Top 6 Bí quyết dạy trẻ tự giác làm việc nhà hiệu quả nhất
Để rèn luyện cho trẻ làm quen và có ý thức tự giác làm việc nhà, các bậc phụ huynh nên khuyến khích trẻ làm những công việc phù hợp với độ tuổi và sự quan tâm ... xem thêm...của chúng. Một số bí quyết Toplist giới thiệu dưới đây mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo nhằm giúp trẻ tự giác làm việc nhà một cách dễ dàng.
-
Các nghiên cứu cho thấy để trẻ làm việc nhà từ sớm sẽ giúp con thành công sau này. Tuy nhiên, để con vui vẻ thực hiện hằng ngày là điều không hề đơn giản. Để việc dọn dẹp trở thành một phần thói quen hàng ngày của con, giống như khoảng thời gian dành cho việc làm bài tập hoặc những câu chuyện trước khi đi ngủ. Ví dụ, 10 phút dọn dẹp trước khi chương trình truyền hình yêu thích của con bắt đầu hoặc ngay trước bữa tối sẽ dễ dàng giúp trẻ ghi nhớ và thực hiện.
Nếu lâu lâu con lên cơn lười, mẹ đừng lao vào làm giúp con ngay mà cần có chút đàm phán, nhắc nhở, thỉnh thoảng phạt. Như vậy con sẽ hiểu trách nhiệm việc nhà và biết không thể thể ỷ lại vào người khác được. Khi con đã quen dần và có trách nhiệm hơn ba mẹ có thể cho con làm một khung giờ khác cho hợp lý hơn.
-
Cha mẹ cho trẻ được lựa chọn công việc nhà mà con thích thú và đây là cách tạo cho các bé sự hứng khởi khi biết rằng, có thể giúp cha mẹ làm việc gì đó trong vòng khả năng của mình. Cha mẹ hãy nên hỏi ý kiến của trẻ trước khi giao việc cho chúng.
Một số câu hỏi như: “Con thích làm việc nhà nào? Con muốn dọn bàn ăn hay rửa bát hơn?”. Với cách hỏi này, trẻ nhỏ sẽ cảm thấy bản thân có được sự sự tôn trọng và ý kiến của chúng có trọng lượng, đồng thời khi nhận công việc mà mình lựa chọn các bé sẽ có trách nhiệm hoàn thành với một thái độ thoải mái, không cảm thấy bị ép buộc. Trẻ có thể giúp: bỏ quần áo bẩn vào chậu, vứt rác vào thùng đựng rác, bỏ đồ chơi vào thùng, lấy các đồ mà bạn yêu cầu hoặc chải lông cho thú cưng. Hoặc ba mẹ chủ động làm rồi nhờ con làm giúp mẹ việc này hay không khi đó bé sẽ thấy thích thú khi được mẹ nhờ vả và giúp mẹ làm.
Hoặc cách khác là hãy tạo cho trẻ sự bất ngờ. Nếu nhà bạn có hai hoặc ba đứa con thì tại sao không tạo những chiếc thẻ bằng giấy trên đó có ghi các công việc nhà khác nhau để trẻ bốc thăm và tự chọn lấy công việc nhà sẽ làm. Thậm chí, bạn có thể tạo cả một chiếc thẻ may mắn trên đó có ghi “Hôm nay là ngày nghỉ của con”.
-
Lo lắng con vất vả, lại sợ ảnh hưởng đến sự vô tư, hồn nhiên của tuổi nhỏ nên hầu hết bố mẹ thường không dám giao việc nhà cho con cái. Nhưng những nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, khi những đứa trẻ được trao cơ hội để giúp đỡ bố mẹ, chúng sẽ hãnh diện vì cảm thấy mình là một thành viên có ích trong nhà, được học cách để trở nên tự lập và tránh được việc bị bỉ bai về sự vô trách nhiệm của bản thân. Đối với trẻ nhỏ phụ huynh nên giao những việc đơn giản, ví dụ gấp quần áo, hay lau bàn sau khi ăn, quét nhà. Mục đích việc giao việc nho nhỏ phù hợp với lứa tuổi của các bé sẽ giúp trẻ rèn luyện thói quen làm việc nhà, mà bé cũng cảm thấy thích thú hơn cũng như giúp đỡ cha mẹ. Bố mẹ nên nhớ rằng mục tiêu giao việc nhà là để xây dựng thói quen, tính trách nhiệm cho trẻ chứ không phải yêu cầu trẻ phải lau bàn sạch sẽ, gấp quần áo gọn gàng vì trẻ còn nhỏ và mới làm việc nhà.
Ngoài ra, hãy tăng mức độ khó của công việc dần lên theo độ tuổi của trẻ để con có thể thử thách bản thân khi hoàn thành công việc được cha mẹ tin tưởng giao cho. Khi trẻ lớn hơn thì có thể nhờ trẻ làm nhiều việc hơn. Đó là những công việc mất nhiều thời gian hơn một chút, đòi hỏi nhiều nỗ lực và phức tạp hơn như sắp xếp, dọn dẹp bàn ăn; phân loại hoặc gấp quần áo, rửa bát, quét nhà hoặc đổ rác.
-
Các bậc cha mẹ cũng đừng quên khen thưởng khích lệ khi trẻ hoàn thành đúng công việc được giao. Việc khen thưởng kịp thời sẽ giúp cho các bé vui vẻ và hào hứng hơn khi cố gắng hoàn thành tiến độ công việc được giao. Mặc dù bé có thể từ chối hoặc thỉnh thoảng bê trễ việc nhà nhưng bé vẫn khao khát cảm giác được cha mẹ coi trọng.
Bạn có thể lập ra một hệ thống khen thưởng khi trẻ làm tốt các công việc nhà, ví dụ như mỗi khi trẻ hoàn thành tốt một công việc thì sẽ được đánh giá tương đương với một ngôi sao. Và khi trẻ đạt được 10 ngôi sao thì bố mẹ có thể thưởng cho chúng bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như cho trẻ đi xem phim hay đưa đi ăn kem.
Khuyến khích, động viên là một cách tuyệt vời để khiến trẻ vui vẻ và chịu đựng những thử thách hoặc những việc mình không muốn như phải làm việc nhà. Trẻ sẽ học được rằng, trong cuộc sống có thể mình không thích tất cả những thứ phải làm nhưng nếu kiên trì thì cuối ngày sẽ có phần thưởng xứng đáng. -
Trẻ em thích những cuộc cạnh tranh lành mạnh và nếu bạn thêm điều này vào công việc nhà sẽ khiến trẻ vui vẻ, thích thú khi giúp đỡ bố mẹ. Tại sao không thử đặt hẹn giờ và trao giải thưởng cho đứa trẻ nào dọn dẹp phòng xong trước? Hoặc bạn có thể mở cuộc thi nhỏ xem ai làm tốt nhất. Cho trẻ và anh, chị, em của con làm theo tuần hay theo ngày để ba mẹ đanh giá ai làm tốt nhất.
Đa phần trẻ nhỏ đều thích sự cạnh tranh, vì thế cha mẹ có thể tận dụng cách này để thiết lập làm việc nhà. Điều này sẽ giúp trẻ cố gắng, nỗ lực hoàn thiện công việc một cách nhanh chóng, đảm bảo đúng yêu cầu về thời gian cũng như mang đến kết quả tốt nhất.
Trẻ sẽ cảm nhận được tình cảm thân thiết khi làm việc cùng bố mẹ hay anh chị em và là cơ hội tuyệt vời để hỏi han về một ngày của trẻ, nghe những tâm tư của trẻ hoặc bạn kể cho trẻ câu chuyện, chủ đề nào đó khiến chúng mê mẩn. Hãy nhớ rằng, trẻ coi trọng những điều bạn nói với chúng và chúng sẽ luôn nhớ mãi. Chẳng hạn như mẹ đã từng kể cho trẻ nghe về những điều mẹ đã làm ở công ty khi cùng nhau dọn dẹp phòng khách hoặc rửa bát.
-
Nếu trẻ luôn được nghe những câu như: “Hôm nay con hư nên con phải tự dọn dẹp quần áo của mình” thì việc dọn dẹp đó sẽ trở thành hình phạt mà trẻ đang phải thực hiện chứ không phải công việc trẻ muốn thực hiện. Hãy nói với con: “Con đã lớn rồi và sẽ được tự xếp quần áo vào tủ theo ý của con.”
Cha mẹ nên tránh dùng công việc nhà như một hình phạt cho hành vi xấu của trẻ. Bằng cách này, trẻ sẽ mãi mãi liên tưởng việc nhà với một điều gì đó tiêu cực, trái ngược với mong muốn của bố mẹ rằng trẻ làm việc nhà là cách để chúng học các kỹ năng sống cần thiết, học về tinh thần trách nhiệm.
Thay vào đó, bố mẹ hãy khuyến khích và khen ngợi trẻ khi chúng giúp đỡ việc nhà sẽ giúp con bạn nhìn nhận việc nhà theo hướng tích cực và tự giác. Việc trừng phạt trẻ bằng cách bắt chúng làm việc nhà sẽ khơi dậy trong con bạn sự chán ghét sâu sắc đối với công việc nhà và suy nghĩ này thậm chí sẽ kéo dài đến những năm tháng trưởng thành của trẻ.