Top 5 Kỹ năng dạy bé quản lý thời gian hiệu quả nhất

Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng sống quan trọng mà ba mẹ nên dạy bé ngay từ nhỏ. Trẻ có kỹ năng này sẽ biết cách phân bổ, sắp xếp thời gian hợp ... xem thêm...

  1. Đồng hồ chính là vật dụng thể hiện thời gian rõ ràng nhất. Vì vậy, dạy con xem đồng hồ là cách dạy kỹ năng quản lý thời gian cho trẻ dễ hiểu nhất ba mẹ nên áp dụng. Ngoài đồng hồ treo tường trong nhà, ba mẹ có thể chuẩn bị cho con chiếc đồng hồ để bàn hay một chiếc đồng hồ đeo tay phù hợp.


    Hầu hết các em nhỏ đều không nhận thức được thời gian, do đó để trẻ hiểu khái niệm và giá trị của thời gian, bạn nên chỉ cho trẻ cách xem đồng hồ. Trước hết, bố mẹ hãy dạy trẻ quan sát và phân biệt được các loại kim, kim giây chạy nhanh nhất, kim dài là kim phút, kim ngắn là kim giờ. Sau đó, hãy giải thích cho trẻ hiểu về mối quan hệ giữa 3 loại kim chỉ thời gian này. Cấu tạo thông thường của đồng hồ đó là có 60 vạch nhỏ và 12 vạch lớn. Khi kim giây chạy hết một vòng 60 giây thì sẽ khiến cho kim phút nhích lên 1 vạch nhỏ, và khi kim phút chạy hết 1 vòng 60 vạch thì sẽ khiến kim giờ nhích lên 1 vạch lớn.


    Khi đã biết cách xem giờ rồi, trẻ sẽ biết nhận thức được thời gian. Để trẻ cảm thấy rằng mình cũng có thời gian và cần phải biết quý trọng nó, khi làm bất cứ việc gì, cha mẹ nên nhắc nhở trẻ về thời gian. Chẳng hạn như: “Con chỉ có 15 phút để xem phim hoạt hình thôi nhé!”, hay “đúng 7h con phải chuẩn bị xong áo quần để đến trường”.

    Ngoài ra, bạn nên dạy cho trẻ biết những từ đơn giản chỉ thời gian để trẻ hiểu các hoạt động của thời gian như: “Trước khi xem tivi, con phải làm hết những bài tập này nhé!”,… Đặc biệt, bạn nên hạn chế nói những từ như “lát nữa, chút nữa,…” để trẻ không ỷ lại và không quan tâm đến thời gian của mình.

    Dạy con cách sử dụng đồng hồ
    Dạy con cách sử dụng đồng hồ
    Dạy con cách sử dụng đồng hồ
    Dạy con cách sử dụng đồng hồ

  2. Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên cũng là cách dạy kỹ năng quản lý thời gian cho trẻ hiệu quả. Trẻ sẽ biết được tất cả các công việc cụ thể cần làm, đặc biệt là việc nào nên làm trước, việc nào nên làm sau. Đây là điều rất quan trọng để trẻ cân đối được công việc và quản lý thời gian hiệu quả hơn.


    Chẳng hạn như: Hôm nay trẻ cần phải làm rất nhiều bài tập, nhưng ngày mai lại có tiết kiểm tra môn Văn thì bạn nên bảo trẻ phải ưu tiên học môn Văn trước, sau đó mới làm bài tập các môn khác.


    Việc lên kế hoạch công việc như thế này sẽ khiến cho bạn và trẻ mất nhiều thời gian lúc đầu nhưng lại giúp trẻ định hướng rõ ràng, cũng như bắt đầu công việc một cách thuận lợi và hiệu quả hơn.

    Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên
    Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên
    Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên
    Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên
  3. Thời gian biểu hợp lý sẽ giúp người lập nên nó không bị quên công việc và biết kiểm soát các công việc của mình một cách tốt nhất. Thiết lập những nguyên tắc về thời gian, về công việc giúp mọi thứ trở nên suôn sẻ. Để dạy kỹ năng quản lý thời gian cho trẻ, ba mẹ hãy cùng con lập thời gian biểu với các hoạt động cần làm theo ngày, theo tuần, theo tháng.


    Theo đó, tất cả các giờ giấc như giờ ăn cơm, giờ làm bài tập, giờ xem tivi, giờ đi chơi, đi ngủ,… đều phải được lên kế hoạch và thống nhất. Rèn luyện thói quen tốt này từ nhỏ sẽ giúp trẻ quản lý thời gian của mình hiệu quả hơn, là bước đệm quan trọng cho sự thành công của trẻ sau này. Điều này giúp trẻ hình thành tính khuôn khổ, sinh hoạt đúng giờ giấc, đồng thời quản lý thời gian của mình hiệu quả hơn.

    Lập thời gian biểu cụ thể hàng ngày
    Lập thời gian biểu cụ thể hàng ngày
    Lập thời gian biểu cụ thể hàng ngày
    Lập thời gian biểu cụ thể hàng ngày
  4. Khi dạy kỹ năng quản lý thời gian cho trẻ, ba mẹ nên tặng con một cuốn sổ ghi nhớ để mang theo bên mình. Bởi trẻ thường rất dễ quên và có nhiều ý tưởng ngẫu hứng. Vì thế việc chuẩn bị sổ để giúp trẻ ghi lại những ý tưởng, suy nghĩ của mình là rất cần thiết. Ngoài ra, đây cũng là cuốn sổ để trẻ ghi lại những công việc của mình sẽ làm trong từng ngày, từng giờ hay từng tháng. Điều này sẽ giúp trẻ nhớ và kiểm soát được công việc của mình một cách dễ dàng hơn.

    Do đó, ba mẹ hãy dạy con ghi lại những việc cần làm để trẻ sắp xếp thời gian phù hợp và kiểm soát chúng một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể khuyến khích con sử dụng các tờ giấy note, giấy stickers nhiều màu sắc để ghi lại các công việc quan trọng và dán lên những nơi dễ nhìn thấy như bàn học, tủ quần áo.

    Chuẩn bị cho trẻ cuốn sổ ghi nhớ
    Chuẩn bị cho trẻ cuốn sổ ghi nhớ
    Chuẩn bị cho trẻ cuốn sổ ghi nhớ
    Chuẩn bị cho trẻ cuốn sổ ghi nhớ
  5. Ba mẹ chính là hình mẫu, tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Bởi trẻ thường có xu hướng bắt chước những lời nói, hành vi của người lớn. Ba mẹ hãy cho con thấy mình đã sử dụng quản lý thời gian thật hiệu quả. Hoặc chia sẻ cho bé những bài học kinh nghiệm khi không biết sắp xếp công việc. Hãy cho trẻ thấy rằng bạn đã sử dụng thời gian của mình hiệu quả như thế nào. Bố mẹ hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình cho bé, khi trẻ lắng nghe những câu chuyện này, trẻ sẽ nhận thức được tầm quan trọng.


    Bố mẹ có thể kể cho trẻ nghe những kinh nghiệm của mình. Chẳng hạn, bố mẹ đã không thể hoàn thành công việc vì trễ hẹn, hay những lần thành công khi quản lý thời gian hiệu quả. Khi trẻ lắng nghe những điều này, trẻ sẽ tự nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm thời gian và quản lý thời gian.

    Ba mẹ là tấm gương sáng cho trẻ
    Ba mẹ là tấm gương sáng cho trẻ
    Ba mẹ là tấm gương sáng cho trẻ
    Ba mẹ là tấm gương sáng cho trẻ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy