Top 7 Kỹ năng kiềm chế cảm xúc bản thân tốt nhất dành cho trẻ

Tâm Thanh 37 0 Báo lỗi

Kiềm chế cảm xúc là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng đối với trẻ từ 2 đến 12 tuổi. Nhờ cách này mà trẻ có thể trau dồi được những kỹ năng tốt để ứng xử và ... xem thêm...

  1. Top 1

    Giúp con nhận diện các trạng thái cảm xúc

    Trong quá trình giáo dục cảm xúc cho trẻ, một khía cạnh quan trọng là giúp con nhận diện cảm xúc bản thân. Điều này bắt đầu từ việc giúp con hiểu rõ về những cảm xúc đang trải qua. Ngày nay nhiều trẻ em hay phản ứng theo cảm tính cá nhân, dễ nổi cáu và không biết kiềm chế bản thân. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hướng dẫn con cách kiềm chế cảm xúc, hình thành lối ứng xử tốt đẹp và hoà nhập với thế giới muôn màu.


    Phụ huynh có thể hướng dẫn con phân biệt và gọi tên những cảm xúc khác nhau, từ vui vẻ, buồn bã, sợ hãi, cho đến tức giận. Khi con nhận diện được cảm xúc của mình, hãy hướng dẫn con cách kiểm soát bản thân một cách phù hợp.

    Học cách hít thở sâu để giữ bình tĩnh, tìm hiểu những hoạt động giúp giải tỏa căng thẳng, nghĩ đến một thứ gì khiến bé vui. Việc này giúp con phát triển khả năng tự quản lý cảm xúc từ sớm, từ đó hình thành một nền tảng vững chắc cho sự phát triển về tinh thần của bản thân trẻ.


    Khả năng tự kiểm soát khác nhau ở từng đứa trẻ, nhưng con đường hoàn thiện kỹ năng tự kiểm soát thì lại rất đơn giản. Một điều quan trọng cần lưu ý rằng kiểu luyện tập này không phải là học cách tuân theo những quy tắc để làm vừa lòng người khác hay để khỏi bị phạt. Tự kiểm soát suy cho cùng là học cách kiểm soát ham muốn bản thân để đạt được mục tiêu.

    Giúp con nhận diện các trạng thái cảm xúc
    Giúp con nhận diện các trạng thái cảm xúc
    Giúp con nhận diện các trạng thái cảm xúc
    Giúp con nhận diện các trạng thái cảm xúc

  2. Top 2

    Dạy trẻ kỹ năng kiểm soát cơn tức giận

    Tức giận là một cảm xúc tự nhiên của con người. Thường là sự phản ứng với cảm giác bị đe dọa, bị ngược đãi hoặc bị ngăn cản không cho làm điều mong muốn. Sự tức giận có thể là điều tích cực khi giúp trẻ có cơ hội sửa chữa sai lầm. Nhưng sự tức giận ngoài tầm kiểm soát có thể gây nguy hiểm cho trẻ và cả những người xung quanh.


    Khả năng chịu đựng của trẻ kém có thể dẫn đến những bất đồng, xung đột không đáng có. Ba mẹ hãy dạy bé khả năng biết kìm chế cơn giận của mình một cách lành mạnh. Ví dụ: Dạy con hít thở thật sâu, đi bộ xung quanh nhà, ngồi thiền, đọc sách… để giải toả giận dữ. Sử dụng những món đồ có thể giúp trẻ bình tĩnh lại, chẳng hạn như sách tô màu và bút màu, kem dưỡng da có mùi thơm hoặc nhạc êm dịu. Thu hút các giác quan của trẻ có thể giúp làm dịu tâm trí và cơ thể thậm chí có thể tạo ra một số công cụ giúp trẻ thư giãn. Điều này dạy cho con của bạn thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ theo những cách lành mạnh, không gây tổn thương.


    Giúp con lắng dịu. Một số trẻ bình tĩnh bình tĩnh hơn khi bé có thể ở một nơi an toàn, yên tĩnh. Đây không phải là trừng phạt. Đó chỉ là giúp trẻ học cách xoa dịu bản thân và lấy lại sự kiểm soát. Khi con của bạn lấy lại được trạng thái bình thường, hãy nói cho con biết rõ con đã làm rất rất tốt trong việc kiểm soát cảm xúc của mình, thông qua sự bình tĩnh của con. việc làm đó nó thực sự hữu ích đối với những đứa trẻ dễ nổi giận.

    Dạy trẻ kỹ năng kiểm soát cơn tức giận
    Dạy trẻ kỹ năng kiểm soát cơn tức giận
    Dạy trẻ kỹ năng kiểm soát cơn tức giận
    Dạy trẻ kỹ năng kiểm soát cơn tức giận
  3. Top 3

    Cho con thấy hậu quả của việc không biết điều tiết cảm xúc

    Trẻ ở độ tuổi này thường chưa biết cách xử lý những cảm xúc tiêu cực, vì thế mà vai trò của ba mẹ là hỗ trợ cho con trong việc hiểu và biết cách đối mặt với những tình huống này. Cho con thấy hậu quả của việc mình không kiềm chế cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào. Nếu con bạn làm hỏng đồ chơi của anh chị em khi đang tức giận, hãy đưa ra hậu quả cho chúng. Tuy nhiên không chỉ trích về những cơn giận của con vì đó chỉ là những cảm xúc tự nhiên của tất cả mọi người.


    Thay vào đó bố mẹ nên dạy con những điều con nên làm khi con cảm thấy tức giận giúp con có những cách ứng xử tích cực, sáng suốt. Phân tích cho con hiều cảm giác tức giận là do những cảm xúc tiêu cực gây nên ví dụ như: sợ hãi, ghen tị, thất vọng,… để con có một tâm lý tốt nhất và con sẽ dần kiểm soát hành vi tốt hơn khi con có những cảm xúc tiêu cực.


    Phụ huynh cần thường xuyên tương tác với con, kể cho con nghe về những tình huống thực tế liên quan đến hành vi khi cảm xúc tiêu cực, đồng thời giải thích về những hậu quả không mong muốn từ việc làm sai. Các câu chuyện thực tế và video có thể giúp trẻ hình dung dễ dàng hơn về những tình huống và hậu quả mà họ có thể gặp phải. Việc này giúp trẻ phát triển khả năng suy luận và tự quản lý hành vi, cảm xúc của mình để tránh những hậu quả không mong muốn.

    Cho con thấy hậu quả của việc không biết điều tiết cảm xúc
    Cho con thấy hậu quả của việc không biết điều tiết cảm xúc
    Cho con thấy hậu quả của việc không biết điều tiết cảm xúc
    Cho con thấy hậu quả của việc không biết điều tiết cảm xúc
  4. Top 4

    Bố mẹ phải thay đổi mình và biết điều tiết cảm xúc của bản thân

    Ngay cả với bản thân mình cha mẹ cũng cần loại bỏ những cảm xúc tiêu cực của bản thân để có thể nuôi dạy con tốt nhất. Những người mang cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng rất lớn tới những người xung quanh, họ tạo nên một môi trường ngột ngạt, bức bối, khiến người khác khó xử. Nếu cha mẹ vẫn luôn tự ti về ngoại hình, học vấn, địa vị của bản thân khiến trẻ cũng rất dễ chán nản.


    Những tính cách của con không phải tự nhiên mà chúng được hình thành. Trẻ học những điều đầu tiên về cuộc sống là từ bố mẹ những người thân thiết nhất đối với con. Muốn con kiềm chế cảm xúc tốt đầu tiên bố mẹ cũng phải thật bình tĩnh và tiết chế ở mọi nơi. Cha mẹ là hình mẫu trong việc tự kiểm soát cảm xúc của mình, thay vì chống lại “cơn giận dữ” như hét lên, cáu giận… cha mẹ nên dành thời gian để tự làm mình bình tĩnh lại.


    Bởi trẻ sẽ học được từ chính cha mẹ. Khi chúng ta hét lên, trẻ cũng sẽ học cách hét lên. Khi chúng ta nói chuyện bằng giọng tôn trọng thì chúng cũng học cách nói tôn trọng. Bất cứ khi nào, cha mẹ đều làm tấm gương trước các con để tự ngăn bản thân khỏi những hành động khi tức giận như thế nào, con bạn sẽ học được nguyên tắc cảm xúc đó.


    Bố mẹ phải thay đổi mình và biết điều tiết cảm xúc của bản thân
    Bố mẹ phải thay đổi mình và biết điều tiết cảm xúc của bản thân
    Bố mẹ phải thay đổi mình và biết điều tiết cảm xúc của bản thân
    Bố mẹ phải thay đổi mình và biết điều tiết cảm xúc của bản thân
  5. Top 5

    Đừng quá nhân nhượng khi con nổi giận

    Nếu con bạn thỉnh thoảng la hét, đấm đá ăn vạ thì bạn đừng quá lo lắng, hầu hết bọn trẻ đều như vậy. Điều đó đôi lúc khiến ba mẹ hết sức bối rối và bực bội, nhưng những cơn giận dữ của trẻ có thể được giải quyết bằng một chút kiên nhẫn và kiên trì từ phía cha mẹ.


    Thi thoảng những đứa trẻ của chúng ta sẽ làm ầm lên để bố mẹ chiều theo chúng. Nếu một đứa trẻ khóc quấy rồi được nhận một món đồ chơi để giữ im lặng, bé sẽ biết mình quấy phá vậy là có tác dụng, như vậy những lần sau bé cũng mặc định khóc lóc quấy rối rồi nhận được đồ chơi. Đừng quá nhân nhượng trước con mình. Sự nhân nhượng của bạn sẽ trấn an được bé trong thời gian ngắn, nhưng về lâu về dài, vấn đề sẽ trở nên tệ hơn và trẻ cũng dai dẳng hơn.

    Dạy dỗ thường xuyên để con bạn hiểu rằng chúng không được quá quấy phá hay hỗn hào. Nếu con bạn phá luật, bạn nên phạt chúng. Phạt úp mặt vào tường hoặc tước đi đặc quyền là hai phương pháp phạt con hiệu quả. Nếu con bạn tức giận đập vỡ thứ gì, hãy bảo con làm sửa nó hoặc làm việc nhà để kiếm tiền sửa đồ. Đừng trao lại đặc quyền cho con nếu con chưa khắc phục hậu quả.

    Đừng quá nhân nhượng khi con nổi giận
    Đừng quá nhân nhượng khi con nổi giận
    Đừng quá nhân nhượng khi con nổi giận
    Đừng quá nhân nhượng khi con nổi giận
  6. Top 6

    Dạy con ngồi thiền

    Trong thời đại hiện đại ngày nay, cuộc sống hối hả và căng thẳng đã trở thành một phần không thể thiếu đối với chúng ta. Đặc biệt, với trẻ em, trẻ cũng phải đối mặt với áp lực học tập và những vấn đề tâm lý khác. Vì vậy, việc rèn luyện tâm trí và tinh thần của trẻ thông qua thiền đang trở thành xu hướng phổ biến.


    Thiền giúp cho mỗi bản thân tỉnh thức hơn, nhìn nhận những vấn đề trong cuộc sống tốt hơn. Khi cuộc sống có quá nhiều công việc khiến cho bản thân mệt mỏi, thiền giúp rà soát lại mọi vấn đề, khiến cho tâm trí lắng xuống để nhìn nhận lại vấn đề một cách từ tốn hơn.

    Vì vậy, việc kiềm chế cơn nóng giận và giải tỏa đúng cách, bạn sẽ hạn chế rất nhiều điều đáng tiếc xảy ra. Một sự từ tốn giúp bạn không mất lòng ai, giữ gìn được tình cảm những người xung quanh, được mọi người yêu mến. Họ đề nghị các bậc cha mẹ nên dẫn các em đến những nơi có tổ chức tu tập thiền định để nhờ các vị thiền giả dạy thiền cho các em, bởi vì “chúng ta càng giúp cho trẻ em có sự an bình cho cơ thể thì chúng ta càng có nhiều cơ hội tốt hơn để giúp cho các em không trở thành những người xấu sau này”.

    Dạy con ngồi thiền
    Dạy con ngồi thiền
    Dạy con ngồi thiền
    Dạy con ngồi thiền
  7. Top 7

    Trang bị cho con kỹ năng lắng nghe

    Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp, học tập và trong cuộc sống của tất cả mọi người nhưng đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Người có kỹ năng lắng nghe là người sẽ dễ thành công trong hiện tại cũng như tương lai bởi họ biết tiếp thu ý kiến và học hỏi từ người khác. Tuy nhiên, để rèn luyện được kỹ năng lắng nghe là cả một quá trình dài con người cần rèn luyện và trau dồi cho mình. Kỹ năng lắng nghe cần được trau dồi ngay từ nhỏ. Kỹ năng lắng nghe cho trẻ là một kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển và trưởng thành trong tư duy của trẻ mà cha mẹ cần biết.


    Việc lắng nghe người khác một cách cẩn thận giúp thể hiện sự tôn trọng với người khác cũng như có thể giải quyết vấn đề, kiềm chế cảm xúc một cách dễ dàng hơn. Bố mẹ cần phân biệt cho con thấy sự khác biệt giữa nghe và lắng nghe.


    Dạy trẻ luôn có suy nghĩ câu chuyện mà người khác đang chia sẻ nó quan trọng với bản thân mình, nếu để lọt một chi tiết nào con sẽ cảm thấy hối tiếc, như vậy con sẽ tập cho mình thói quen lắng nghe câu chuyện một cách cẩn thận hơn. Việc lắng nghe giúp con xử lý tình huống tốt hơn và không dễ dàng cáu gắt khi giao tiếp.

    Trang bị cho con kỹ năng lắng nghe
    Trang bị cho con kỹ năng lắng nghe
    Trang bị cho con kỹ năng lắng nghe
    Trang bị cho con kỹ năng lắng nghe




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy