Top 10 Mẹo dạy con bạn quản lý tiền bạc hiệu quả nhất

Lyant Lê 75 0 Báo lỗi

Nhiều gia đình vẫn gặp khó khăn trong việc giúp con cái của họ quản lý tiền bạc. Một lưu ý đầu tiên là cha mẹ không thể quá nuông chiều con cái. Theo khảo sát ... xem thêm...

  1. Bắt đầu đơn giản từ những việc nhỏ nhất, tìm những vật dụng xinh xắn có thể đựng được tiền là một công cụ giảng dạy rất tốt cho những đứa trẻ đang học mẫu giáo, tuy nhiên cũng đừng quá gây khó khăn muốn chúng tiết kiệm cho tương lai khi những đứa trẻ còn quá nhỏ.


    Ví dụ, đừng bắt một đứa bé 6 tuổi để dành tiền học đại học trong khi chúng chưa biết tới đại học là gì. Hãy đặt ra những mục tiêu trong tầm với như mua một món đồ chơi, sưu tập một vài thứ yêu thích. Khi trẻ bước vào tiểu học và trung học, hãy giúp chúng mở một tài khoản ngân hàng riêng để tiết kiệm và lúc này mục tiêu có thể là những thứ lớn lao hơn như một cây vợt tennis, một đôi giày hay một chuyến du lịch.

    Đặt ra mục tiêu để tiết kiệm
    Đặt ra mục tiêu để tiết kiệm
    Xác định mục tiêu tiết kiệm
    Xác định mục tiêu tiết kiệm

  2. Thực tế cho thấy rằng, những đứa trẻ sẽ luôn cảm thấy có nhiều thứ dùng đến tiền. Bạn có thể bắt đầu khoản trợ cấp khi trẻ bắt đầu được 6 tuổi và số tiền trợ cấp bằng nửa lần số tuổi của trẻ. Bạn có thể tăng khi chúng đã lớn và phù hợp với những dự tính chúng sắp làm mà cần đến tiền.


    Lời khuyên dành cho bạn là: đừng lấy số tiền trợ cấp để hù dọa và bắt chúng làm việc nhà không công. Thay vào đó, hãy ràng buộc chúng với các công việc tài chính: chi tiêu (tiết kiệm) và trách nhiệm khi những đứa trẻ sử dụng tiền trợ cấp. Để làm tăng mối liên hệ giữa công việc với tiền thưởng, bạn có thể tạo nhiều "công ăn việc làm" cho con như hút bụi, nhỏ cỏ... và trả công xứng đáng cho chúng.

    Phụ cấp hàng tháng cho con như thế nào?
    Phụ cấp hàng tháng cho con như thế nào?
    Phụ cấp như thế nào
    Phụ cấp như thế nào
  3. Cha mẹ yêu thương con cái là việc bình thường, nhưng nhiều phụ huynh thường xuyên đáp ứng những yêu cầu vô lý của con trẻ, mua cho con những thứ con yêu cầu khi con khóc lóc, ỉ ôi mà không chịu bỏ ra công sức. Nhiều người lấy đây là niềm vui và nghĩ rằng đáp ứng con là muốn tốt cho con, nhưng thực tế lại ngược lại hoàn toàn. Nếu việc này thường xuyên diễn ra, trẻ em sẽ nghĩ đây là việc bố mẹ chúng nên làm, tạo ra sự ỷ lại trong cuộc sống. Bạn nên nói không với những yêu cầu vô lý của trẻ nhưng cũng không nên nạt nộ con bằng những lời lẽ khó nghe, nên đưa ra những lời lẽ thuyết phục để nói chuyện với con, hoặc nếu không bạn cũng có thể đưa ra các điều kiện trao đổi.


    Ví dụ như một đứa trẻ 6 tuổi muốn một chiếc ván trượt, hãy cho chúng thấy chúng còn quá ít tuổi để sử dụng loại phương tiện này và việc sử dụng chúng ở một nơi đông người như thành phố bạn đang sống có thể dẫn đến nguy hiểm, nếu chúng đã lớn hơn một chút, hãy đưa ra những yêu cầu trao đổi để có được thứ mình muốn.

    Tạo cho con thói quen
    Tạo cho con thói quen "có làm mới có ăn"
    Kiếm tiền và tiêu tiền
    Kiếm tiền và tiêu tiền
  4. Học cách tiêu tiền cũng quan trọng giống như cách chúng ta kiếm tiền vậy. Khi trẻ con nhỏ, hãy giúp chúng có một nền tảng tốt về vấn đề tiền bạc, cách chi tiêu và sự tiết kiệm nên được hình thành dần để trở thành thói quen tốt cho sau này. Đối với trẻ học mầm non, bạn nên dạy con nhận biết mặt tiền, con cần tiền để mua thứ gì và định hướng cho con làm việc để có được thứ mình muốn.


    Đối với những đứa trẻ lớn hơn, cần dạy con cách so sánh giá cả trước khi mua sắm, cẩn thận khi mua sắm trực tuyến và tiết kiệm tiền để mua đồ khi cần. Trước khi mua đồ nên lên một danh sách, sau đó tham khảo ở các cửa hàng khác nhau, đặt ra mục tiêu tài chính. Là cha mẹ, bạn luôn có thể đặt ra một số giới hạn về những thứ chúng hay mua, tuy nhiên đối với những vật phẩm hợp pháp và lành mạnh, hãy để cho những đứa trẻ có được sự lựa chọn chi tiêu của riêng mình.

    Tìm hiểu món đồ trước khi mua
    Tìm hiểu món đồ trước khi mua
    Chi tiêu tiền thông minh
    Chi tiêu tiền thông minh
  5. Làm từ thiện như tặng quà, dành thời gian và tiền bạc giúp đỡ người khó khăn là một việc ai cũng nên làm. Cha mẹ sẽ là những tấm gương thiết thực nhất cho con cái, trẻ em sẽ có được những bài học vô giá khi bạn tình nguyện giúp đỡ người già hay tham gia tình nguyện giúp đỡ trẻ mồ côi...Khi quyên góp tiền của, vật chất bạn nên đến tự tìm hiểu trước những nơi này, sau đó, nói chuyện với con, đưa ra lý do mình tình nguyện và ngỏ ý rủ con tham gia cùng.


    Đồ quyên góp không hẳn là tiền bạc vật chất quý giá, bạn có thể gợi ý cho con những món đồ chơi con không dùng, quần áo con không mặc hay sách vở, truyện tranh con không học nữa để cho con thấy rằng có những thứ mình không cần nhưng nó lại là món đồ có giá trị với nhiều người.

    Trở nên hào phóng với những người xung quanh
    Trở nên hào phóng với những người xung quanh
    Trở nên hào phóng
    Trở nên hào phóng
  6. Phụ huynh nên đưa ra những lời khuyên khi con mới bước chân vào thị trường lao động, nên chọn những nơi gần nhà để tiện việc đi lại và học hành, đồng thời tránh trường hợp bị "bắt nạt". Bạn có thể gợi ý cho chúng một vài công việc như: trông hộ trẻ, làm part - time...tuy nhiên việc đi làm thêm chỉ nên bắt đầu khi những đứa trẻ đã bước vào tuổi vị thành niên và làm trong thời gian hè.


    Không nên bỏ lỡ việc học chỉ vì kiếm được những đồng tiền trước mắt. Có thêm thu nhập nhờ vào bản thân cũng là một cách để chúng rèn luyện việc chi tiêu tiền cho hợp lý vì tiền mình kiếm ra bao giờ cũng có giá hơn.

    Kiếm tiền như thế nào
    Kiếm tiền như thế nào
    Kiếm tiền như thế nào
    Kiếm tiền như thế nào
  7. Đừng cho rằng việc đầu tư chỉ dành cho người lớn. Đầu cơ vào thị trường chứng khoán, mua cổ phiếu, kinh doanh hàng hóa... là điều mà một đứa trẻ có thể làm nếu chúng có những hiểu biết căn bản về lĩnh vực này. Bạn nên đưa ra những hiểu biết của bản thân để dạy con về vấn đề này sau đó khi chúng đã đủ tuổi bạn dần khơi gợi ý muốn kinh doanh và đầu tư của con, "phi thương bất phú" vậy nên muốn nhanh giàu phải học cách kinh doanh.


    Đây cũng là cách để giáo dục con về việc quản lý tiền, nếu có ý định đứng lên kinh doanh, đầu tư thì việc có vốn là điều không thể thiếu, nhưng nếu không tiết kiệm trước thì lúc này làm sao thực hiện được ý định của mình.

    Để tiền sinh ra tiền
    Để tiền sinh ra tiền
    Tạo dựng khái niệm đầu tư
    Tạo dựng khái niệm đầu tư
  8. Nhiều bậc cha mẹ mở một tài khoản tiết kiệm ngay sau khi con họ được sinh ra, nhưng đứa trẻ chưa có ý niệm gì về cuộc sống chưa thực sự sử dụng được hết những lợi ích của tài khoản đó. Tốt nhất là mở một tài khoản sau khi trẻ có thể hiểu khái niệm về tiền và tự mình đóng một vai trò tích cực cho quỹ tiền đó.


    Trẻ em thường nhận được tiền vào những dịp đặc biệt như sinh nhật hoặc ngày lễ và thật vui khi chúng cảm thấy mình “trưởng thành” so với những đứa trẻ khác khi chúng mang số tiền đó đến ngân hàng để gửi. Đây là những kỹ năng tiết kiệm kéo dài suốt đời của trẻ.

    Mở tài khoản tiết kiệm cho con
    Mở tài khoản tiết kiệm cho con
    Mở tài khoản tiết kiệm cho con
    Mở tài khoản tiết kiệm cho con
  9. Thực tế cuộc sống có đầy các hình phạt tài chính như vi phạm giao thông, ăn thừa đồ ăn trong nhà hàng buffet và các khoản phạt khác. Trẻ em cần phải học điều này sớm. Chúng là những cô cậu nhỏ rất tinh nghịch và khi con cố tình không tiết kiệm tiền cho bố mẹ, đừng bao che cho chúng.


    Thay vào đó, hãy ra những hình phạt khiển trách như rút một phần tiền từ tài khoản tiết kiệm của con và giải thích rõ ràng lý do tại sao hành vi của chúng lại dẫn đến hình phạt đó. Điều này sẽ dạy họ tự chịu trách nhiệm về hành động của mình.

    Học các hình phạt tài chính
    Học các hình phạt tài chính
    Học các hình phạt tài chính
    Học các hình phạt tài chính
  10. Nhiều bậc cha mẹ sử dụng hệ thống phụ cấp cho trẻ như trả 200 nghìn cho con mỗi khi con dọn dẹp phòng sạch sẽ hoặc cho những việc vặt như rửa bát. Điều này sẽ tạo nên một lối suy nghĩ sai lệch cho trẻ khi chúng có thể nghĩ rằng việc kiếm tiền chỉ đơn giản như vậy, và những công việc sau này cũng chỉ tương tự như thế. Thay vào đó, bạn nên phân loại công việc ra thành hai nhánh cho con: công việc về trách nhiệm gia đình và công việc được trả lương.


    Một số công việc nhà như dọn phòng hoặc đổ rác được coi là một phần của cuộc sống hàng ngày, nghĩa là chúng sẽ không được trả tiền để làm khi trưởng thành. Nhưng những công việc khác như trồng cây, làm vườn hoặc dọn dẹp nặng nhọc là những công việc mà bạn có thể trả tiền cho con. Chiến lược này sẽ dạy trẻ giá trị của việc kiếm tiền và làm việc chăm chỉ.

    Không trả tiền cho việc nhà – Trả tiền cho công việc thực tế
    Không trả tiền cho việc nhà – Trả tiền cho công việc thực tế
    Không trả tiền cho việc nhà – Trả tiền cho công việc thực tế
    Không trả tiền cho việc nhà – Trả tiền cho công việc thực tế




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy