Top 10 cách phòng bệnh loét dạ dày tá tràng hiệu quả nhất

Nobi Ta 1075 1 Báo lỗi

Loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh đường tiêu hóa thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn có tần suất mắc bệnh cao hơn trẻ em. Có ... xem thêm...

  1. Ăn đúng giờ là một thói quen tốt không những giúp ích cho quá trình tiêu hóa mà còn có tác dụng phòng bệnh loét dạ dày tá tràng. Bạn hãy tập dựng thời khóa biểu ăn uống vào giờ giấc cố định hợp lý. Tránh ăn trễ quá hoặc sớm quá sẽ gây rối loạn quá trình tiết dịch tiêu hóa của dạ dày dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng. Bữa sáng gần như là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Sau một khoảng thời gian kéo dài kể từ bữa tối ngày hôm trước, cơ thể cần được nạp năng lượng ngay để có thể khởi đầu ngày mới một cách thuận lợi, khoẻ mạnh. Thời điểm hoàn hảo nhất cho bữa sáng nằm trong khoảng 7 - 8h và các bạn cũng cần lưu ý, không nên ăn ngay khi vừa thức dậy mà hãy để cách ít nhất khoảng 30 phút. Trong thời gian đó, chúng ta hãy vận động cơ thể một chút và làm vệ sinh cá nhân. Bạn cũng không nên ăn sáng sau thời gian này bởi ăn muộn sẽ làm ảnh hưởng tới bữa trưa đó.


    Thời điểm tốt nhất để ăn trưa là khoảng 13h, tuy nhiên, tuỳ vào tình hình sắp xếp công việc, bạn có thể ăn trưa trong khoảng thời gian 12h30 - 14h đều được. Ăn trưa quá sớm sẽ khiến bạn ăn không thực sự ngon miệng, còn ăn quá muộn sẽ khiến dạ dày khó chịu, cơ thể mệt mỏi, uể oải vì đói và qua cơn đói, cơ thể không còn muốn ăn nữa, lâu dần sẽ dẫn tới chán ăn. Lưu ý, thời gian ăn trưa nên cách bữa sáng ít nhất 4 tiếng. Như vậy sẽ đảm bảo ngon miệng hơn và thuận lợi hơn cho việc tiêu hoá thức ăn. Thời điểm tốt nhất để ăn bữa tối là 18h30. Tuy nhiên, nếu công việc quá bận rộn, bạn có thể ăn muộn hơn một chút, chỉ cần đảm bảo bữa tối ăn trước 21h là được. Tương tự như bữa trưa và bữa sáng, ăn quá sớm thì không ngon, mà ăn quá muộn thì lại khiến dạ dày bị khó chịu. Hơn nữa, sau bữa tối sẽ là khoảng thời gian đi ngủ nên nếu ăn quá muộn còn khiến hệ tiêu hoá làm việc không hiệu quả, mỡ tích tụ, gây tăng cân, làm tăng kích thước vòng eo… Các bạn nên ăn tối trước khi đi ngủ ít nhất 3 tiếng. Cụ thể, nếu bạn thường đi ngủ lúc 22h thì hãy ăn tối vào khoảng 19h nhé!

    Ăn đúng giờ
    Ăn đúng giờ
    Ăn đúng giờ là một thói quen tốt không những giúp ích cho quá trình tiêu hóa mà còn có tác dụng phòng bệnh loét dạ dày tá tràng
    Ăn đúng giờ là một thói quen tốt không những giúp ích cho quá trình tiêu hóa mà còn có tác dụng phòng bệnh loét dạ dày tá tràng

  2. Cho dù công việc bận rộn như thế nào, để phòng bệnh loét dạ dày tá tràng hiệu quả, bạn nên tránh bỏ bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng. Trong suy nghĩ của nhiều người, bữa sáng chỉ là bữa ăn phụ. Vì thế, dù có thường xuyên bỏ qua bữa ăn này thì cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể do cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng ở hai bữa ăn còn lại. Tuy nhiên trên thực tế lại không phải vậy. Bữa ăn sáng là cách để bạn có thể bắt đầu một ngày học tập và làm việc tốt nhất. Những người có chế độ ăn sáng thường xuyên sẽ không bị thừa cân và trong suốt các bữa ăn đều cảm thấy ngon miệng hơn.


    Khi bỏ một cử ăn, dịch tiêu hóa vẫn được tiết ra trong khi dạ dày không có thức ăn. Điều này sẽ dẫn đến tăng khả năng mắc bệnh loét dạ dày. Dạ dày thì luôn co bóp, dịch vị thì tiết ra nhưng lại không có gì để tiêu hóa, lâu dần sẽ dẫn tới viêm loét dạ dày. Do nhu động ruột giảm, một số chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không được đào thải ra bên ngoài, nếu để lâu dần nó sẽ tạo thành sỏi gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Do vậy, bạn đừng bỏ bữa vì bất cứ lý do gì nhé.

    Không nên bỏ bữa ăn
    Không nên bỏ bữa ăn
    Bỏ bữa ăn chính là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, tá tràng
    Bỏ bữa ăn chính là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, tá tràng
  3. Rất nhiều người có thói quen sinh hoạt không đúng giờ giấc, nhất là việc thức quá khuya. Tuy nhiên đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng làm cơ thể bạn gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó có nguy cơ mắc phải bệnh viêm loét dạ dày do thức khuya lên tới 75%. Toàn bộ cơ thể của bạn như một chiếc đồng hồ sinh hoạt, ngay trong khi cơ thể chìm vào giấc ngủ thì môt số cơ quan bên trog cơ thể vẫn hoạt động bình thường nhằm duy trì hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên khi bạn thức quá khuya thì làm cho quá trình hoạt động đó bị ảnh hưởng gây nên các bệnh điển hình là viêm loét dạ dày.


    Chỉ khi cơ thể chìm vào giấc ngủ sâu thì dạ dày mới được nghỉ ngơi để các bộ phận khác hoạt động, nhưng thức khuya lại làm cơ thể tiêu hao năng lượng dạ dày không được nghỉ ngơi và vẫn liên tục hoạt động, nếu như tình trạng này diễn ra thường xuyên thì nguy cơ dạ dày bị quá tải dẫn tới việc tiết acid dịch vị quá nhiều làm niêm mạc thành dạ dày bị tấn công và gây nên viêm loét, xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm. Để phòng ngừa viêm loét dạ dày do thức khuya gây ra thì việc tiến hành đi ngủ đúng giờ là một khuyến cáo cần thiết, bởi không chỉ giúp bảo vệ dạ dày mà việc ngủ đúng giờ còn giúp cho các cơ quan khác không bị xâm hại như gan, thận, da, tim mạch...Thời gian tốt nhất để cơ thể cần được nghỉ ngơi đó là lúc 10h tối.

    Hạn chế thức khuya
    Hạn chế thức khuya
    Thức khuya là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, tá tràng
    Thức khuya là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, tá tràng
  4. Những bệnh nhân đang mắc các bệnh về dạ dày luôn được bác sĩ khuyến nghị nên tránh hoặc tuyệt đối không được ăn cay hoặc các món ăn có chứa gia vị cay nóng như tương ớt, ớt xay, lẩu cay, kim chi… Những người bị đau dạ dày cũng không còn lạ lẫm với các cơn đau ập tới bất ngờ khi ăn các đồ ăn cay nóng. Các cơn đau có thể từ âm ỉ hoặc quặn thắt tùy vào tình trạng bệnh dạ dày của mỗi người. Riêng với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nặng, ngay khi ăn đồ ăn cay hoặc uống rượu, niêm mạc dạ dày sẽ phản ứng ngay lập tức với dấu hiệu đau thượng vị, buồn nôn, mệt mỏi.


    Vậy vi sao ăn cay lại gây ra các tình trạng trên đối với dạ dày? Vì các chất tạo vị cay như habaneros, capsaicin, jalapenos và poblanos trong ớt, tỏi, tiêu… khi tiếp xúc với niêm mạc dạ dày nhiều sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng. Đối với những người bệnh về dạ dày, chất cay sẽ kích thích các vết viêm, loét làm tình trạng này trở nên trầm trọng hơn, thậm chí là gây ra xuất huyết. Ăn nhiều hoặc thường xuyên những loại thức ăn cay nóng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến loét dạ dày tá tràng. Thức ăn cay nóng có chứa những chất ăn mòn niêm mạc dạ dày, đồng thời, chúng cũng kích thích dạ dày bài tiết nhiều axit. Vì vậy, để phòng bệnh, bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn cay nóng nhé!

    Hạn chế thức ăn cay nóng
    Hạn chế thức ăn cay nóng
    Không nên ăn cay hoặc các món ăn có chứa gia vị cay nóng
    Không nên ăn cay hoặc các món ăn có chứa gia vị cay nóng
  5. Bên cạnh việc gây ảnh hưởng đến lá phổi và tim mạch, hút thuốc lá cũng gây nhiều nguy hại cho hệ tiêu hóa của bạn, đặc biệt là dạ dày. Đừng ngạc nhiên khi bạn bị viêm loét dạ dày dù chẳng bao giờ nhịn đói. Chỉ cần hút thuốc cũng đủ khiến dạ dày của bạn có nguy cơ mắc hàng tá bệnh lý khác nhau về đường tiêu hóa, bất kể bạn có lối sống ăn uống khoa học đến đâu. Cụ thể, trong khói thuốc lá chứa hàm lượng chất độc nicotin rất cao, loại chất này đã được chứng minh là có khả năng kích thích và phá hủy thần kinh, cơ quan hô hấp và các bộ phận khác trong cơ thể.


    Ở những người bị viêm loét dạ dày tá tràng thì chất nicotin có trong khói thuốc lá khi được hít vào trong sẽ kích thích sản sinh nhiều chất cortisol - tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh nếu như người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP. Bên cạnh đó, thuốc lá còn kích thích niêm mạc dạ dày sản sinh ra chất endothelin làm cho cơ chế tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày bị suy yếu. Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến vùng niêm mạc dạ dày và ngăn cản không cho dạ dày bài tiết ra chất nhầy. Do vậy, những đối tượng có hút thuốc lá, đặc biệt là những người hút thuốc lá thường xuyên với số lượng nhiều rất dễ bị viêm loét dạ dày tá tràng. Vì vậy, để phòng bệnh hiệu quả, bạn không nên hút thuốc lá.

    Nói không với thuốc lá
    Nói không với thuốc lá
    Hút thuốc lá cũng gây nhiều nguy hại cho hệ tiêu hóa của bạn, đặc biệt là dạ dày
    Hút thuốc lá cũng gây nhiều nguy hại cho hệ tiêu hóa của bạn, đặc biệt là dạ dày
  6. Uống nhiều rượu bia, sẽ kích thích tiết ra lượng acid nhiều khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Mà biểu hiện rõ ràng nhất là cảm giác nóng bụng, bụng trướng lên, hơi thở nóng và gấp hơn, đau thắt bụng. Sau một thời gian dùng, rất dễ nhận ra triệu chứng bệnh đau dạ dày, hệ tiêu hóa gặp phải trục trặc khi bị đầy hơi và khó tiêu hơn và có thể bị viêm dạ dày. Khi uống rượu bia, men xúc tác sẽ chuyển hóa rượu thành acetaldehyd (90% chuyển hóa thành dạng này), sau đó chuyển thành acetate. Không chỉ gây tổn thương đến tế bào gan mà chúng còn ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa và cũng là chất độc với các tạng trong cơ thể. Tình trạng khó tiêu, chán ăn, đầy bụng… là những triệu chứng điển hình cho tác hại của bia rượu.


    Uống nhiều rượu bia, sẽ làm gia tăng áp lực carbon dioxide trong dạ dày, khiến các tổn thương tại ổ viêm trở nên nặng nề hơn, có thể gây loét dạ dày và thủng dạ dày. Chất CO2 có trong bia rượu khi vào cơ thể còn làm tăng axit dạ dày, gây đau bụng dữ dội do vết loét kịch phát. Vì vậy, để bảo vệ dạ dày, tá tràng bạn cần hạn chế uống rượu ở mức thấp nhất. Không uống rượu khi đói. Trước khi uống rượu nên ăn nhẹ có thể sử dụng các sản phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh mỳ, khoai tây, các sản phẩm chiên rán, hoặc sữa để giảm những tác hại mà nó gây ra. Đồng thời, tránh một số thực phẩm tăng tiết dịch vị gây tổn thương dạ dày như các loại quả cóc, xoài, ớt, gia vị như hạt tiêu... Khi có những triệu chứng mệt mỏi, ăn uống kém, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng vùng thượng vị cần đi khám để phát hiện sớm những tổn thương của dạ dày.

    Hạn chế uống rượu bia
    Hạn chế uống rượu bia
    Uống nhiều rượu bia, sẽ kích thích tiết ra lượng acid nhiều khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương
    Uống nhiều rượu bia, sẽ kích thích tiết ra lượng acid nhiều khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương
  7. Hệ thống tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh ruột - giao tiếp với hệ thống thần kinh trung ương. Khi có sự căng thẳng thì hệ tiêu hóa bị ngưng trệ do hệ thống thần kinh trung ương của bạn tắt lưu lượng máu, ảnh hưởng đến các cơn co thắt của cơ bóp tiêu hóa, giảm tiết cần thiết cho việc tiêu hóa nên bạn dễ bị bệnh dạ dày do stress, đặc biệt nhiễm vi khuẩn HP. Stress có thể gây ra sự co thắt ở thực quản, làm tăng axit trong dạ dày của bạn gây ra chứng khó tiêu. Không phải tất cả các trường hợp viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày do stress gây ra, nhưng sự căng thẳng có thể khiến hệ tiêu hóa của bạn trở nên tồi tệ hơn, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và liên tục thì sẽ gây viêm dạ dày.


    Bệnh dạ dày có đặc điểm tiến triển nhanh nếu không được điều trị dứt điểm bệnh sẽ phát triển với những cơn đau co thắt dữ dội và đôi khi khiến cho bệnh nhân nôn mửa, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày và nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh. Để điều trị bệnh đau dạ dày do stress hiệu quả thì cần có những hướng điều chỉnh phù hợp, cân đối lại công việc, cuộc sống của mình được một cách hợp lý. Nếu mọi căng thẳng, mệt mỏi và stress được hạn chế một cách triệt để kết hợp cùng một lối sống khoa học, lành mạnh thì việc điều trị bệnh là rất dễ, rất khả quan. Người bệnh cần điều chỉnh lại lịch sinh hoạt điều độ và sắp xếp công việc của mình phù hợp để giảm stress. Ăn uống lành mạnh, đủ chất và hạn chế các thực phẩm có tính kích thích cao đối với dạ dày như đồ uống có cồn, có chứa chất kích thích, các thực phẩm có tính lên men, tính axit...

    Đừng để tâm lý thường xuyên căng thẳng, lo âu
    Đừng để tâm lý thường xuyên căng thẳng, lo âu
    Stress là nguyên nhân gây bệnh về dạ dày
    Stress là nguyên nhân gây bệnh về dạ dày
  8. Đau dạ dày có thể do nhiều bệnh lý như: Viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, chảy máu, ung thư... Việc sử dụng thuốc Tây y không đúng cách cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Không phải ai sử dụng cùng một loại thuốc cũng đều bị đau dạ dày. Tác dụng phụ gây đau dạ dày của thuốc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sử dụng thuốc có đúng cách, đúng chỉ định bác sĩ không, có tiền sử mắc bệnh dạ dày không, sử dụng thuốc kết hợp... Nếu sử dụng thường xuyên hoặc dùng với liều lượng lớn, thuốc chống đau và chống viêm nhóm steroid dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng. Người bệnh gặp biểu hiện nôn, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, chảy máu dạ dày tá tràng,...

    Nguyên nhân do thuốc sử dụng qua đường uống vào dạ dày nhưng kém hòa tan trong môi trường acid của dạ dày. Nó tích tụ thành đám trong dạ dày, gây ức chế lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến acid dạ dày ăn mòn, gây tổn thương lớp niêm mạc. Ngoài ra, một số thuốc không thuộc nhóm steroid khác như celecoxib, Celebrex... thường dùng trong điều trị thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, điều trị triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt, giảm lượng polyp ở kết tràng và trực tràng có thể làm tăng tiến triển của bệnh viêm loét dạ dày. Thuốc Betaserc chuyên điều trị hội chứng rối loạn tiền đình cũng có thể gây tác dụng phụ đến dạ dày, tá tràng, nhất là người có tiền sử bệnh lý.

    Hạn chế uống thuốc kháng viêm
    Hạn chế uống thuốc kháng viêm
    Thuốc kháng viêm có thể gây bệnh về dạ dày
    Thuốc kháng viêm có thể gây bệnh về dạ dày
  9. Nói đến tác dụng phòng ngừa bệnh tật, tập thể dục là một trong các bài thuốc tốt nhất chúng ta có”, David Katz, Đại học Yale (Mỹ), cho biết. Bất kể độ tuổi nào với phương pháp luyện tập nào đều có lợi. Bạn hãy dành ra khoảng thời 30 - 60 phút mỗi ngày cho việc tập luyện thể dục, thể thao. Bạn có tin rằng việc hoạt động thường xuyên sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh, máu được lưu thông tốt hơn đồng nghĩa với việc giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, phòng tránh được các bệnh về tim mạch và cao huyết áp. Theo nhiều nghiên cứu, việc tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần sẽ giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể cũng như tăng khả năng đề kháng lại bệnh tật của dạ dày. Vì vậy, để phòng bệnh loét dạ dày tá tràng, bạn nên duy trì chế độ tập thể dục đều đặn.


    Tập thể dục đều đặn còn hỗ trợ bạn phòng chống đau lưng, loãng xương. Công việc văn phòng khiến bạn ngồi lì một chỗ cả ngày dài khiến các khớp xương đau nhức, tê mỏi và sẽ kém đàn hồi dần theo tuổi tác. Để xương trở lên chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương bạn có thể duy trì việc đi bộ,chạy bộ hay leo cầu thang sẽ giảm thiểu đáng kể chứng đau mỏi xương. Vận động thực sự giúp bạn hạn chế rủi ro ung thư. Theo Fox News, các nhà khoa học đã phân tích thông tin từ 1,4 triệu người Mỹ và châu Âu trong 11 năm về mức độ tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ, bơi, chạy trong thời gian rảnh rỗi. Kết quả thật bất ngờ khi những người lười vận động có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với người thể dục đều đặn.

    Duy trì chế độ tập thể dục đều đặn
    Duy trì chế độ tập thể dục đều đặn
    Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh tật
    Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức khỏe, phòng tránh bệnh tật
  10. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người, chỉ khi có sức khỏe con người mới có thể học tập, làm việc, vui chơi, sống vui vẻ và có ích. Khám sức khỏe định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện trách nhiệm của mỗi người đối với sức khỏe bản thân. Phòng bệnh bao giờ cũng hiệu quả, nhẹ nhàng hơn chữa bệnh. Một người trông có vẻ ngoài khỏe mạnh nhưng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Có những bệnh lý nghiêm trọng đôi khi phát hiện tình cờ khi siêu âm, chụp phim X-quang... khi khám sức khỏe mặc dù người bệnh không hề có triệu chứng gì. Nếu các bệnh lý nghiêm trọng không được phát hiện sớm, khi phát hiện đã ở mức độ nặng thì việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn, tốn kém và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

    Theo đó, việc khám sức khỏe định kỳ giúp mỗi người hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, bởi khi đi khám sức khỏe, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe một cách toàn diện thông qua khám tổng quát, khám chuyên khoa, thực hiện các xét nghiệm và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm, CT... Thông qua kết quả khám, các bác sĩ không những giúp đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại mà còn giúp dự đoán các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh trong tương lai. Khám sức khỏe định kỳ không những giúp phòng bệnh loét dạ dày tá tràng mà còn giúp phát hiện các yếu tố nguy cơ của bệnh để khắc phục hoặc điều trị kịp thời. Đồng thời, việc khám sức khỏe định kỳ còn giúp phát hiện sớm một số bệnh khác ngoài bệnh loét dạ dày tá tràng như hẹp môn vị, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày, polyp dạ dày...

    Khám sức khỏe định kỳ
    Khám sức khỏe định kỳ
    Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh tật
    Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh tật




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy