Top 8 Cách dạy bé tập nói đơn giản, hiệu quả nhất

Mỗi bé có một tốc độ phát triển riêng. Có bé biết nói nhanh, cũng có bé biết nói chậm. Có trẻ nói nhiều, có bé nói ít. Dạy bé tập nói là một trong những giai ... xem thêm...

  1. Thường xuyên nói chuyện cùng trẻ cũng là một cách giúp bé tập nói hiệu quả. Bố mẹ có thể nói chuyện với bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ hay khi bé vừa sinh ra. Ôm bé và giao tiếp bằng mắt. Bé cần phải hiểu các từ trước khi nói. Vì vậy, việc nói chuyện sẽ giúp xây dựng các mối liên kết trong não của bé.


    Bộ não non nớt của bé hấp thụ âm thanh, giai điệu và ngôn ngữ để chuẩn bị bập bẹ cất tiếng nói đầu đời. Những bé có ba mẹ thường xuyên được ba mẹ trò chuyện có xu hướng hình thành kỹ năng ngôn ngữ; và đàm thoại thành thạo hơn.


    Khi chơi cùng trẻ hay khi chăm sóc trẻ, bố mẹ có thể nói chuyện với bé bằng giọng điệu vui vẻ, đồng thời giao tiếp bằng mắt để tương tác với con tốt hơn. Theo các chuyên gia y khoa, khi bố mẹ trò chuyện cùng trẻ nhiều, trẻ sẽ có xu hướng biết nói sớm hơn so với những trẻ có bố mẹ ít trò chuyện.

    Thường xuyên nói chuyện cùng bé
    Thường xuyên nói chuyện cùng bé
    Thường xuyên nói chuyện cùng bé
    Thường xuyên nói chuyện cùng bé

  2. Bài hát là một cách hiệu quả để dạy cho bé tập nói. Đó là lý do tại sao mà mỗi nền văn hóa lại có những bài hát riêng dành cho trẻ nhỏ. Đừng lo nếu mẹ hát không hay vì bé sẽ không quan tâm đâu. Bé chỉ thích nghe giọng hát của mẹ mà thôi.


    Đây là phương pháp dạy em bé tập nói hiệu quả, giúp bé dễ tiếp thu. Âm nhạc là một trong những cách đầu tiên dùng để gắn kết và giao tiếp khi bé còn trong bụng mẹ. Mẹ có thể hát cho bé nghe các bài hát đơn giản, giai điệu vui tươi dễ nhớ, từ vựng dễ bắt chước. Thông qua bài hát, bé có thể học được một số nền tảng cơ bản của ngôn ngữ như từ vựng, nhịp điệu.


    Nếu không biết hát những bài hát ru, mẹ có thể hát bất kỳ bài nào mà bạn thích. Việc hiểu cách bắt đầu và kết thúc một âm thanh sẽ giúp ích nhiều cho bé trong việc dạy trẻ học nói, học phát âm sau này.

    Hát cho bé nghe
    Hát cho bé nghe
    Hát cho bé nghe
    Hát cho bé nghe
  3. Khi bé được vài tháng tuổi, chúng sẽ bắt đầu tạo ra “lời nói” của riêng mình với các âm thanh. Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh tốt nhất là ba mẹ bắt chước cách bé bập bẹ như ma-ma hay ba-ba để phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.


    Bố mẹ hãy thử lặp lại những âm thanh mà trẻ phát âm. Việc này sẽ khuyến khích trẻ nói nhiều hơn, đồng thời cũng là bước khởi đầu cho quá trình dạy trẻ tập nói. Điều này tạo ra sự thích thú cho bé và khuyến khích trẻ tiếp tục trò chuyện bằng “lời nói” của riêng mình. Tuy nhiên, ba mẹ không nên cố gắng nói bằng giọng ngọng nghịu của trẻ vì sẽ khiến trẻ khó có thể nắm bắt và nói đúng về sau.

    Bắt chước âm thanh của bé
    Bắt chước âm thanh của bé
    Bắt chước âm thanh của bé
    Bắt chước âm thanh của bé
  4. Không có thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ về niềm vui đọc sách. Có nghĩa là, cha mẹ có thể đọc cho trẻ nghe khi bé còn trong bụng mẹ hoặc bắt đầu ngay từ khi sinh ra. Cha mẹ đọc sách cho trẻ nghe nhằm mục đích giúp trẻ hiểu được nhịp điệu và âm thanh của ngôn ngữ, hỗ trợ xây dựng ngôn ngữ của bé sau này và sự phát triển an toàn của trẻ.


    Trẻ nhỏ thích sách và cảm thấy bị thu hút bởi những cuốn sách phù hợp với độ tuổi của trẻ. Với trẻ đang trong giai đoạn học nói, mẹ nên mua những quyển sách có hình ảnh tươi sáng rực rỡ để thu hút sự chú ý của bé. Mẹ dạy bé lặp đi lặp lại tên sự vật hoặc dạy trẻ học nói tên các con vật trong sách sẽ giúp trẻ có thêm vốn từ và phát triển khả năng đọc và nói của mình.


    Cha mẹ nên cố gắng nói rõ ràng và chậm rãi để giúp trẻ nhận biết âm điệu và âm thanh. Sự lặp lại là một điều khác mà cha mẹ phải ghi nhớ nhằm giúp xây dựng ngôn ngữ của trẻ. Cha mẹ có thể thử thay đổi cao độ hoặc sử dụng giọng nói khác nhau cho từng nhân vật trong sách. Điều này sẽ khiến trẻ thích thú, có lợi cho sự phát triển của trẻ.

    Đọc sách cho bé nghe
    Đọc sách cho bé nghe
    Đọc sách cho bé nghe
    Đọc sách cho bé nghe
  5. Trẻ em với vốn từ vựng phong phú sẽ thường có khả năng đọc hiểu, giao tiếp cũng như truyền đạt ý tưởng tốt hơn. Chính vì vậy, việc cải thiện, nâng cao vốn từ vựng là điều các bậc phụ huynh luôn chủ động thực hiện ngay từ khi bé còn nhỏ.


    Khi bé được 1 tuổi, bé đã có thể nắm vững được một vài từ. Đây là thời điểm thúc đẩy bé nói ra những từ đầu tiên. Nếu bé nói sai điều gì, bạn hãy sửa lại cho bé. Ở giai đoạn học nói, có thể bé sẽ có những phát âm sai hoặc vốn từ vựng chưa được nhiều. Vì vậy, cha mẹ có thể sửa chữa vốn từ cho bé đồng thời giới thiệu với bé những từ vựng mới và cách sử dụng chúng trong từng trường hợp.


    Một trong những phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ hiệu quả và dễ áp dụng chính là dạy cho trẻ về các từ đồng nghĩa như siêng năng – chăm chỉ – cần cù, cha – ba – bố, me – má – bầm, con heo – con lợn, xe lửa – tàu hỏa… Việc sử dụng đa dạng từ ngữ, đặc biệt là các từ thay thế cũng là một phương pháp giúp trẻ mở rộng vốn từ của mình.

    Mở rộng vốn từ cho bé
    Mở rộng vốn từ cho bé
    Mở rộng vốn từ cho bé
    Mở rộng vốn từ cho bé
  6. Khi trẻ đến giai đoạn nói bập bẹ, trẻ sẽ biết bộc lộ cảm xúc qua giọng nói của mình. Đến 6 tháng tuổi, bé sẽ nhận biết được sự tức giận hay kích động trong giọng nói của bố mẹ, nhờ đó trẻ sẽ biết cách để thu hút sự chú ý của bạn khi bé khó chịu hoặc đói.


    Khi trẻ bắt đầu nói chuyện với những âm điệu khác nhau, bố mẹ nên ủng hộ, tạo cảm giác hào hứng và vui vẻ cho trẻ. Nghe con nói một từ mới thật thú vị và hạnh phúc. Khi đó đừng giữ lại cảm xúc vui vẻ, tự hào ấy chỉ riêng mình mà hãy bộc lộ nó ra ngoài cho con thấy bạn hài lòng như thế nào. Hãy cười, vỗ tay hay làm những cử chỉ khen thưởng bé. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy vui vẻ, hào hứng và có thêm động lực để làm lại những hành động đó.

    Hành động hào hứng và vui vẻ nếu trẻ nói
    Hành động hào hứng và vui vẻ nếu trẻ nói
    Hành động hào hứng và vui vẻ nếu trẻ nói
    Hành động hào hứng và vui vẻ nếu trẻ nói
  7. Với những người làm cha làm mẹ, khoảnh khắc con cất tiếng khóc đầu đời, rồi khi trẻ bập bẹ nói ra những từ đầu tiên có lẽ vô cùng quý giá và đáng nhớ. Sau nhiều tháng bé chỉ có thể phát ra các tiếng “ô”, “a”, nhiều cha mẹ đã bắt đầu hành trình cùng con tập nói đầy ắp thú vị.


    Một cách dạy trẻ học nói và tập nói theo hiệu quả chính là làm mẫu cho con. Khi nói chuyện với con, cha mẹ hãy nói đi nói lại những câu ngắn, với âm tiết đơn giản. Như "papa", " bà" Khi nghe nhiều lần, con sẽ bắt đầu hiểu và muốn nói theo.


    Thời gian này bố mẹ nên cho bé làm quen với các từ ngữ dễ nhớ, thường gặp như tên các đồ dùng trong nhà. Dần dần, từ những từ cơ bản đó, bé sẽ tích lũy được vốn từ phong phú, sử dụng chúng một cách linh hoạt trong các ngữ cảnh khác nhau khiến bố mẹ phải bất ngờ.

    Làm mẫu cho bé
    Làm mẫu cho bé
    Làm mẫu cho bé
    Làm mẫu cho bé
  8. Trẻ em có tính tò mò rất cao, hầu như mọi vấn đề của cuộc sống đều khiến trẻ cảm thấy nghi hoặc và khó hiểu. Sự tò mò này cho thấy rằng trẻ đang tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, từ đó phát triển tri thức và hình thành các kỹ năng sống. Vậy nên, bố mẹ nên bắt đầu đặt câu hỏi cho con nhiều hơn khi trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên.


    Bố mẹ có thể bắt đầu với những câu hỏi đơn giản ví dụ như: “Con có muốn uống sữa không?”, “Con có muốn đi chơi không?”,... Khi trẻ lớn dần lên, bạn có thể trò chuyện với trẻ về sự vật hay con người xung quanh trẻ nhiều hơn, chẳng hạn như: Con xem ba ở đâu "ở kia phải không". Nhiều lần như vậy bé sẽ quen là học theo ba mẹ.


    Cũng nên lưu ý rằng tuyệt đối không phủ nhận sự cố gắng nỗ lực của trẻ như “Con sai rồi”, thay vào đó hãy khuyến khích trẻ tiếp tục đưa ra câu trả lời bằng cách như “Con gần đúng rồi”, “ Ý kiến của con rất hay nhưng chưa thực sự chính xác lắm”,… Chẳng hạn như khi bé hỏi “Mẹ ơi, con ngựa ăn gì?”, phụ huynh có thể hỏi ngược lại bé “Theo con bạn ấy ăn gì?”. Nếu trẻ không biết và đáp lại “Con không biết! Con hỏi mẹ mà!”, cha mẹ có thể tiếp tục “Con thử nhìn xem, trong chuồng của bạn ấy có những gì?”, khi trẻ đáp lại “Con thấy có cỏ.”, hãy tiếp tục “Vậy theo con tại sao người ta để cỏ vào chuồng bạn ngựa nhỉ?”, trẻ sẽ tự tìm ra câu trả lời.

    Đặt câu hỏi cho bé
    Đặt câu hỏi cho bé
    Đặt câu hỏi cho bé
    Đặt câu hỏi cho bé




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy