Top 15 Kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi mà ba mẹ nên dạy cho con

Tâm Thanh 27 0 Báo lỗi

Lúc còn nhỏ, những đứa trẻ được lớn lên trong sự nâng niu, chăm sóc của cha mẹ, ông bà. Không phải đứa trẻ nào cũng luôn được bố mẹ quan tâm chăm sóc. Vì vậy, ... xem thêm...

  1. Việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ vô cùng quan trọng, nhất là ở giai đoạn đầu đời. Thực tế cho thấy, những trẻ giao tiếp tốt sẽ có khả năng ngôn ngữ phát triển, tính cách tự tin và phản xạ tốt hơn. Giao tiếp là một trong những kỹ năng thiết yếu giúp bé phát triển cả về ngôn ngữ nói và cách phản xạ trong những tình huống.


    Để giúp trẻ phát triển trong kỹ năng giao tiếp xã hội, trẻ cần phải biết những nguyên tắc ứng xử như sau:

    • Đối với người lớn tuổi, trẻ phải chào hỏi lễ phép, hỏi thăm sức khỏe. Lúc nói chuyện với người lớn cần dạ thưa và thể hiện một thái độ tôn trọng với người lớn.
    • Dạy trẻ cách nói chuyện với mọi người nên nhìn thẳng vào mắt họ để thấy sự chân thành và cởi mở trong cuộc trò chuyện.
    • Việc cảm ơn hay lời xin lỗi chân thành là rất quan trọng để dạy bé cách nói chuyện lễ phép và có trách nhiệm với bản thân. Khi mọi người tặng quà cho trẻ, trẻ cần cảm ơn một cách chân thành và lịch sự. Tương tự như trẻ phạm lỗi lầm cần phải xin lỗi một cách chân thành để tỏ thái độ hối lỗi.
    • Sử dụng câu hoàn chỉnh để trả lời cuộc đối thoại, thể hiện sự tôn trọng đối phương.
    • Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của những người xung quanh và bày tỏ sự đồng cảm với họ. Như vậy trẻ sẽ học cách lắng nghe và biết tôn trọng ý kiến, cảm xúc của mọi người xung quanh.
    Kỹ năng giao tiếp
    Kỹ năng giao tiếp
    Kỹ năng giao tiếp
    Kỹ năng giao tiếp

  2. Việc dạy trẻ biết bơi là điều cần thiết. Ngoài việc phòng chống đuối nước cho trẻ, bơi lội còn giúp trẻ hỗ trợ trẻ phát triển thể chất toàn diện hơn.


    Đặc biệt, giai đoạn từ 12 tuổi là giai đoạn vàng của sự phát triển chiều cao, tinh thần. Đây cũng là một trong những kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi cần thiết chuẩn bị cho sự trưởng thành sau này. Ở tuổi này, trẻ cần biết cách bơi lội, thả nổi để cứu mình. Trẻ cũng có thể học cách cứu sống một đứa trẻ rớt xuống nước. Ngoài ra, kỹ năng hô hấp nhân tạo cũng rất cần biết.

    Dạy trẻ biết bơi phòng chống đuối nước
    Dạy trẻ biết bơi phòng chống đuối nước
    Dạy trẻ biết bơi phòng chống đuối nước
    Dạy trẻ biết bơi phòng chống đuối nước
  3. Theo quan niệm của một số người xưa, việc giáo dục giới tính cho con từ sớm là việc nhạy cảm vì trẻ còn nhỏ, không nên biết những việc này. Nhưng nếu trẻ biết và hiểu được tình dục, giới tính là gì thì trẻ sẽ nhận thức được điều đó là tốt hay xấu, nên làm hay không.


    Bố mẹ nên dạy cho con từ sớm để con hiểu được thế nào là tình dục, giới tính. Từ đó con trẻ sẽ nhận thức được và tự biết cách bảo vệ bản thân mình bởi việc xâm hại tình dục. Bố mẹ nên dạy cho con các biện pháp phòng tránh thai, mối quan hệ lành mạnh và không lành mạnh, những mối nguy hại bên ngoài xã hội con có thể gặp phải … Ngoài ra, bố mẹ cũng nên dạy con cách đánh giá những tư liệu giới tính, cái nào đúng, cái nào sai, trẻ nên làm gì lành mạnh và phù hợp.

    Giáo dục giới tính cho con
    Giáo dục giới tính cho con
    Giáo dục giới tính cho con
    Giáo dục giới tính cho con
  4. Biết cách đi chợ và nấu nướng là một trong những kỹ năng sống cơ bản của thiếu niên. Dạy trẻ nấu ăn sẽ giúp cho trẻ biết quý trọng thức ăn và học cách biết ơn những người đã nấu ăn cho mình. Đây cũng chính là những kỹ năng sống cần thiết cho con có cuộc sống tự lập sau này. Bố mẹ nên bắt đầu dạy trẻ nhặt rau, rửa rau, gọt củ quả, … phụ mẹ nấu ăn trước tiên để bé thích thú với việc nấu ăn. Sau đó sẽ dạy các bé nấu những món ăn đơn giản đến phức tạp.

    Vậy nên bạn hãy day con các việc làm cơ bản dưới đây để chúng phát triển ở mọi nơi:

    • Việc đi chợ hay mua hàng tạp hóa rất cần thiết để nấu ăn. Kỹ năng quan trọng là xác định các thành phần khác nhau và biết chúng có sẵn.
    • Tìm cách sử dụng các thiết bị nhà bếp, ví dụ như: Lò vi sóng, máy pha cà phê, máy rửa bát.
    • Biết cách sử dụng dao kéo trong chế biến thức ăn.
    • Chuẩn bị một bữa ăn lành mạnh đủ dinh dưỡng với các thành phần có sẵn.
    • Ngoài ra biết cách bảo quản thực phẩm đúng cách.
    Tự nấu ăn
    Tự nấu ăn
    Tự nấu ăn
    Tự nấu ăn
  5. Cha mẹ nên hướng dẫn các con cách tự giặt quần áo. Đây cũng chính là kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi giúp trẻ tự lập sớm nhất. Việc này không chỉ đỡ đần bố mẹ mà còn mang lại cho trẻ 12 tuổi sự tự chủ và riêng tư. Ở tuổi này, nhiều bé gái phải đối mặt kinh nguyệt hàng tháng, con trai có thể xuất hiện tượng xuất tinh khi ngủ. Chủ động giặt giũ, trẻ sẽ tự vệ sinh quần áo gọn gàng và khoa học. Lúc này, trẻ sẽ học được cách tự chăm sóc bản thân mà không có sự giúp đỡ của người lớn. Ngoài ra, trẻ sẽ biết cách giữ gìn quần áo sạch sẽ hơn và cảm thấy quý trọng quần áo hơn.


    Cha mẹ cần hướng dẫn con cách giặt đồ như thế nào, cho bột giặt bao nhiêu, cho đồ nào vào máy giặt, ấn nút nào, phơi quần áo đúng cách. Đồ nào có thể giặt máy, đồ nào phải giặt bằng tay. Đây cũng là một trong những cách giúp gia đình thêm gắn kết và hạnh phúc hơn khi san sẻ việc nhà với nhau.

    Tự giặt quần áo
    Tự giặt quần áo
    Tự giặt quần áo
    Tự giặt quần áo
  6. Theo các chuyên gia, trẻ em có thể làm rất nhiều việc nhà từ lúc còn nhỏ, như dọn dẹp sau bữa ăn và cất quần áo của mình. 12 tuổi là độ tuổi mà trẻ có thể chất phát triển đầy đủ nên trẻ có thể phụ bố mẹ làm việc nhà. Lúc này, trẻ có thể đảm nhận nhiều công việc nhà như quét rác, giặt đồ, rửa xe, nấu ăn, giặt đồ, đổ rác....Đây là một trong những kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi cần thiết.


    Điều này sẽ giúp trẻ trở nên gọn gàng, sạch sẽ hơn. Sau này trẻ trưởng thành thì vẫn giữ được tính gọn gàng, tự lập dù không có bố mẹ bên cạnh nữa. Cha mẹ nên nhất quán và đưa ra những yêu cầu cụ thể với con, đồng thời khuyến khích con thực hiện.

    Dạy trẻ làm việc nhà
    Dạy trẻ làm việc nhà
    Dạy trẻ làm việc nhà
    Dạy trẻ làm việc nhà
  7. Đây là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất mà bạn nên đưa vào danh sách những kỹ năng của bé. Bạn hãy giải thích cho trẻ hiểu về giá trị của đồng tiền và cách tiết kiệm tiền để sử dụng trong tương lai. Bạn có thể dạy con về giá trị của đồng tiền bằng cách, trả công cho trẻ khi trẻ làm các việc như giặt giũ, rửa chén bát, dọn phòng tắm… Từ khoản tiền công mà trẻ nhận được, bạn hướng dẫn trẻ cách tính số tiền mà trẻ có thể chi tiêu, số tiền mà trẻ cần phải tiết kiệm mỗi ngày, số tiền mà trẻ nên để riêng ra nhằm giúp đỡ các bạn khó khăn.

    Ngoài ra, con bạn cần biết cách tự đi mua đồ ở của hàng tạp hóa gần nhà hay siêu thị. Đầu tiên, bạn hãy tập cho trẻ biết lên kế hoạch mua sắm bằng cách cùng trẻ lên danh sách những món đồ cần mua. Sau đó, bạn đưa con vào siêu thị và giao cho bé nhiệm vụ tự tìm mua những món đồ trong danh sách ấy. Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa tiền, giỏ và danh sách gồm khoảng 5 – 6 món đồ cần mua để trẻ tự đi chọn lựa, thanh toán tiền mua hàng. Nếu bé còn khá nhỏ, bạn có thể đưa con mẩu giấy ghi vài món đồ và tiền để bé đi mua ở tiệm tạp hóa gần nhà.

    Cách tiêu tiền và biết tự mua đồ ở hàng tạp hóa/siêu thị
    Cách tiêu tiền và biết tự mua đồ ở hàng tạp hóa/siêu thị
    Cách tiêu tiền và biết tự mua đồ ở hàng tạp hóa/siêu thị
    Cách tiêu tiền và biết tự mua đồ ở hàng tạp hóa/siêu thị
  8. Đây là một kỹ năng sống cho trẻ cần thiết để chúng ta có thể đi đến bất kỳ đâu và làm được mọi việc. Với một sự bảo bọc bằng cách đưa đón thường xuyên, đến mọi nơi của bố mẹ, trẻ sẽ không thể nào đi xa ra khỏi vòng tay của bố mẹ, tức là sẽ không thể đi đâu mà không có bố mẹ. Nếu vậy, bao giờ thì con bạn khôn lớn được? Ngay từ bây giờ, thay vì đưa con đến trường bằng xe gắn máy hay xe hơi như mọi ngày, bạn hãy dạy kỹ năng sống cho trẻ bằng cách cùng con đi xe buýt. Dần dần, trẻ sẽ biết cách đến trường, tự về nhà bằng xe buýt mà không phải trông chờ bạn đón.

    Mỗi khi dịp đi du lịch, bạn hãy cho con trải nghiệm các phương tiện giao thông công cộng khác nhau từ xe khách, xe buýt, tàu hỏa, tàu cánh ngầm, máy bay… Việc này sẽ giúp trẻ nhận biết được các tiện ích cũng như những hạn chế của từng phương tiện, đồng thời cho trẻ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người khác nhau giúp trẻ hình thành kỹ năng giao tiếp tốt.

    Biết sử dụng phương tiện giao thông công cộng
    Biết sử dụng phương tiện giao thông công cộng
    Biết sử dụng phương tiện giao thông công cộng
    Biết sử dụng phương tiện giao thông công cộng
  9. Bạn nhận thấy rằng bé luôn tò mò muốn biết bên trong tivi, tủ lạnh, máy giặt,… là cái gì. Hãy khuyến khích trẻ tìm hiểu về điều đó. Bạn có thể dạy bé cách ráp xích xe đạp khi xe của con bị tuột xích, cách sửa vòi nước, thay bóng đèn, tắt bếp gas, bếp điện…


    Tuy nhiên, trước đó, bạn phải dạy bé những quy tắc an toàn khi sửa chữa các thiết bị điện nhé. Nếu cặp của con bị sút quai, bạn hãy hướng dẫn cho trẻ cách may lại quai cặp để dùng thay vì mua cái mới. Ngoài ra, bạn có thể dạy trẻ cách đơm nút áo, nút quần nếu chẳng may quần áo của con bị đứt nút, sút chỉ.

    Sửa chữa vật dụng đơn giản
    Sửa chữa vật dụng đơn giản
    Sửa chữa vật dụng đơn giản
    Sửa chữa vật dụng đơn giản
  10. Tự bảo vệ bản thân trước thế giới bên ngoài là kỹ năng sống quan trọng. Không phải lúc nào bố mẹ đều có thể che chở, đảm bảo con an toàn. Vì thế, hãy hướng dẫn trẻ em duy trì khoảng cách với người lạ, không nhận đồ vật của người khác khi chưa được phụ huynh đồng ý, không nên tiết lộ thông tin riêng tư của gia đình (tên, địa chỉ nhà, công việc của bố mẹ) để hạn chế gặp phải rắc rối.


    Khi tham gia bữa tiệc, hãy nhắc con không được sử dụng đồ ăn hoặc thức uống của người lạ. Với bé gái thì không nên bước vào thang máy có nhiều đàn ông hoặc về nhà một mình vào buổi tối. Trường hợp phát hiện có người đi theo thì con nên gọi cho bố mẹ hoặc chủ động tìm kiếm giúp đỡ của người qua đường, bảo vệ hoặc cảnh sát. Với bé trai, bố mẹ có thể cân nhắc cho con học võ, vừa rèn luyện thể chất và phản xạ, vừa tự vệ tốt hơn trước tình huống nguy hiểm xảy ra.

    Giữ an toàn cho bản thân
    Giữ an toàn cho bản thân
    Giữ an toàn cho bản thân
    Giữ an toàn cho bản thân
  11. Khi lớn hơn, trẻ em bắt đầu có nhu cầu dùng tiền. Tuy nhiên, do chưa hiểu rõ đâu là món đồ “cần” và “muốn” nên trẻ thường xuyên tiêu xài linh tinh, dẫn đến tình trạng lãng phí. Lúc này, bố mẹ nên giải thích cho con về thứ tự chi tiêu, ưu tiên món đồ “cần” trước và món đồ “muốn” sau, để tiết kiệm tài chính hiệu quả. Và giải thích cho con hiểu để kiếm tiền bố mẹ đã phải rất cố gắng và vất vả đi làm mới có được.


    Vào cuối tuần, kỳ nghỉ hè hoặc sau mỗi giờ học, bạn có thể cho con làm thêm việc nhà và bố mẹ sẽ trả công rèn luyện lối sống tự lập, vừa có thu nhập cá nhân, không phải phụ thuộc vào bố mẹ. Như vậy trẻ sẽ hăng hái việc nhà để có tiền chi tiêu mua đồ dùng.

    Lập kế hoạch chi tiêu
    Lập kế hoạch chi tiêu
    Lập kế hoạch chi tiêu
    Lập kế hoạch chi tiêu
  12. Nhiều bố mẹ có thói quen dành ra buổi tối để kèm cặp cho con học tập. Tuy nhiên, điều này dẫn đến thói quen ỷ lại, khiến trẻ lơ đãng, thiếu tự giác mỗi khi người lớn không có bên cạnh. Ở độ tuổi đi học, phụ huynh nên dạy con kỹ năng sống tự lập, tự sắp xếp thời khóa biểu, số lượng bài tập về nhà và phân bổ thời gian thực hiện hợp lý.


    Ví dụ như quy định vào buổi tối, con phải dành ra 2 tiếng để tự học. Nếu vượt quá thời gian nhưng trẻ chưa hoàn thành, phụ huynh có thể cho thêm thời gian, nhưng không được quá nhiều. Về lâu dài, điều này giúp trẻ tự điều chỉnh giờ học cân đối, đồng thời chủ động làm bài tập về nhà, không cần phải nhắc nhở mỗi ngày.

    Tự giác làm bài tập
    Tự giác làm bài tập
    Tự giác làm bài tập
    Tự giác làm bài tập
  13. Cũng là độ tuổi hiếu động, trẻ con thường xuyên tham gia các trò chơi mạo hiểm như đuổi bắt, chạy xe đạp, leo núi, đá bóng … Vì vậy mà việc trẻ bị thương là điều không tránh khỏi. Lúc này bố mẹ cần dạy con cách trị các vết thương nhỏ.


    Ngoài ra cần hướng dẫn con phải làm như thế nào khi gặp trường hợp bị thương với vết thương lớn, cầu cứu người lớn giúp đỡ, đến cơ sở y tế gần nhất. Bố mẹ sẽ dạy bé cách cầm máu, vệ sinh vết thương và băng bó. Nhưng tốt nhất, bố mẹ cần giáo dục con trẻ nên chơi đùa như thế nào cho an toàn và tránh gặp những chấn thương không đáng có.

    Dạy trẻ sơ cứu vết thương
    Dạy trẻ sơ cứu vết thương
    Dạy trẻ sơ cứu vết thương
    Dạy trẻ sơ cứu vết thương
  14. Việc trẻ bị bạo hành luôn được xã hội đánh giá là vấn đề cấp bách cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Vì vậy bố mẹ nên dạy cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Dạy cho trẻ biết rằng cơ thể của bản thân là vô cùng quý giá, bất kỳ ai cũng không có quyền được xâm hại.


    Bố mẹ có thể bắt đầu dạy trẻ cách nói “không” khi người lạ dẫn đi chơi hay cho kẹo bánh. Sau đó hãy cho trẻ biết đâu là nơi an toàn và những người an toàn (cảnh sát, thầy cô, … ). Bố mẹ nên cho trẻ nhớ số điện thoại của gia đình hoặc trung tâm khẩn cấp khi gặp các tình huống nguy hiểm. Sau đó, bố mẹ có thể tạo dựng những tình huống để dạy con cách bỏ chạy khi cảm thấy những nguy hiểm, hét lớn và chạy lại chỗ đông người để tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi ở nhà một mình không được mở cửa cho người lạ, không theo người lạ khi bố mẹ chưa cho phép.

    Dạy trẻ cách tự vệ khi gặp nguy hiểm
    Dạy trẻ cách tự vệ khi gặp nguy hiểm
    Dạy trẻ cách tự vệ khi gặp nguy hiểm
    Dạy trẻ cách tự vệ khi gặp nguy hiểm
  15. Dạy trẻ cách xác định phương hướng là một trong những kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi phòng những trường hợp lạc đường. Bố mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn cho con xác định phương hướng bằng cách chơi trò chơi săn tìm kho báu hay một trò chơi chạy náu.


    Ngoài ra cha mẹ nên cùng con lên kế hoạch ứng phó nếu chẳng may bị lạc đường. Con nên biết cách tìm sự hỗ trợ từ các cơ quan công an hoặc những điểm an toàn để đến chờ cha mẹ. Chẳng hạn như nơi có phòng bảo vệ bàn thông tin và số điện thoại để liên hệ.

    Dạy trẻ cách xác định phương hướng khi đi lạc
    Dạy trẻ cách xác định phương hướng khi đi lạc
    Dạy trẻ cách xác định phương hướng khi đi lạc
    Dạy trẻ cách xác định phương hướng khi đi lạc




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy