Top 6 Cách dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống hiệu quả nhất
Hoạt động ăn uống là một trong những hoạt động chủ đạo và vô cùng quan trọng với trẻ em. Đó cũng là nhu cầu cơ bản nhất của con người, việc dạy trẻ kỹ năng tự ... xem thêm...phục vụ trong giờ ăn cần được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ để giúp trẻ tự chủ hơn với sinh hoạt của mình. Để dạy kĩ năng tự phục vụ trong ăn uống cho trẻ bố mẹ cần phải có những phương pháp hợp lý giáo dục, hỗ trợ và giúp đỡ trẻ. Dưới đây Toplist giới thiệu các kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống của trẻ.
-
Để hình thành các kỹ năng sống cho trẻ mầm non không phải việc một sớm, một chiều mà phải là một quá trình, đồng thời phải chọn đúng cách, đúng thời điểm thích hợp với độ tuổi của trẻ mới có kết quả tốt nhất. Khi trẻ còn nhỏ, đương nhiên việc ăn uống phần nhiều sẽ vẫn phải phụ thuộc vào cha mẹ, nhưng khi trẻ đã đến độ tuổi mầm non, cha mẹ nên tập cho trẻ làm những việc vừa sức bằng cách tham gia phụ giúp việc dọn bữa ăn với mọi người trong gia đình và tự biết phục vụ việc ăn uống của bản thân.
Bé có thể tham gia sắp bàn ăn, xếp ghế, lau bát đũa. Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Biết giúp người lớn dọn dẹp sau khi ăn xong. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này. Cha mẹ cần hiểu rõ tâm lý của trẻ cũng như sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để hình thành kỹ năng sống cho trẻ, quan sát giúp đỡ trẻ khi thấy con gặp chút khó khăn.
-
Vệ sinh hàng ngày sau khi chơi xong, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn và khi tay dính bẩn là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Nhất là trước khi ăn trẻ phải được vệ sinh thật sạch sẽ, vì khi đôi tay hay mặt trẻ còn bẩn, rửa qua thì khi trẻ ăn sẽ không tránh được trường hợp trẻ lấy tay cầm thức ăn đưa vào miệng như thế thì sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh rất nhanh qua đường tiêu hóa. Bên cạnh đó còn rèn cho trẻ thói quen tốt biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ không chỉ cho bản thân mà còn biết giữ gìn vệ sinh môi trường.
Khi nhắc đến kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống, chắc chắn sẽ là một thiếu sót to lớn nếu cha mẹ bỏ qua khâu vệ sinh cho trẻ. Trước khi tập cho trẻ thói quen vệ sinh tay trước khi ăn, cha mẹ nên nhấn mạnh với trẻ về lợi ích và tầm quan trọng của việc vệ sinh sạch sẽ trước khi ngồi vào bàn cơm, và thậm chí có thể nhắc đến một số tác hại vừa phải nếu trẻ không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trước khi tham gia vào bữa cơm gia đình. Sau đó, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ rửa tay, chân sạch sẽ sau khi chơi và trước khi ngồi vào bàn ăn. Nếu tập được thói quen này, việc tự giữ vệ sinh cơ thể cho bản thân trẻ chắc chắn không còn là điều khó khăn sau này.
-
Bên cạnh việc dạy trẻ những thói quen trên thì việc hướng dẫn trẻ cách bày biện bàn ăn cũng quan trọng không kém. Vì qua đó, trẻ sẽ biết cách sắp xếp bàn ăn hấp dẫn hơn, hình thành thói quen ngăn nắp, ăn uống lành mạnh và hiểu hơn về giá trị của bữa ăn gia đình khi cùng mọi người chuẩn bị bàn ăn.
Cha mẹ nên giúp trẻ xác định trẻ nên làm gì để phụ giúp việc soạn bàn ăn khi đến bữa cơm, sau đó hãy chỉ dẫn để trẻ biết những dụng cụ nào sẽ được dùng cho một bữa ăn và làm thế nào để lấy và sắp xếp những dụng cụ đó trên bàn ăn một cách hợp lý. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần giúp trẻ chú ý đến số lượng người có trên bàn ăn, nếu đã quen với vấn đề này, sau này trẻ có thể tự mình lấy thêm chén, dĩa và dụng cụ ăn nếu trong nhà có nhiều khách hơn.
Ba mẹ nên dạy bé biết bàn ăn cần được trang trí lịch sự, đẹp mắt. Để đáp ứng những bữa cơm nhà đơn giản thì bàn ăn cần phải được lau sạch sẽ trước khi dọn món. Bạn có thể hướng dẫn trẻ cách trải khăn bàn (nếu có). Món ăn trên bàn phải được sắp xếp sao cho hợp lí và thuận tiện cho những người dùng bữa. Nếu kích thước bàn ăn lớn, có thể chia món ăn thành nhiều phần để đặt ở nhiều vị trí trên bàn, thuận tiện cho người dùng bữa gắp thức ăn. -
Khi đã lên bàn ăn và bắt đầu ăn uống, cha mẹ nên tập cho trẻ cách sử dụng những dụng cụ ăn uống phù hợp với từng món ăn và quan sát giai đoạn thực hành của trẻ. Khi trẻ còn bé, cha mẹ có thể tập cho trẻ khâu này bằng cách để trẻ sử dụng những dụng cụ ăn uống bằng nhựa, được thiết kế dành cho trẻ nhỏ để trẻ quen dần với muỗng, đũa, nĩa,…nhiều trẻ có thể tự ăn bằng thìa, tuy vẫn còn lóng ngóng. Mẹ cố gắng duy trì thói quen này, hướng dẫn và chỉnh sửa cách cầm cho trẻ mỗi ngày để bé có thể tự ăn thành thạo.
Khi trẻ đã có thể sử dụng quen dần, cha mẹ hãy sắm cho trẻ bộ dụng cụ ăn uống với màu sắc rực rỡ, vui vẻ để kích thích quá trình ăn uống của trẻ, đồng thời đây cũng là cách giúp trẻ sử dụng thành thạo hơn các dụng cụ ăn uống trước khi bắt đầu dùng chung với người lớn trong gia đình. -
Đối với kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống của trẻ, cách người lớn thực hiện mỗi ngày cũng chính là cuốn sách thực tế nhất để trẻ học theo. Vì vậy, không chỉ cha mẹ mà người lớn trong nhà nên chú ý khi ăn uống cùng trẻ để giúp trẻ bắt chước và tạo ra những thói quen tốt khi ăn, vì khi đó trẻ sẽ quan sát từng cử chỉ hành động của mọi người để học theo.
Đầu tiên là về địa điểm ăn uống, để có thể tạo nên thói quen tốt và tăng cường tình cảm gia đình, các thành viên trong gia đình nên ưu tiên ăn uống ngay tại bàn cùng mọi người trong nhà, đồng thời giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc này. Ngoài ra, để trẻ hình thành phong cách ăn uống lịch sự, người lớn trong nhà nên ăn uống một cách từ tốn, không để rơi vãi, không làm việc riêng khi ăn, không xem điện thoại từ đó có thể làm mẫu và giúp trẻ chú ý hơn trong ăn uống.
-
Sau khi dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ trong giờ ăn, cũng như việc soạn bàn ăn, cha mẹ nên để trẻ có cơ hội cùng thực hiện việc dọn dẹp bàn ăn sau khi gia đình đã ăn xong. Đây là một thói quen tốt có thể đem lại nhiều lợi ích hơn nữa so với việc trẻ tự chủ động trong ăn uống, đó là giúp trẻ tập được thói quen tự dọn dẹp và giúp đỡ mọi người xung quanh.
Ăn xong, con và bố mẹ cùng bê thức ăn thừa để cất gọn vào các hộp để đồ ăn, dọn bát vào chậu rửa, rửa bát, lau bàn ghế, quét dọn sạch sẽ khu vực bàn ăn. Bằng cách này, ý thức giữ vệ sinh và sống sạch sẽ của trẻ cũng sẽ được rèn luyện sự gọn gàng, ngăn náp, sạch sẽ tốt hơn cho cuộc sống tương lai.