho là phù hợp hơn với mình. Giúp bé mở rộng tầm nhìn của bản thân cũng là cách giúp trẻ phát triển tư duy và suy nghĩ của trẻ tốt hơn.

    Cho trẻ tham quan, khám phá địa điểm mới
    Cho trẻ tham quan, khám phá địa điểm mới
    Cho trẻ tham quan, khám phá địa điểm mới
    Cho trẻ tham quan, khám phá địa điểm mới
  9. Âm nhạc có tác động lớn đến sự phát triển của mỗi đứa trẻ. Việc được tiếp xúc với âm nhạc sớm giúp tâm hồn của trẻ hoàn thiện hơn, nhân cách và nhận thức được phát triển tối ưu nhất.


    Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho bé. Âm nhạc giúp trẻ dễ dàng biểu đạt những suy nghĩ, cảm xúc như giận dữ, hạnh phúc, thất vọng hay sợ hãi.


    Vì vậy, ba mẹ hãy tạo điều kiện để con tiếp xúc và tham gia các hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, tập chơi nhạc cụ, nhảy múa... Hoặc cho bé chơi các đồ chơi âm nhạc ngay từ nhỏ như bộ trống đồ chơi, thảm chơi piano, đàn piano... để âm nhạc đi vào cuộc sống của trẻ một cách tự nhiên nhất. Thông qua những hoạt động này, bé sẽ được kích thích và phát triển tư duy sáng tạo nghệ thuật và tư duy logic.

    Cho trẻ làm quen với âm nhạc
    Cho trẻ làm quen với âm nhạc
    Cho trẻ làm quen với âm nhạc
    Cho trẻ làm quen với âm nhạc
  10. Xếp hình Lego là một trò chơi đòi hỏi trẻ phải tập trung quan sát thật tỉ mỉ, sau đó phối hợp với tay và mắt để tìm kiếm mảnh ghép phù hợp để ghép chúng lại với nhau. Nhờ vậy mà trẻ có thể tăng khả năng tư duy, sáng tạo, vận động cũng như phối hợp giữa suy nghĩ, tay và mắt.


    Việc xếp hình cũng giúp trẻ có một tinh thần thoải mái, từ đó kích thích não bộ hoạt động mạnh mẽ hơn. Do đó, trẻ phải hình dung, vận động tư duy để tìm các mảnh ghép phù hợp để tạo thành mô hình lắp ráp hoàn chỉnh.

    Ở những lần đầu chơi, ba mẹ có thể cho trẻ lắp ráp theo các chủ đề có sẵn hoặc hướng dẫn bé chơi. Về sau hãy khuyến khích trẻ phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo với đồ chơi để xây dựng nên những mô hình mà bé mong muốn. Điều này sẽ giúp tư duy và sự sáng tạo của trẻ được phát triển vượt bậc.

    Cho con chơi xếp hình lego
    Cho con chơi xếp hình lego
    Cho con chơi xếp hình lego
    Cho con chơi xếp hình lego




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy