Top 10 Cách phòng bệnh cho trẻ mùa nắng nóng

Huyền Trang 41 0 Báo lỗi

Thời tiết mùa hè nắng nóng không những gây cảm giác khó chịu mà còn khiến chúng ta dễ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em. Mùa hè cũng là thời điểm bùng phát các dịch ... xem thêm...

  1. Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt như rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đùa. Điều này giúp trẻ loại bỏ những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ đôi bàn tay. Rửa tay được xem như "liều vắcxin miễn phí" cho mọi người.


    Tắm gội hằng ngày tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bậm, mồ hôi ứ đọng, nhất là trẻ em; năng thay quần áo mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi nhất là những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm; cũng không để trẻ gãi hay "giết" rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da. Cần phải rửa tay thường xuyên nhiều lần trong ngày, rửa tay dưới vòi nước bằng xà phòng để đảm bảo an toàn cho bé, tránh các tiếp xúc có thể gây ra mầm bệnh cho da

    Vệ sinh thân thể sạch sẽ
    Vệ sinh thân thể sạch sẽ
    Vệ sinh thân thể sạch sẽ
    Vệ sinh thân thể sạch sẽ

  2. Mùa hè, thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể mất đi lượng lớn nước. Vì thế, cần uống đủ nước khi làm việc hay đi học, nhớ đội nón, đội mũ rộng vành... để không bị say nắng. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng nước thiết yếu cho trẻ trong ngày vào khoảng 50-60 ml tính trên mỗi kg thể trọng trong 24 giờ.


    Tuyệt đối không uống nhiều nước đá, không ăn những thức quá lạnh. Không để quạt điện xối thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi nằm sau khi vừa tắm xong.

    Cho trẻ uống nhiều nước
    Cho trẻ uống nhiều nước
    Cho trẻ uống nhiều nước
    Cho trẻ uống nhiều nước
  3. Mùa hè thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao. Để phòng bệnh mùa hè chúng ta phải làm tốt công vệ sinh sạch sẽ nơi ở, ăn chín uống sôi, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột, trong đó có một tỷ lệ đáng kể viêm não mà thủ phạm là virut đường ruột (như Ecoli,Enterovirut, ECHO, Coxackie...).


    Ngoài ra, để tránh trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống cho trẻ, nếu trẻ bị tiêu chảy nên bù nước cho đủ. Ngoài nước mát do nắng nóng kể trên, nên bù nước cho trẻ bằng việc cho uống dừa do nước dừa là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng như Canxi, Riboflavin, Vitamin C, Kali, Magie,...

    Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
    Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
    Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
    Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
  4. Phụ huynh cần chủ động tiêm ngừa phòng bệnh cho trẻ với tất cả những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi của trẻ bằng các loại vắc-xin sẵn có, giúp trẻ được bảo vệ tốt nhất. Hiện nay, một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em đã có vắc xin phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng và trong tiêm chủng dịch vụ, các bậc phụ huynh cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm các loại vắc xin để chủ động phòng bệnh cho trẻ.


    Tiêm chủng cho trẻ các loại bệnh mùa hè mà đã có vắc xin như: Viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ, thủy đậu, …Đây là biện pháp hiệu quả để chủ động phòng các bệnh truyền nhiễm.

    Tiêm ngừa phòng bệnh đủ liều, đúng lịch
    Tiêm ngừa phòng bệnh đủ liều, đúng lịch
    Tiêm ngừa phòng bệnh đủ liều, đúng lịch
    Tiêm ngừa phòng bệnh đủ liều, đúng lịch
  5. Diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực và hiệu quả nhất. Điều này đặc biệt cần thiết để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.


    Một số biện pháp:

    • Diệt phần “gốc” là loăng quăng, bọ gậy: Để diệt chúng, với những bể nước, chúng ta có thể thả cá, các bể nước ở công trình xây dựng có thể dùng hóa chất diệt. Thường xuyên rửa các chậu chứa nước. Muỗi truyền bệnh SXH thường đẻ ở mép nước nên có thể dùng bàn chải cọ kỹ mép dụng cụ.
    • Cần phun hóa chất kèm diệt bọ gậy
    • Sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát
    • Tránh để muỗi đốt: xua muỗi, đốt hương trừ muỗi, xoa thuốc chống muỗi lên những phần da hở; cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay; không để trẻ chơi ở ngoài trời khi xẩm tối, không để trẻ ở trần hay chơi ở những xó xỉnh, tối tăm, ẩm thấp; cho trẻ ngủ màn kể cả những giấc ngủ ban ngày nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
      Tiến hành diệt muỗi, bọ gậy quanh khu vực nơi ở
      Tiến hành diệt muỗi, bọ gậy quanh khu vực nơi ở
      Tiến hành diệt muỗi, bọ gậy quanh khu vực nơi ở
      Tiến hành diệt muỗi, bọ gậy quanh khu vực nơi ở
    • Phòng say nắng và say nóng cũng là một việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong mùa nắng nóng. Không nên cho trẻ ra ngoài trời lúc nắng nóng, nhiệt độ cao, trời oi bức. Nếu phải ra ngoài trời cần phải mặc quần áo che kín da và đội nón rộng vành che phủ vùng cổ, gáy. Không tắm biển hoặc sông, suối vào lúc còn nắng gắt.


      Cho trẻ uống nước thường xuyên, thêm nước cam vắt, nước chanh càng tốt; hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai, nhất là nước có gas. Nếu đi biển thì không cho các em bé tắm vào thời điểm từ 10h – 16h. Khi mà các em bé bị các tình trạng say nắng thì ngay lập tức đưa vào vùng râm mát, cho uống nước để bé hồi phục nhẹ nhàng và đưa đi khám sớm nhất có thể.

      Phòng say nắng và say nóng
      Phòng say nắng và say nóng
      Phòng say nắng và say nóng
      Phòng say nắng và say nóng
    • Nhóm bệnh liên quan đến thức ăn cũng là một trong những loại bệnh thường gặp ở trẻ. Để ngăn chặn nguy cơ gây bệnh, các gia đình cần phải kiểm soát thức ăn cho bé vào mùa hè, nhất là các em bé ở nhà một mình trong mùa hè tới đây. Các bà mẹ nên chuẩn bị sẵn thức ăn cho các con, tránh việc các bé tự tìm thức ăn và các bé không biết cách để làm cho thức ăn đó đảm bảo độ an toàn.


      Khi đi xa thì cũng cần có kế hoạch cho em bé về thức ăn, đặc biệt các em bé dưới 1 tuổi. Thông thường khi ở nhà thì thức ăn cho bé được chuẩn bị rất cẩn thận, thế nhưng đi xa có thể không được chuẩn bị như vậy, nên phải có kế hoạch đi đâu, ăn uống như thế nào cho các em bé dưới 1 tuổi. Thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm: ăn chín, uống chín, lựa chọn thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc. Không nên lạm dụng nước lạnh, nước đá. Cần uống đủ lượng nước hàng ngày, người lớn là 2 lít nước, trẻ em uống khi trẻ khát. Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

      Chuẩn bị sẵn thức ăn cho các con
      Chuẩn bị sẵn thức ăn cho các con
      Chuẩn bị sẵn thức ăn cho các con
      Chuẩn bị sẵn thức ăn cho các con
    • Ngoài các mầm bệnh liên quan đến thức ăn, ánh nắng thì khi sử dụng máy lạnh để giải tỏa cơn nóng cũng cần được lưu ý. Việc lạm dụng, sử dụng không đúng cách máy điều hòa trong những ngày nắng nóng cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các bệnh về đường hô hấp gia tăng ở trẻ em, nhất là trẻ em khu vực thành thị. Chính vì vậy, không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột là một cách phòng bệnh hiệu quả không kém.


      Ngoài việc duy trì nhiệt độ phòng ở chế độ mát vừa phải, phụ huynh cũng cần hết sức lưu ý không cho thân nhiệt của trẻ thay đổi đột ngột. Khi cho trẻ vào hoặc ra phòng lạnh, cần cho trẻ ở khoảng không gian “trung gian” một lúc, để trẻ thích nghi với nhiệt độ ở môi trường mới. Để không xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột, nếu sử dụng máy lạnh nên để nhiệt độ khoảng từ 25-27 độ và không nên cho luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào người.

      Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột
      Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột
      Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột
      Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột
    • Một yếu tố mà các phụ huynh thường vô tình bỏ qua đó chính là giữ sức khỏe cho bản thân mình. Ngoài thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh mùa nắng trực tiếp dành cho trẻ, những người xung quanh, có tiếp xúc gần với bé cũng cần bảo vệ bản thân mình. Lí do của việc làm này chính là để không mang bệnh và vô tình lây nhiễm cho trẻ. Hãy đảm bảo bản thân cũng thực hiện phòng bệnh đầy đủ như cách bạn làm cho con.


      Mùa nắng nóng độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi... bùng phát. Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm. Vì thế đừng để các bậc phụ huynh trở thành nguồn bệnh lây cho các bé nhé.

      Đảm bảo sức khỏe cho những người xung quanh bé
      Đảm bảo sức khỏe cho những người xung quanh bé
      Đảm bảo sức khỏe cho những người xung quanh bé
      Đảm bảo sức khỏe cho những người xung quanh bé
    • Sự phát triển thể chất và kỹ năng vận động trong những năm đầu đời của trẻ là rất quan trọng. Để đánh giá trẻ có phát triển toàn diện và đúng hướng hay không, cha mẹ cần phải theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của bé và dạy con tập luyện đúng cách. Vận động tốt cho quá trình phát triển thể lực của trẻ, đồng thời cũng giúp phòng tránh bệnh mùa hè cho trẻ. Tuy nhiên thời tiết nóng bức của mùa hè.


      Một số lưu ý:

      • Không nên để trẻ chơi ngoài trời nắng nhất là vào buổi trưa và xế chiều
      • Không để trẻ chơi quá lâu dưới phòng điều hòa có nhiệt độ thấp
      • Khi chơi trẻ ra nhiều mồ hôi làm ướt áo, cần thay cho trẻ ngay để không bị nhiễm lạnh gây viêm đường hô hấp
      • Không cho trẻ tắm ao, hồ, sống quá lâu mà không có sự giám sát của người lớn.
      Quan tâm chế độ vận động
      Quan tâm chế độ vận động
      Quan tâm chế độ vận động
      Quan tâm chế độ vận động




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy