Top 10 Phương pháp rèn kĩ năng giao tiếp tốt nhất cho trẻ mẫu giáo
Ở độ tuổi mẫu giáo, con bạn đang trong thời kì học hỏi các kĩ năng giao tiếp. Việc tiếp xúc với bạn bè trong lớp cùng sự chỉ bảo của cô giáo sẽ giúp bé làm ... xem thêm...quen và biết cách xử lí những tình huống bé gặp hàng ngày. Tuy nhiên để con có thể phát triển tốt nhất kĩ năng giao tiếp, cha mẹ hãy là khuôn mẫu chuẩn mực và giúp con hoàn thiện chúng với những phương pháp mà Toplist.vn điểm danh dưới đây nhé!
-
Những năm đầu đời được xem là cột mốc phát triển các kĩ năng và hình thành tính cách của trẻ. Ở giai đoạn này, bé học hỏi rất nhanh và nắm bắt được các tình huống xảy ra với mình hàng ngày.
Vậy nên, để con có kĩ năng giao tiếp tốt, cha mẹ hãy học cách tự tạo ra môi trường giao tiếp cho con để bé tự do phát huy khả năng của mình. Cụ thể, bạn có thể cho bé yêu tiếp xúc với nhiều trò chơi, câu đố để kích thích tư duy ngôn ngữ trong bé hoặc bạn cho bé tiếp xúc với nhiều người lạ.
Khi đưa con đi chơi công viên, nhà sách hay thăm hỏi những người thân, bé sẽ có dịp làm quen với nhiều người, học cách ghi nhớ phải xưng hô như thế nào? Phải trả lời các câu hỏi của họ ra sao? Khi ra về phải nói những gì? Dần dần, bé sẽ có thói quen giao tiếp đúng. Cha mẹ hãy khuyến khích bé ghi nhớ cuộc hội thoại của mình bằng cách hỏi bé vừa trò chuyện với ai? Nội dung cuộc trò chuyện là gì?.
-
Ngôn ngữ cơ thể được hiểu một cách đơn giản là những biểu cảm của khuôn mặt hoặc hành động, cử chỉ của các bé. Cha mẹ có thể khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ ở bé bằng cách tăng các ngôn ngữ cơ thể.
Khi bạn cho con tham gia các trò chơi hoặc đi thăm hỏi người thân, bạn hãy rèn cho bé nhiều cách trả lời cùng một câu hỏi. Ví dụ, khi bé ra về, bé có thể chào tạm biệt người thân hoặc dùng cử chỉ vẫy tay (bye bye). Hoặc thay vì việc trả lời bé nhìn thấy bao nhiêu con vật trong sở thú thì bé có thể ra cử chỉ bằng các ngón tay. Hoặc khi không hài lòng, bé có thể bày tỏ cảm xúc qua nét mặt.
Việc cha mẹ kết hợp sử dụng ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ cơ thể sẽ tạo cho con cách tư duy linh hoạt hơn. Do đó, cha mẹ hãy tích cực luyện tập cùng con phương pháp này nhé.
-
"Học đi đôi với hành"- Trẻ em sẽ có cách giao tiếp tốt hơn qua mỗi ngày nếu được bố mẹ hướng dẫn và thường xuyên thực hành cùng con. Bạn có thể dành thời gian chơi cùng con hàng ngày và thông qua các trò chơi hoặc câu chuyện bạn kể để lồng ghép những bài học ý nghĩa cho con. Ví dụ, buổi tối trước khi đi ngủ bạn đọc cho bé nghe một câu chuyện, sau đó bạn hỏi bé tên các nhân vật chính trong truyện, các sự việc xảy ra với nhân vật chính hoặc bạn và bé có thể đóng vai các nhân vật kể lại câu chuyện.
Cách làm này của cha mẹ không chỉ giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ mà còn tạo cho bé sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. Và khi lớn hơn, bé sẽ biết cách giao tiếp để bộc lộ cái tôi cá nhân, thể hiện quan điểm của bản thân trước đám đông.
-
Sách báo, phim ảnh, các chương trình được phát trên truyền hình... là những "tài liệu" bổ ích cho việc phát triển kĩ năng giao tiếp ở trẻ. Cha mẹ có thể đọc truyện hoặc cùng con xem một chương trình trên truyền hình, sau đó bạn khuyến khích tính chủ động cũng như khả năng ghi nhớ của bé bằng cách đặt ra các câu hỏi như: Con cảm thấy thế nào? Con thấy nhân vật trong phim ra sao? Con có muốn trở thành các nhân vật đó không?...
Làm như vậy, các bé sẽ được rèn luyện kĩ năng giao tiếp và tìm cách trả lời các câu hỏi của cha mẹ theo hướng hợp lí nhất. Tuy nhiên, nếu con bạn dưới 2 tuổi, bạn nên hạn chế cho bé ngồi trước màn hình ti vi, thay vào đó hãy đọc truyện và yêu cầu bé tái hiện lại câu chuyện thông qua các câu hỏi giao tiếp bạn đưa ra.
-
Bạn đừng bao giờ bỏ rơi con cái bằng hành động "cắm đầu" vào smatphone hàng giờ liền. Thay vào đó, bạn hãy trò chuyện với con mỗi ngày để giúp bé phát triển kĩ năng giao tiếp một cách tốt nhất. Với các bé mẫu giáo, bạn có thể hỏi con những việc diễn ra ở trường, hỏi về bạn bè hoặc cách ăn uống của con. Thông qua các câu hỏi, bạn sẽ uốn nắn và rèn luyện cho con cách trả lời đúng, đủ thông tin.
Cha mẹ có thể biến những giờ nói chuyện với con cái trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ hơn bằng cách đặt ra câu hỏi và gợi ý bé trả lời theo nhiều cách. Bé có thể tái hiện lại một ngày ở trường của mình bằng những câu chuyện hoặc bài hát, múa bé học hỏi được.
-
Teamwork không chỉ quan trọng với người lớn mà với cả trẻ em. Quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp không thể thiếu hoạt động này. Trẻ được giao lưu, tiếp xúc nhiều với bạn bè, mọi người sẽ cởi mở, hòa đồng khi giao tiếp.
Thêm nữa, khi hoạt động cùng nhau, các con còn có cơ hội thúc đẩy ngôn ngữ để kết nối. Nhờ đó, các con còn biết thêm nhiều kỹ năng khác như thuyết phục, đàm phán để cùng nhau tìm ra cách giải quyết, xử lý.
-
Các con có thể hoạt động đơn lẻ hoặc theo nhóm. Trẻ sẽ được đóng vai các nhân vật, vẽ tranh minh họa nhân vật. Những hoạt động này thường được các bé rất thích thú và hào hứng tham gia.
Đây cũng là một trong những cách giúp xây dựng nền tảng đọc, viết cho trẻ. Các con sẽ được trang bị hành trang thật tốt trước khi bước vào lớp 1.
-
Hãy so sánh một đứa trẻ thường xuyên được tham gia các hoạt động ngoại khóa với một đứa trẻ chỉ ở trong nhà, ít tiếp xúc, mọi người sẽ thấy rõ sự khác biệt phải không? Ngày nay, trẻ em thường được cho ra làm quen với thế giới bên ngoài từ sớm, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Nhờ đó, trẻ sẽ năng động hơn, hiểu biết nhiều hơn.
-
Sự xấu hổ có sức mạnh, và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khát khao học hỏi của bất kỳ ai. Trẻ mắc lỗi khi giao tiếp, người lớn cũng vậy. Một đứa bé 2 tuổi khi gọi một người lớn là “béo” - trẻ cần hiểu rằng điều đó là không đúng, nhưng chúng không cần bị sửa lỗi trước mặt bàn dân thiên hạ.
Nhẹ nhàng sửa lỗi lúc riêng tư là một nguyên tắc cơ bản của kỷ luật tích cực, và nó giúp thúc đẩy tư duy phát triển (growth mindset) khi trẻ cảm thấy an toàn. Nếu một đứa trẻ bối rối giữa đám đông, chúng sẽ ít nỗ lực giao tiếp hơn trong tương lai, hoặc tệ hơn, sẽ tiếp tục làm loạn để đòi sự chú ý.
-
Trẻ em thường bắt chước rất nhanh. Do vậy, phụ huynh, thầy cô cần có kỹ năng giao tiếp tốt để ứng xử khéo léo với trẻ. Người lớn cần là tấm gương sáng để trẻ học hỏi, noi theo.
Có thể dẫn chứng câu ngạn ngữ cũ “Hãy làm như tôi nói, đừng làm như tôi làm” trong trường hợp này. Trẻ có nhiều khả năng “làm như bố mẹ làm” bất kể bố mẹ nói gì. Những phụ huynh làm gương tốt có con cái là người cực kỳ giỏi giao tiếp với người khác.Điều quan trọng cần lưu ý là đôi khi sự khó khăn trong giao tiếp có thể tiềm ẩn những nguy cơ như tự kỷ, rối loạn chú ý hoặc khuyết tật thính giác.