Top 10 Kỹ năng bố mẹ nên dạy cho trẻ để trở thành người có trách nhiệm

Mai Ly 489 0 Báo lỗi

Trong cuộc sống hối hả ngày nay, việc nuôi dưỡng cho con cái trở thành những người có trách nhiệm không chỉ là một ước mơ của bất kỳ bậc phụ huynh nào mà còn ... xem thêm...

  1. Biết cách tự vệ là kỹ năng quan trọng mà người lớn cần dạy trẻ em. Ví dụ, khi đối mặt với những kẻ bắt nạt, học cách tự vệ sẽ giúp cho con bạn tự tin và độc lập hơn, chúng sẽ nhận thức được rằng chúng có thể tự tìm cách thoát khỏi tình huống khó khăn mà không cần nhờ người lớn giúp đỡ.


    Khả năng tự vệ thậm chí không cần đến thể chất. Trẻ em có thể dùng lời nói để làm giảm xung đột. Điều quan trọng là dạy con bạn quyết đoán bằng lời nói và không cho kẻ bắt nạt phản ứng theo ý chúng, hoặc chỉ đơn giản là bỏ đi. Nếu xung đột dẫn đến đánh nhau, hãy nói với con rằng dùng nắm đấm không phải là ý kiến hay nhất. Thay vào đó, tốt hơn là “giải quyết với” kẻ bắt nạt bằng cách vòng tay quanh kẻ tấn công, gần như đang đấu vật. Điều này sẽ khiến kẻ bắt nạt tránh làm con bị thương hơn.

    Cách tự vệ
    Cách tự vệ
    Cách tự vệ
    Cách tự vệ

  2. Kỹ năng này có thể cứu sống một ai đó theo đúng nghĩa đen. Bạn cũng cần biết cách điều trị các vết thương nhỏ. Bạn có thể bắt đầu bằng cách xem qua bộ sơ cứu và giải thích cho con mọi vật dụng có thể được sử dụng để làm gì.


    Thậm chí, bạn có thể giả vờ bị thương và nhờ con giúp đỡ. Một số kỹ năng sơ cứu quan trọng nhất bao gồm ấn vào vết thương để cầm máu và biết cách thực hiện hô hấp nhân tạo mà bạn có thể thực hành trên ma-nơ-canh.

    Cách thực hiện sơ cứu cơ bản
    Cách thực hiện sơ cứu cơ bản
    Cách thực hiện sơ cứu cơ bản
    Cách thực hiện sơ cứu cơ bản
  3. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc dạy trẻ nấu ăn sẽ giúp chúng biết cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn. Vì các chất dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng cho sức khỏe của chúng ta, học những thói quen này khi còn nhỏ sẽ giúp bạn dễ dàng có một lối sống lành mạnh khi trưởng thành. Điều quan trọng nữa nên dạy trẻ biết nhiều loại thực phẩm lành mạnh để trẻ không cảm thấy nhàm chán và có thể biết được nhiều lợi ích nhất có thể từ các thực phẩm này.


    Lý do khiến trẻ em thường chọn những món không lành mạnh như khoai tây chiên hoặc đồ ngọt, có thể vì chúng không phải dành thời gian nấu ăn. Chúng đã quen với việc cha mẹ luôn chuẩn bị bữa ăn cho mình, vì vậy khi chúng không có thời gian để làm việc đó, thức ăn nhanh và đồ ăn nhẹ sẽ trở thành món ăn quen thuộc của chúng. Và khi con cái lớn lên và chuyển ra ngoài, chúng sẽ khó bắt đầu nấu được những bữa ăn lành mạnh cho mình nếu chúng chưa làm trước đó.

    Cách nấu ăn đơn giản
    Cách nấu ăn đơn giản
    Cách nấu ăn đơn giản
    Cách nấu ăn đơn giản
  4. Nếu một điều gì đó bất ngờ hoặc tồi tệ xảy ra, ngay cả người lớn cũng sợ hãi và bối rối, vậy nên một đứa trẻ cần chuẩn bị và biết cách hành động trong những trường hợp khẩn cấp. Và nếu bạn dạy cho con về những gì chúng nên làm, điều đó không hề đáng lo và thậm chí có thể giúp con dễ dàng đối phó với những tình huống căng thẳng hơn khi lớn lên.


    Trước hết, hãy dạy cho con biết con nên gọi số nào trong trường hợp khẩn cấp. Thứ hai, cho con biết con cần nói gì khi ai đó trả lời cuộc gọi, đó là lý do họ gọi, tên họ là gì và địa chỉ của họ. Bạn thậm chí có thể nhập vai và điều này sẽ giúp con chuẩn bị kỹ càng hơn vì con sẽ biết rằng con đã làm điều đó trước đây.

    Cách xử lý trong trường hợp khẩn cấp
    Cách xử lý trong trường hợp khẩn cấp
    Cách xử lý trong trường hợp khẩn cấp
    Cách xử lý trong trường hợp khẩn cấp
  5. Có quá nhiều việc phải làm mà không có đủ thời gian là một vấn đề mà người lớn đều hiểu quá rõ. Nhưng đôi khi, vấn đề chỉ là chúng ta có những ưu tiên gì và có thể quản lý thời gian của mình tốt như thế nào. Vậy nên, bạn có thể dạy con bạn về cách làm điều đó và kỹ năng này sẽ không chỉ hữu ích cho con khi chúng trở thành người lớn mà thậm chí ngay khi còn đi học, con có thể giúp cuộc sống của ba mẹ dễ dàng hơn.


    Đảm bảo rằng con bạn phải biết cách tính và đo thời gian. Ví dụ, bạn giao cho con một việc và yêu cầu con hoàn thành trong vòng 20 phút. Đặt một chiếc đồng hồ gần đó và khi thời gian kết thúc, hãy thông báo cho con biết chúng đã dành bao nhiêu thời gian và còn lại bao nhiêu. Điều này sẽ giúp con bạn hiểu thời gian trôi qua và giúp chúng hiểu rõ hơn những hoạt động nào phù hợp hơn trong những khoảng thời gian nhất định.

    Cách quản lý thời gian
    Cách quản lý thời gian
    Cách quản lý thời gian
    Cách quản lý thời gian
  6. Ngay cả khi con vẫn còn nhỏ, chúng có thể học về tiền bạc và lập ngân sách. Trên thực tế, tốt hơn là nên bắt đầu dạy con trước khi chúng lên 7 tuổi, vì lúc này, con đã có thể nhận thức được thái độ và thói quen về tiền bạc. Trước tiên, hãy cho con xem tiền xu, tiền mặt và thẻ tín dụng, giải thích với con rằng chúng có thể mua đồ với những vật này và chỉ cho con cách bạn thanh toán tiền khi bạn và con đi mua sắm cùng nhau. Sau khi mua thứ gì đó, đặc biệt là bằng thẻ tín dụng, bạn có thể đưa cho con biên lai để chúng biết bạn đã chi bao nhiêu tiền.


    Sau đó, hãy giải thích với con rằng tiền không chỉ để tiêu mà bạn còn có thể tiết kiệm. Hãy đưa cho một con heo đất để chúng nhét tiền và tiết kiệm cho việc gì đó sau này. Điều này sẽ dạy con biết cách lập mục tiêu, kế hoạch và mà quá chiều bản thân. Tất nhiên, trẻ em sẽ có những mục tiêu ngắn hạn, nhưng theo thời gian, chúng sẽ kỷ luật hơn và sẽ bắt đầu biết tiết kiệm cho những mục tiêu dài hạn hơn. Bạn cũng nên dạy trẻ giá trị của những đồng tiền kiếm được. Bạn có thể cho con làm việc nhà và phụ cấp cho chúng một số tiền nhỏ.

    Cách tiêu xài và quản lý tiền bạc
    Cách tiêu xài và quản lý tiền bạc
    Cách tiêu xài và quản lý tiền bạc
    Cách tiêu xài và quản lý tiền bạc
  7. Cha mẹ muốn những điều tốt nhất cho con mình nên đôi khi cố gắng kiểm soát cuộc sống của chúng càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, việc luôn quyết định mọi thứ cho con có thể khiến chúng thực sự khó đưa ra quyết định của riêng mình khi trở thành người lớn. Ngay khi còn nhỏ, trẻ em cần biết cách đưa ra lựa chọn của riêng mình và hiểu được hậu quả.


    Để dạy con điều đó, bạn có thể lấy những điều đơn giản nhất và thảo luận với con. Yêu cầu chúng chọn giữa 2 lựa chọn và lập danh sách ưu, nhược điểm cùng con. Để làm quá trình dạy thêm chút thử thách, bạn có thể hỏi con xem chúng có nghĩ rằng sẽ có một lựa chọn tốt hơn mà bạn chưa nêu ra được hay không. Hãy chắc chắn rằng con hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu chúng chọn thứ này hay thứ kia, và điều đó sẽ ảnh hưởng đến chúng như thế nào.

    Cách đưa ra quyết định
    Cách đưa ra quyết định
    Cách đưa ra quyết định
    Cách đưa ra quyết định
  8. Từ bi và cảm thông là điều quan trọng để hòa hợp với mọi người và xây dựng tôn trọng mối quan hệ với họ. Điều quan trọng là phát triển những phẩm chất này ở con bạn để chúng có thể học cách quan tâm người khác và nhìn mọi thứ từ góc độ của họ. Điều này sẽ khuyến khích con biết giúp đỡ người khác và khi con khó khăn thì họ cũng sẽ sẵn sàng giúp đỡ.

    Cách ứng xử với người khác
    Cách ứng xử với người khác
    Cách ứng xử với người khác
    Cách ứng xử với người khác
  9. Đặt và đạt được mục tiêu là một kỹ năng quan trọng mà bố mẹ có thể giúp trẻ phát triển từ khi còn nhỏ. Đầu tiên, hãy giúp trẻ xác định mục tiêu của mình. Bố mẹ có thể tạo ra những cuộc trò chuyện tích cực, khuyến khích trẻ chia sẻ mong muốn và ước mơ của mình. Đồng thời, họ nên hỗ trợ trẻ tạo ra những mục tiêu cụ thể và hiểu rõ về những bước cần thực hiện để đạt được chúng.


    Bố mẹ cũng có thể dạy cho trẻ về trách nhiệm thông qua việc giao trách nhiệm nhỏ từ khi trẻ còn nhỏ. Việc này giúp trẻ hiểu rõ về cam kết và ý thức về việc hoàn thành công việc của mình. Bố mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia quyết định và tự quản lý thời gian, từ đó giúp họ phát triển kỹ năng tự chủ và tự quyết định.

    Cách đặt và đạt được mục tiêu
    Cách đặt và đạt được mục tiêu
    Cách đặt và đạt được mục tiêu
    Cách đặt và đạt được mục tiêu
  10. Việc giáo dục trẻ em về kỹ năng tự bảo vệ và trách nhiệm là một phần quan trọng trong việc phát triển nhân cách và tạo nên những người trưởng thành có ý thức xã hội. Một trong những khía cạnh quan trọng này là khả năng đứng lên bảo vệ chính mình.


    Để trẻ phát triển khả năng này, bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách khuyến khích trẻ nói lên ý kiến và cảm xúc của mình. Việc này giúp trẻ xây dựng lòng tự tin và khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng. Bố mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ suy nghĩ và không sợ bị lãng quên hoặc bị phê phán.Hơn nữa, việc giáo dục trẻ về việc xác định giới hạn cá nhân và khả năng tự quyết định là quan trọng. Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách nói "không" một cách lịch sự và rõ ràng khi họ cảm thấy đang bị đe dọa hoặc không thoải mái. Qua đó, trẻ sẽ học được cách bảo vệ lợi ích cá nhân mà không làm tổn thương người khác.

    Cách sẵn sàng đứng lên bảo vệ chính mình
    Cách sẵn sàng đứng lên bảo vệ chính mình
    Cách sẵn sàng đứng lên bảo vệ chính mình
    Cách sẵn sàng đứng lên bảo vệ chính mình




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy