Top 10 Cách để cải thiện kỹ năng thuyết phục của bạn hiệu quả nhất
Nếu bạn không phải là người có sức lôi cuốn và khả năng thuyết phục bẩm sinh, đừng hoảng sợ: Giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, bạn có thể luyện tập và cải ... xem thêm...thiện khả năng thuyết phục của mình. Đừng lo lắng, Toplist sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề này. Dưới đây là những mẹo giúp bạn cải thiện kỹ năng thuyết phục hiệu quả hơn, đảm bảo tới 90% thành công cho dự án của bạn.
-
Hiểu điều gì để thúc đẩy đối phương
Bất kể đối phương của bạn lớn hay nhỏ, biết điều gì sẽ thúc đẩy họ hành động là điều cần thiết để thuyết phục hiệu quả.
Hãy đặt mình vào vị trí của họ và ước mơ, mong muốn, đấu tranh và thất vọng của họ là gì? Khi bạn biết những điều này, bạn có thể khiến bất cứ ai làm bất cứ điều gì. Vì sao? Ban đầu, bạn nên đặt lợi ích của đối phương lên trên trước khi đề cập đến lợi ích của mình. Đừng chỉ chăm chăm nghĩ về bản thân vì như vậy bạn sẽ làm mất lòng tin của người khác. Có lẽ chính bạn cũng không thể tin một người luôn chỉ biết cái lợi của thân họ. Đồng thời, khi đặt mình vào người khác để thông cảm và thấu hiểu họ, chắc hẳn ai cũng thấy tin cậy vào một người có thể hiểu được mình.
-
Nói về những nhu cầu mà họ không biết họ đang có
Khách hàng thường cảm thấy rằng hầu hết các nhu cầu của họ đã được đáp ứng. Bạn trở nên thuyết phục hơn khi có thể thảo luận về những nhu cầu mà khách hàng thậm chí không biết họ có. Mọi người đưa ra nhiều quyết định dựa trên nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn, và khi bạn đưa ra khái niệm rằng có những nhu cầu không được cân nhắc, bạn có thể sẽ thu phục được ai đó. Bạn sẽ dễ dàng chinh phục mọi người hơn nếu như bạn có kỹ năng thuyết phục để chỉ cho họ thấy rằng họ sẽ được gì nếu làm theo bạn, như thể đây là một câu hỏi mà mọi người luôn đặt ra trong đầu họ.
Để làm được những điều này, bạn phải hiểu khán giả của bạn cần gì. Hãy chộp lấy sự chú ý của họ bằng cách nói cho họ, bạn biết những gì họ muốn, rồi sau đó hãy nói với họ ý kiến của bạn sẽ giúp họ thỏa mãn những gì họ muốn. Đây là phương pháp kích thích vào tính tư lợi.
-
Thể hiện niềm đam mê và sự tự tin của bạn
Đôi khi, sự phấn khích và niềm tin của chính bạn vào những gì bạn đang bán hoặc đang làm có thể là lý lẽ thuyết phục nhất. Nếu bạn có thể thể hiện niềm đam mê đích thực của mình với những gì bạn đang quảng cáo chào hàng, thì mọi người có nhiều khả năng mua hàng hơn. Trong một thế giới mà mọi người đều có rất nhiều sự lựa chọn, năng lượng, niềm đam mê và những lời nói không lời sẽ phải đi một chặng đường dài để thuyết phục mọi người rằng những gì bạn đang quảng cáo là phù hợp với họ.
Bạn hãy tự tin vào chính mình trước khi bạn học kỹ năng thuyết phục người khác. Nếu bạn có bất cứ những nghi ngờ nào đấy, nó sẽ bộc lộ ra bên ngoài. Bạn phải là đồng minh của chính mình một cách cao nhất, vấn đề của bạn sẽ càng có sức thuyết phục. Hãy ghi nhớ điều đó.
-
Nắm bắt được sự tương đồng
Bởi vì ai cũng có quan điểm của riêng mình, và hầu hết đều ra sức bảo vệ những quan điểm đó. Do vậy không dễ để bắt ai đó từ bỏ quan điểm của họ và nghe theo quan điểm của bạn. Để thuyết phục người khác khi quan điểm của bạn và đối phương trái ngược nhau, bạn cần nắm bắt được các điểm tương đồng trong quan điểm của mỗi người và dựa vào đó để thuyết phục đối phương. Trở nên dễ hiểu là điều quan trọng nếu bạn muốn trở nên thuyết phục. Khi bạn xây dựng mối quan hệ thân thiện và xác định điểm chung, đối tác của bạn sẵn sàng lắng nghe và mua hàng của bạn hơn. Đây là yếu tố cần thiết.
Lấy một ví dụ cụ thể để bạn dễ dàng hình dung hơn, hai bạn đang có ý định góp vốn để kinh doanh nhưng ý kiến về sản phẩm kinh doanh lại khác nhau. Bạn có thể bắt đầu thuyết phục bằng cách “Mình thấy sản phẩm A cũng có khả năng, nhiều ưu điểm nhưng sản phẩm B…”. Và từ đó bạn lấy những dẫn chứng, lập luận về sản phẩm B. Như vậy sẽ tốt hơn khi bạn chê sản phẩm A và chỉ nói tốt về sản phẩm B mà bạn lựa chọn.
-
Luôn có dẫn chứng và lập luận khi thuyết phục
Đây chính xác là ưu tiên hàng đầu mỗi khi bạn thuyết phục gần tới hồi kết, cú đánh cuối cùng này sẽ quyết định thành bại của cuộc trò chuyện. Người ta thường bảo, nói có sách mách có chứng, do vậy lời thuyết phục của bạn sẽ trở nên có trọng lượng hơn khi có những dẫn chứng và lập luận đi kèm. Những dẫn chứng và lập luận này không nên quá cao siêu, chỉ bạn biết mà đối phương không biết. Như vậy thì dẫn chứng coi như vô dụng. Khi họ cảm thấy mơ hồ thì họ cũng rất khó để tin tưởng bạn. Và trong trường hợp nào chăng nữa, để người khác tin tưởng và bị bạn thuyết phục, luôn đò hỏi dẫn chứng của bạn phải cụ thể, lý luận phải chặt chẽ và rõ ràng theo lối “nói trước chặn sau”. Chỉ một sơ hở nhỏ đôi khi cũng làm người khác mất niềm tin ở bạn. Như vậy việc thuyết phục hoàn toàn thất bại.
Ví như khi bàn luận về một hiện tương siêu nhiên của Trái Đất, lấy dẫn chứng mà NASA đưa ra sẽ thuyết phục hơn khi bạn lấy tên một nhà khoa học cụ thể nào đó. Bởi vì NASA được nhiều người biết đến hơn. Luôn ghi nhớ điều này nhé!
-
Lựa chọn thời điểm thuyết phục, cách nói chuyện phù hợp
Như chúng ta đã biết, tâm lý và cảm xúc của con người thay đổi theo thời gian. Do vậy bạn cần lựa chọn đúng thời điểm họ ở trạng thái tốt nhất, cởi mở nhất để thuyết phục. Đồng thời đó cũng phải là thời điểm mà bạn cảm thấy tự tin nhất, nếu không lời lẽ mà bạn nói ra sẽ không đủ mạnh làm người khác cảm thấy tin tưởng. Khi tâm trạng của bạn hoặc của đối phương không tốt, chắc chắn rồi bạn sẽ không thể nhận được sự thỏa thuận thành công nếu bắt đầu cuộc trò chuyện.
Khi bạn cố gắng thuyết phục ai đó, bạn cần kiểm soát được cảm xúc của chính mình để không mắc phải những sai lầm trong cách nói chuyện. Các bài học về kỹ năng kiểm soát cảm xúc sẽ giúp ích cho bạn – đừng bỏ qua nó! Trong trường hợp phải thuyết phục nhiều người, bạn hãy sử dụng cách thuyết phục nghiêng về cảm xúc hơn là lý trí. Bởi theo khoa học nghiên cứu thì tâm lý đám đông rất dễ bị cảm xúc lôi cuốn.
Đối với từng mẫu người khác nhau sẽ có cách nói chuyện khác nhau để thuyết phục họ. Ví như có người yêu thích cách nói năng lịch sự nhẹ nhàng, có người yêu thích cách nói chuyện thẳng thắn, mạnh mẽ…. Để biết họ thuộc mẫu người nào, bạn cần phải có một khoảng thời gian để tìm hiểu, cũng chính là khoảng thời gian bạn tạo dựng mối quan hệ với họ. -
Tạo dựng mối quan hệ
“Người giỏi thuyết phục là người có khả năng tạo dựng được nhiều mối quan hệ với mọi người xung quanh“. Hiển nhiên, tạo dựng mối quan hệ là bước đầu tiên bạn cần phải làm để thuyết phục một ai đó. Vì sao nhỉ? Tất nhiên rồi, bạn tuyệt đối sẽ không tin vào người lạ, người chẳng có mối liên kết nào với mình hoặc không mang lại bất kỳ lợi ích niềm tin nào cho mình đúng chứ. Vậy thì đối tác của bạn cũng thế. Tạo dựng mối quan hệ để họ dành thiện cảm cho bạn sẽ là bước đầu tiên giúp bạn dễ thuyết phục được họ hơn.
Nhưng bạn phải nhớ rằng, cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài. Tránh trường hợp quay lưng sau khi đã đạt được mục tiêu. Như vậy sẽ phản lại cái gọi là chân thành đã nói ở trên. Bên cạnh đó còn khiến bạn phải đi thuyết phục người khác cả đời vì sẽ không bao giờ có được những người bạn – những người luôn giúp đỡ bạn đúng nghĩa.
-
Tuyệt đối nói không với những cử chỉ phản cảm
Những cử chỉ phản cảm sau sẽ hủy hoại mối quan hệ bạn đang cố gắng xây dựng và cuộc trò chuyện sẽ đi về số không với những đối tượng kĩ tính, họ coi đó là sự thiếu tôn trọng và vô tình đánh giá con người bạn qua những điều này:
- Chỉ trỏ.
- Nói nhỏ trong đám đông.
- Gãi hoặc mơn trớn cơ thể.
- Mân mê đồ trang sức.
- Dùng bút chọc lung tung.
- Rung chân.
- Khoanh tay.
- Chống nạnh.
- Nhìn chỗ khác.
-
Chú trọng đến sự thú vị của cuộc trò chuyện
Nếu bạn cứ nói chuyện bằng một cái giọng đều đều với những tiếng “ừm”, bạn sẽ làm khán giả của bạn nghe đi nghe lại vấn đề nhiều lần. Bạn cần phải thật hùng hồn để làm vấn đề của bạn trở nên thú vị. Hãy tác động những giác quan của họ càng nhiều trong mức bạn có thể. Một cử chỉ ấn tượng cũng sẽ có những tác động tích cực đến bài văn hùng biện.
Chắc chắn rồi, khi bạn nói chuyện lặp lại quá nhiều sự chán ngắt sẽ chẳng ai còn hứng thú với câu chuyện của bạn và dần dần họ sẽ xao nhãng những yêu cầu, mong muốn của bạn trong cuộc thỏa thuận. Hãy tập trung hết sự tự tin và khả năng của mình cho cuộc thảo luận này, thỉnh thoảng hãy mỉm cười và cũng khiến đối phương mỉm cười, như vậy sẽ giúp buổi nói chuyện trở nên tốt hơn đấy.
-
Khiêm tốn
Không ai thích một kẻ tự đắc. Ngay cả khi bạn tin là mình đúng, nếu bạn là kẻ ngạo mạn thì mọi người cũng chẳng muốn nghe bạn. Bạn không chỉ cho là mình đúng mà còn thiếu kỹ năng thuyết phục để mọi người hiểu vấn đề như bạn. Chúng ta đều có xu hướng thích được khen ngợi và được tôn trọng ngay cả khi chúng ta sai, dĩ nhiên vì ai cũng có cái tôi mà nhỉ. Để có thể đạt được thỏa thuận trước hết bạn cần hiểu 1 điều rằng mục đích của bạn không phải là phân cao thấp, thắng thua hay khoe khoang hiểu biết. Mà bạn cần đưa ra những điều mình biết để dẫn dắt đối phương chấp thuận với yêu cầu và mong muốn của bạn.
Chính vì vậy, hãy truyền đạt chúng trong tâm thế khiêm tốn, lắng nghe và công nhận những giá trị mà đối phương đang có, điều này sẽ giúp họ cảm thấy được tôn trọng và ghi nhận để dễ dàng tin tưởng vào bạn hơn. Hơn nữa, chúng ta cũng thường có thiện cảm hơn khi trò chuyện với những người có thái độ khiêm tốn chứ nhỉ?