Top 6 Nguyên tắc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ hiệu quả nhất

Tâm Thanh 18 0 Báo lỗi

Giao tiếp là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người. Việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ vô cùng quan trọng, nhất là ở ... xem thêm...

  1. Top 1

    Trả lời bằng câu hoàn chỉnh

    Khi trò chuyện với trẻ cha mẹ cần chú ý đến cách diễn đạt nói câu hoàn chỉnh có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Như vậy trẻ sẽ học hỏi được từ quá trình giao tiếp với cha mẹ hàng ngày. Đây là nguyên tắc quan trọng để dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ, ba mẹ không nên bỏ qua.


    Bên cạnh đó để dạy trẻ biết dùng kính ngữ, biết dạ thưa với người lớn tuổi và thể hiện được sự tôn trọng, phép lịch sự khi giao tiếp. Tôn trọng người lớn tuổi luôn cần được ưu tiên, trẻ cần được học cách sử dụng kính ngữ khi giao tiếp, dạ thưa với người lớn. Đây là một trong những kỹ năng giao tiếp cho trẻ tiểu học rất quan trọng. Trẻ cần học cách xưng hô đúng mực khi giao tiếp với người lớn mới có thể trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép. Cha mẹ phải là người thực hiện trước luôn nói chuyện lịch sự, hòa nhã để trẻ noi theo. Sau đó ba mẹ cũng nên theo dõi con để kịp thời sửa lỗi cho con sau con sẽ nhớ và không tái phạm lỗi nữa.


    Cụ thể, trong câu trả lời cần có từ xưng hô + thông tin trả lời + từ “ạ”. Ví dụ:

    • Khi bạn hỏi: "Con đang làm gì đấy?", hãy dạy trẻ trả lời "Con đang chơi đồ chơi ạ."
    • Khi bạn hỏi: “Hôm nay con được ăn gì?”, hãy dạy bé trả lời: “Hôm nay con được ăn cơm với thịt ạ.”
    • Khi bạn hỏi “Con có vui không?”, hãy dạy cho trẻ cách trả lời bằng câu hoàn chỉnh như “Con vui ạ!”, “Con cảm thấy không vui lắm!”…
    Trả lời bằng câu hoàn chỉnh
    Trả lời bằng câu hoàn chỉnh
    Trả lời bằng câu hoàn chỉnh
    Trả lời bằng câu hoàn chỉnh

  2. Top 2

    Kích thích con trình bày quan điểm của bản thân

    Một trong những cách dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hiệu quả đó chính là kích thích khả năng nói, bày tỏ cảm xúc và quan điểm của trẻ. Trên thực tế mỗi đứa trẻ có những tính cách khác nhau có trẻ rất sôi nổi, hoạt bát sẵn sàng chia sẻ mọi suy nghĩ, mong muốn. Tuy nhiên có trẻ lại nhút nhát, tính tình hướng nội và không chủ động trong giao tiếp. Trong tình huống này cha mẹ cần dành thời gian để trò chuyện với trẻ nhiều hơn kích thích trẻ nói chuyện bày tỏ cảm xúc, quan điểm.

    Không phải đứa trẻ nào cũng chủ động kể, trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình. Vậy nên, bố mẹ hãy gợi mở cho con bằng cách đặt câu hỏi mở để kích thích trẻ tư duy và bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình.


    Bố mẹ hãy tìm những chủ đề gần gũi, chủ đề trẻ yêu thích để giúp con trao đổi được nhiều hơn. Ví dụ: Con thích học môn gì nhất? Món ăn sáng nay con thấy thế nào?… Khi được quan tâm, trẻ sẽ cởi mở và sẵn sàng chia sẻ hơn. Hay cha mẹ hãy tìm những chủ đề trẻ yêu thích để đặt các câu hỏi hoặc kể các câu chuyện cho bé nghe. Sau đó hãy hỏi bé về câu chuyện vừa được nghe kể để tạo sự tương tác nhiều hơn với con. Khi trẻ cảm thấy được quan tâm sẽ sẵn sàng chia sẻ và cởi mở hơn từ đó tạo sự tự tin khi giao tiếp.

    Kích thích con trình bày quan điểm của bản thân
    Kích thích con trình bày quan điểm của bản thân
    Kích thích con trình bày quan điểm của bản thân
    Kích thích con trình bày quan điểm của bản thân
  3. Top 3

    Chủ động bày tỏ mong muốn

    Muốn con trẻ mạnh dạn bày tỏ mong muốn, trước hết ba mẹ cần cho con sự tự tin & thấu hiểu. Bằng cách thường xuyên hỏi quan tâm, cùng con chia sẻ về những câu chuyện thường ngày ở nhà và trên lớp sẽ giúp con cảm thấy an tâm, lâu dần con sẽ chủ động kể chuyện với ba mẹ và biết cách chủ động nói lên mong muốn của mình.


    Để rèn luyện kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non, phụ huynh cần biết cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ. Bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ ngại giao tiếp nếu lời nói của con không được lắng nghe, tôn trọng, thậm chí bị cười chê. Vì thế, bố mẹ và giáo viên cần quan tâm đến lời nói của trẻ.


    Dù con còn nhỏ nhưng con đã có đủ nhận thức về sở thích và nhu cầu của bản thân. Hãy cho con được quyền tự quyết trong những tình huống nhất định để con cảm thấy ý kiến của mình được tôn trọng. Khi con muốn trò chuyện, hãy dành thời gian tâm sự với con. Nếu bố mẹ quá bận rộn, hãy giải thích một cách cẩn thận để con hiểu rõ tầm quan trọng của lời nói, đồng thời ý thức được cách ứng xử văn minh.

    Chủ động bày tỏ mong muốn
    Chủ động bày tỏ mong muốn
    Chủ động bày tỏ mong muốn
    Chủ động bày tỏ mong muốn
  4. Top 4

    Biết nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc

    Dạy trẻ biết nói cảm ơn và xin lỗi chân thành. Khi trẻ nhận được quà, bánh hay được người khác giúp đỡ, trẻ nên nói cảm ơn. Ví dụ như "Cháu cảm ơn bà", "Mình cảm ơn bạn". Hãy giúp trẻ hiểu nói lời cảm ơn đúng lúc sẽ thể hiện được sự trân trọng đối với người đã mang đến điều tốt đẹp cho mình.

    Trẻ nhỏ rất dễ mắc lỗi và ít nhiều ba mẹ thường bỏ qua bằng câu “Trẻ con nó biết gì đâu”. Thực tế, đây là lúc ba mẹ cần dạy con biết xin lỗi cùng lời nói và thái độ chân thành để thể hiện sự biết lỗi của mình. Cùng với lời cảm ơn thì xin lỗi chân thành cũng là phép lịch sự tối thiểu bé cần ghi nhớ. Ba mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu xin lỗi khi bị sai lầm cũng là để bản thân nhìn nhận lỗi sai và hoàn thiện mình hơn.

    Biết nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc
    Biết nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc
    Biết nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc
    Biết nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc
  5. Top 5

    Tôn trọng ý kiến và cảm xúc của người khác

    Khi trẻ hình thành tính cách và hành vi, ba mẹ cần thiết phải dạy trẻ cách tôn trọng ý kiến & cảm xúc của người khác bằng cách: Chăm chú lắng nghe, không chen ngang, không cướp lời. Sau khi họ nói xong, con được quyền đưa ra quan điểm một cách khéo léo để cả 2 bên có những cuộc trò chuyện vui vẻ.

    Cách làm này của cha mẹ không chỉ giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp mà còn tạo cho bé sự lịch sự, trong giao tiếp. Và khi lớn hơn, bé sẽ biết cách giao tiếp làm sao đối phương thấy được tôn trọng nhất. Trẻ nhỏ thường quan sát cử chỉ & bắt chước lời nói của ba mẹ nên hãy cố gắng trở thành hình mẫu tốt nhất của con nhé!

    Tôn trọng ý kiến và cảm xúc của người khác
    Tôn trọng ý kiến và cảm xúc của người khác
    Tôn trọng ý kiến và cảm xúc của người khác
    Tôn trọng ý kiến và cảm xúc của người khác
  6. Top 6

    Giao tiếp bằng ánh mắt

    Giao tiếp qua ánh mắt là một loại giao tiếp phi ngôn ngữ, và trước khi trẻ được học cách nói, các bé sẽ học về giao tiếp phi ngôn ngữ này. Ba mẹ hãy hướng dẫn bé khi giao tiếp với bất cứ ai cần phải hướng ánh mắt vào người đối diện. Điều này không chỉ giúp trẻ cảm thấy tự tin mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả giao tiếp tốt nhất.


    Khi giao tiếp nhìn vào mắt đối phương, không lơ đãng đi nơi khác khiến đối phương cảm thấy trẻ đang chú ý, tập trung vào lời nói, câu chuyện của họ. Sử dụng giao tiếp trong ánh mắt cho thấy được sự thấu hiểu: Đôi khi một ánh nhìn sẽ nói lên việc trẻ thấu hiểu được đối phương đang nói gì. Và nếu khi trẻ đang nói về một điều quan trọng, sử dụng ánh mắt là cách tốt nhất để truyền đạt mức độ quan trọng của nó.

    Giao tiếp bằng ánh mắt
    Giao tiếp bằng ánh mắt
    Giao tiếp bằng ánh mắt
    Giao tiếp bằng ánh mắt




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy