Top 8 Cách dạy con kỹ năng sống từ chối hiệu quả nhất
Kỹ năng sống từ chối không chỉ là việc biết nói "không", mà còn là cách thức để bảo vệ quyền lợi, thời gian và giá trị cá nhân của mình. Đây là một kỹ năng ... xem thêm...quan trọng, giúp bé đứng vững trước áp lực và không bị lạc lối trong bão táp của cuộc sống bên ngoài xã hội. Bài viết dưới đây chính là một hành trang quan trọng mà ba mẹ cần dạy con kỹ năng sống từ chối hiệu quả.
-
Khi con bạn đến độ tuổi đi học, chúng sẽ phải giao tiếp rất nhiều người kể cả người xấu hay người tốt. Và việc học kỹ năng từ chối người khác là điều quan trọng bạn cần dạy con ngay từ nhỏ. Cách cảm ơn trước khi từ chối là một trong những cách đơn giản và lịch sự giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn khi từ chối một yêu cầu.
Bạn có thể giúp trẻ tập nói "Cảm ơn bạn đã hỏi nhưng tôi không thể trả lời" hoặc "Cảm ơn bạn đã tặng mình món quà nhưng mình không thể nhận". Việc này sẽ giúp trẻ biết cách từ chối người khác lịch sự và tôn trọng người khác. Sự lễ phép là một yếu tố quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng từ chối cho con. Bạn cần dạy con từ chối một cách lịch sự và tôn trọng người khác, điều này giúp con xây dựng được các mối quan hệ tốt hơn với bạn bè, gia đình và xã hội.
-
Trong quá trình phát triển kỹ năng sống từ chối, việc giải thích rõ ràng lý do cho sự từ chối là điều không thể thiếu. Lý do giúp người đối diện hiểu rõ hơn về quyết định của bạn và giảm thiểu sự hiểu lầm. Khi trình bày lý do, hãy chọn ngôn ngữ tích cực và tránh sử dụng từ ngữ tiêu cực.
Ví dụ, thay vì nói "Tôi không muốn tham gia", bạn có thể diễn đạt là "Tôi đang bận học bài nên rất xin lỗi bạn không thể đi mua đồ cùng bạn được". Đồng thời, việc đề xuất giải pháp thay thế cũng giúp cuộc nói chuyện trở nên chân thành và có sự tôn trọng hơn. "Bạn không bận thì có thể đợi tôi làm xong việc nhà rồi mình cùng đi được không".
-
Dạy con từ chối một cách kiên quyết là kỹ năng quan trọng bố mẹ cần dạy cho con từ nhỏ. Trước tiên bố mẹ cần giải thích cho con rõ ràng về lý do, hoàn cảnh nào cần từ chối kiên quyết việc đó.
Ví dụ trong các trường hợp: người lạ bảo đi theo, bạn bè dụ dỗ lấy trộm tiền của bố mẹ, lấy trộm đồ ở quán tạp hóa…Và trong trường hợp nếu con cảm thấy bị ép buộc, hãy cho con biết rằng từ chối là quyền của mỗi người và không có gì sai trong việc từ chối, không cần phải giải thích, đưa lý do nhiều. Nếu việc đó diễn ra nhiều lần con có thể bảo người lớn can thiệp giúp.
-
Trong quá trình giao tiếp và đưa ra quyết định, việc tự tin và giữ vững lập trường là yếu tố quan trọng. Điều này không chỉ giúp con bảo vệ quyền lựa chọn và nguyên tắc của mình mà còn thể hiện sự chắc chắn và quyết đoán.
Mặc dù áp lực từ xã hội và người xung quanh có thể khiến con cảm thấy bất an, nhưng hãy nhớ rằng việc biết cách từ chối là một phần của sự phát triển cá nhân. Điều này giúp con có thời gian và sức lực để tập trung vào những điều thật sự cần ưu tiên, từ đó bảo vệ tinh thần và sức khỏe của mình.
-
Khi con hiểu được lý do tại sao nên từ chối sẽ giúp con giao tiếp tốt hơn và bảo vệ bản thân ở tùy trường hợp. Khi giải thích cho con, bố mẹ hãy sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và thực tế. Ví dụ, nói rằng "Nếu con không muốn làm việc đó con có thể thẳng thắn từ chối lời đề nghị đó".
Hãy khuyến khích con khi từ chối hãy nói thật với cảm xúc của mình. Thể hiện cảm xúc của mình một cách lịch sự, nhưng không cần giấu giếm hay nói dối, đó cũng là cách tôn trọng đối phương.
-
Chiêu thức phổ biến nhất của những kẻ bắt cóc là sẽ dụ dỗ bé bằng những món quà hấp dẫn như kẹo bánh, đồ chơi, quần áo,…Dạy con tuyệt đối không nhận bất cứ món quà nào từ người lạ, thậm chí không được phép cầm đến những món đồ ấy. Nguy cơ những món đồ chơi kẹo bánh sẽ tẩm thuốc mê và con hít vào sẽ không kiểm soát được, do đó mẹ cũng phải dạy con sau khi từ chối không nhận thì hãy tìm đến chỗ có người lớn để tránh bị kẻ đó dụ đỗ.
Bằng cách này, trẻ sẽ biết cách bảo vệ bản thân khỏi những tình huống không mong muốn và tự tin hơn khi phải đối diện với những yêu cầu hoặc áp đặt từ bên ngoài. -
Khi trẻ không biết đến kỹ năng từ chối đúng cách, hậu quả có thể nghiêm trọng hơn ta tưởng. Trẻ có thể trở thành mục tiêu dễ bị lợi dụng, thậm chí bị đặt vào những tình huống nguy hiểm mà trẻ không mong muốn tham gia. Không chỉ vậy, việc không biết cách bày tỏ ý kiến của mình có thể dẫn đến sự mất tự tin, cảm giác bất lực và căng thẳng, sợ sệt, lảng tránh mọi người.
Trẻ cũng có thể có thói quen tránh né và không muốn đối diện với vấn đề, làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với người khác trong tương lai. Vì vậy ba mẹ nên hướng giúp con cách phòng tránh những việc xấu nhất xảy ra, dạy con nên từ chối như thế nào để không mất lòng không ảnh hưởng đến người khác và chính bản thân mình.
-
Để thật sự thành thạo kỹ năng sống từ chối, việc luyện tập thường xuyên là không thể thiếu. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đọc cho con những cuốn sách như "Nghệ thuật từ chối" hay "Lời từ chối hoàn hảo", để nắm bắt kiến thức cơ bản và phương pháp thực hiện.
Tuy nhiên, chỉ đọc sách không đủ, hãy tìm hiểu qua các video tình huống thực tế hoặc thậm chí tự mình tạo ra các tình huống giả định để thực hành cho con. Qua mỗi lần luyện tập, con sẽ trở nên tự tin hơn và phản xạ nhanh chóng hơn trong việc từ chối một cách lịch sự và hiệu quả mà không sợ mất lòng người khác.