Top 10 Cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông hiệu quả nhất

Bình An 290 0 Báo lỗi

Chăm sóc trẻ không phải là một việc đơn giản đối với bất kì bậc cha mẹ nào. Ai cũng mong muốn trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt để chống lại các ... xem thêm...

  1. Giữ ấm đúng cách trong mùa đông có vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống các bệnh liên quan đến đường hô hấp cho trẻ. Tuy nhiên, không phải cứ mặc nhiều quần áo là ấm. Bạn cần cho trẻ mặc nhiều lớp áo khác nhau giúp cho việc giữ ấm được tốt hơn và bé có thể cởi bớt một hoặc hai lớp nếu cảm thấy nóng khi vận động nhiều.


    Đặc biệt, cần thường xuyên mang tất chân, găng tay, khẩu trang, đội mũ len cho trẻ vì đây là bộ phận rất nhạy cảm với thời tiết lạnh. Những hôm thời tiết có nhiệt độ thấp đột ngột thì hạn chế việc cho trẻ ra ngoài trời nếu không cần thiết, tránh những nơi có gió lùa, gió lạnh.

    Giữ ấm đúng cách
    Giữ ấm đúng cách
    Giữ ấm đúng cách
    Giữ ấm đúng cách

  2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn là ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ dành cho con mình bởi nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, đồng thời giúp trẻ tăng sức đề kháng phòng chống bệnh tật.


    Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng về mùa đông sẽ khác chế độ dinh dưỡng về mùa hè và cần chú ý những vấn đề sau:

    • Đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi, luôn ăn ấm (nước ấm, sữa ấm, cơm ấm, canh ấm,…)
    • Tăng cường bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu năng lượng như: thịt, cá, ngũ cốc, trứng, sữa,…
    • Thường xuyên cho trẻ ăn những món tăng khả năng phòng bệnh như: trà gừng, nước chanh đào mật ong, mật ong, lá hẹ,…
    • Hạn chế những thực phẩm khó tiêu hóa, dễ gây rối loạn tiêu hóa như: sò, ốc, trai,… và tuyệt đối không ăn những thực phẩm để trong tủ lạnh sẽ khiến cho trẻ dễ bị viêm họng, ho khan, ho có đờm.
    • Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày để trẻ hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất.
    Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý
    Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý
    Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý
    Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý
  3. Uống nước là để duy trì sự sống bởi cơ thể người có tới 80% là nước. Uống đủ nước mỗi ngày rất có lợi cho sức khỏe nhất là đối với trẻ em. Nhiều người cho rằng chỉ có mùa hè cơ thể trẻ mới mất nhiều nước nhưng thực ra mùa đông cơ thể cũng bị mất nước trong khi trẻ có xu hướng lười uống nước hơn mùa hè vì không cảm thấy khát.


    Hoặc nhiều bậc cha mẹ cho rằng, cho trẻ uống sữa thay cho trẻ uống nước mỗi ngày là đủ. Nhưng không hẳn là như vậy. Nếu không uống đủ nước, cơ thể trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh. Vậy hãy để có những lợi ích sau:

    • Mắt long lanh hơn
    • Lỗ chân lông được làm sạch sâu, hạn chế mụn nhọt
    • Da dẻ hồng hào, sáng đẹp
    • Tóc mọc nhanh hơn
    • Dưỡng da từ bên trong, tránh hiện tượng khô da, nứt nẻ do thời tiết
    • Cơ thể tràn đầy năng lượng và tươi tắn hơn.
    Cho trẻ uống đủ nước
    Cho trẻ uống đủ nước
    Cho trẻ uống đủ nước
    Cho trẻ uống đủ nước
  4. Đặc điểm nổi bật của trẻ là thích vận động. Vận động để khám phá những kiến thức mới lạ trong cuộc sống muôn màu sắc. Tuy nhiên, vào những ngày mùa đông lạnh giá, trẻ thường lười vận động hơn khiến cho sức đề kháng bị suy giảm, dễ bị nhiễm bệnh hơn. Các chuyên gia về sức khỏe cho rằng: càng trời lạnh, trẻ càng phải tập thể dục để rèn luyện cơ thể.


    Vì vậy, để phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông, các bậc cha mẹ nên khuyến khích cho trẻ vận động đúng cách bằng nhiều hình thức như: vui chơi ngoài trời (nơi ít gió) hoặc trong nhà cùng với trẻ; yêu cầu trẻ làm hộ một số việc nhà như nấu ăn, sắp xếp lại các đồ; cho trẻ đi bộ, đi xe đạp;… Một lưu ý quan trọng là các bậc cha mẹ phải duy trì thói quen này thì việc luyện tập cho trẻ mới có tác dụng.

    Khuyến khích trẻ vận động
    Khuyến khích trẻ vận động
    Khuyến khích trẻ vận động
    Khuyến khích trẻ vận động
  5. Nhiều người nghĩ rằng, mùa đông trẻ không ra nhiều mồ hôi, vận động ít nên không cần vệ sinh hàng ngày cho trẻ vì sợ trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Quan niệm đó là hoàn toàn sai lầm. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ là luôn cần thiết.


    Bởi bất cứ mùa nào thì trẻ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên vào những ngày nhiệt độ xuống thấp thì không nên tắm cho trẻ nhưng vẫn phải thay quần áo và lau sạch vùng kín như: bộ phận sinh dục, cổ, nách, bẹn; và các bộ phận khác như tay, chân nhất là tay của trẻ cần được vệ sinh thường xuyên vì đây là nơi dễ tiếp xúc với vi khuẩn nhiều nhất. Khi vệ sinh cho trẻ cần lưu ý giữ nhiệt độ nước ấm nóng, kín gió, có thể dùng quạt sưởi.

    Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
    Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
    Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
    Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
  6. Hệ miễn dịch của trẻ sẽ được khôi phục tốt nhất nếu như được nghỉ ngơi và ngủ ngon giấc sau một ngày vui chơi và vận động. Vì mệt mỏi sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn. Cố gắng cho trẻ đi ngủ đúng giờ, hạn chế xem ti vi trước khi ngủ và tạo cho con có một giấc ngủ ngon sẽ khiến cho trẻ tăng cường sức đề kháng.


    Khi ngủ, các bậc cha mẹ có thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể của con để có thể mặc thêm áo hay cởi bớt áo ra tùy theo thời tiết. Trẻ có thói quen khi ngủ hay đạp chăn ra ngoài và không có ý thức đắp lại nên chúng ta cũng cần phải chú ý để giữ ấm cho trẻ, tránh bị cảm lạnh dẫn đến các bệnh về đường hô hấp. Hai bộ phận quan trọng cần được giữ ấm khi trẻ ngủ đó là bụng và chân. Nếu bị lạnh bụng trẻ sẽ dễ bị tiêu chảy, đau bụng. Ngoài ra việc giữ ấm lòng bàn chân cho trẻ bằng cách mang thêm một đôi tất là rất cần thiết.

    Ngủ đủ giấc và ngon giấc
    Ngủ đủ giấc và ngon giấc
    Ngủ đủ giấc và ngon giấc
    Ngủ đủ giấc và ngon giấc
  7. Trẻ cần Vitamin D từ ánh sáng mặt trời để xương phát triển khỏe mạnh và tăng khả năng miễn dịch chống lại các bệnh truyền nhiễm có hại. Vì vậy tắm nắng cho trẻ, đặc biệt là tắm nắng đúng cách và an toàn vào mùa đông sẽ mang lại cho trẻ nhiều lợi ích.


    Tuy nhiên vào mùa đông không phải ngày nào cũng có nắng. Do đó, tranh thủ những ngày có nắng, bạn nên biết tranh thủ tắm nắng cho trẻ. Thời điểm lý tưởng vẫn là khoảng thời gian sáng sớm (9h - 10h) và chiều muộn (16h - 17h). Tuyệt đối không tắm nắng cho trẻ vào những khung giờ khác vì ánh nắng mùa đông không thể coi thường, chúng có nhiều tia cực tím gây tổn thương cho làn da còn non nớt của trẻ.


    Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến vị trí trẻ ngồi khi tắm nắng: tránh ánh nắng chiếu thẳng vào đầu, mắt, mặt; không tắm nắng nơi hút gió; tắm nắng ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát hoặc ngồi ngay bên cửa sổ nếu nhiệt độ ngoài trời quá lạnh. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý không nên cởi bỏ hết quần áo của trẻ mà chỉ cởi từng phần một như: lưng, tay, chân,… Thời gian tắm nắng chỉ kéo dài từ 15 - 30 phút và 10 ngày sau lại tiếp tục.

    Tắm nắng cho trẻ
    Tắm nắng cho trẻ
    Tắm nắng cho trẻ
    Tắm nắng cho trẻ
  8. Thời tiết mùa đông là kiểu thời tiết rất đặc trưng với mưa phùn ẩm ướt. Do đó, nên chọn cho bé những chiếc áo khoác, hoặc mũ không thấm nước. Nếu bé bị dính nước mưa, cần thay quần áo, tất, cho bé thật nhanh sau đó bao lại bằng nước ấm và cho uống sữa nóng nếu bé vừa lạnh vừa ướt.


    Ngoài ra, nếu đứa trẻ của bạn ưa vận động thì việc ra mồ hôi là điều không tránh khỏi. Khi đó, nên cởi bớt áo cho trẻ để trẻ vận động dễ dàng và thay ngay áo lót bên trong, lau khô lại người bằng nước ấm nếu như trẻ ra mồ hôi. Vì nếu không lau ngay mồ hôi, trẻ sẽ dễ bị viêm phổi ngược.


    Vì mùa đông ít nắng nên khi quần áo khi phơi rất lâu khô. Vì vậy, cũng cần chú ý quần áo mặc cho trẻ phải là quần áo đã khô giòn, được giặt sạch sẽ, tránh mặc quần áo còn ẩm cho trẻ vì như thế các vi khuẩn vẫn còn lưu lại dễ dàng gây viêm da và các bệnh truyền nhiễm khác.

    Giữ cho trẻ  luôn khô ráo và thoải mái
    Giữ cho trẻ luôn khô ráo và thoải mái
    Giữ cho trẻ  luôn khô ráo và thoải mái
    Giữ cho trẻ luôn khô ráo và thoải mái
  9. Trong mùa đông, vấn đề duy trì nhiệt độ ổn định là hết sức cần thiết. Bạn không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột dẫn đến cảm cúm nhanh chóng. Việc lạm dụng, sử dụng không đúng cách máy điều hòa, sưởi cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các bệnh về đường hô hấp gia tăng ở trẻ em, nhất là trẻ em khu vực thành thị. Chính vì vậy, không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột là một cách phòng bệnh hiệu quả không kém.


    Ngoài việc duy trì nhiệt độ phòng ở chế độ vừa phải, phụ huynh cũng cần hết sức lưu ý không cho thân nhiệt của trẻ thay đổi đột ngột. Khi cho trẻ vào hoặc ra phòng, cần cho trẻ ở khoảng không gian “trung gian” một lúc, để trẻ thích nghi với nhiệt độ ở môi trường mới.

    Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột
    Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột
    Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột
    Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột
  10. Một yếu tố mà các phụ huynh thường vô tình bỏ qua đó chính là giữ sức khỏe cho bản thân mình. Ngoài thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh mùa đông trực tiếp dành cho trẻ, những người xung quanh, có tiếp xúc gần với bé cũng cần bảo vệ bản thân mình. Lí do của việc làm này chính là để không mang bệnh và vô tình lây nhiễm cho trẻ. Hãy đảm bảo bản thân cũng thực hiện phòng bệnh đầy đủ như cách bạn làm cho con.

    Nếu chẳng may mắc bệnh, phụ huynh cần nhanh chóng cách ly khỏi các bé, hạn chế tiếp xúc: ôm, hôn,... để không lây bệnh. Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa đông có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm. Vì thế đừng để các bậc phụ huynh trở thành nguồn bệnh lây cho các bé nhé.

    Đảm bảo sức khỏe cho những người xung quanh bé
    Đảm bảo sức khỏe cho những người xung quanh bé
    Đảm bảo sức khỏe cho những người xung quanh bé
    Đảm bảo sức khỏe cho những người xung quanh bé




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy